1. Ăn uống cân bằng
Một lối sống lành mạnh khoa học sẽ giúp tăng cường sức khỏe và tránh được nhiều bệnh mãn tính: giảm được 55% số người tăng huyết áp (THA), xuất huyết não, 75% số người bị nhồi máu cơ tim, 50% số người mắc đái tháo đường, 1/3 số người bị ung thư và tuổi thọ trung bình sẽ tăng thêm 10 năm.
Thức ăn phù hợp để cơ thể không quá béo cũng không quá gầy, mỡ máu bình thường, máu không quá đặc cũng không quá loãng. Các thức này không phải tìm kiếm đâu xa, phần lớn chỉ là những đồ ăn thức uống rất quen thuộc như: rượu vang đỏ, canh nấm, canh xương; thậm chí cả những thức tưởng rất bình dân nhưng lại có tác dụng đặc biệt tốt vừa bổ dưỡng vừa phòng ngừa được nhiều bệnh như: trà xanh, sữa chua, sữa đậu nành; kiều mạch, khoai lang trắng, khoai lang đỏ, khoai tây, củ từ, yến mạch, kê, đậu, rau như: cà rốt, bí đỏ, mướp đắng, cà chua, tỏi, rong biển… Chẳng hạn 1g rong biển bằng 1.000g tổng hợp các loài rau, nguồn chất dinh dưỡng lại đặc biệt phong phú, toàn diện, cân bằng, kiềm tính.
Đương nhiên, không hề xem nhẹ các loại thịt nhưng cũng cần phải biết nên lựa chọn loại thịt nào. Các nhà khoa học nhận thấy động vật càng nhỏ thì chất lượng protein càng tốt. Ăn thịt động vật 4 chân không tốt bằng thịt động vật 2 chân, thịt động vật 2 chân không tốt bằng động vật nhiều chân. Người cao tuổi, nhất là cơ thể suy nhược nên ăn cá, đặc biệt cá bé, tôm bé ăn được cả con, ăn cả đầu lẫn đuôi tốt hơn ăn cá to, tôm to.
Ăn uống cân bằng cụ thể như sau:
Về Uống:
– Trà xanh có chất trà đa phân có khả năng chống ung thư cộng flour làm bền răng, tiêu diệt vi khuẩn, chữa được sâu răng, chất trà cam ninh nâng cao độ bền huyết quản, làm cho huyết quản và mạch máu não khó bị vỡ; chống bức xạ.
– Rượu vang đỏ: Trong vỏ quả nho có chất nghịch chuyển thuần, tác dụng chống suy lão, chống oxy hóa, chống bệnh tim, phòng tim ngừng đập đột ngột (đột quỵ), ngoài ra rượu vang đỏ còn làm hạ huyết áp, hạ mỡ máu, nhưng với rượu vang đỏ, mỗi ngày cũng không được uống quá 50 – 100 cc, cần lưu ý: ăn quả nho đỏ chỉ rửa sạch và ăn cả vỏ, nho trắng và rượu trắng không có tác dụng trên mà còn gây chứng làm đặc máu; với rượu trắng, mỗi ngày không được uống quá 5 – 10 cc.
– Sữa đậu nành có chứa đường quả khiến cơ thể có thể hấp thụ 100%, ngoài ra còn kali, magnesium, calci (hàm lượng calci nhiều hơn trong sữa bò), chất dị hoàng đồng chữa ung thư vú, ung thư trực tràng, ung thư kết tràng; theo giáo sư, muốn phòng chống ung thư, nhất thiết phải uống sữa đậu nành.
– Sữa chua: Duy trì cân bằng vi khuẩn.
– Canh xương có chất uyển giao tốt cho cơ thể.
– Canh nấm: Nâng cao khả năng miễn dịch.
Về Ăn:
– Cốc:
+ Đặc biệt là ngô, còn được gọi là cây vàng vì trong ngô già có nhiều chất noãn ân chi, á dụ toan, cốc vật thuần, vitamin E chống cao huyết áp, xơ vữa động mạch (giáo sư Tề Quốc Lực sống ở Mỹ, rất khỏe, tuy đã trên 70 tuổi giọng nói vẫn vang vang, mặt không có nếp nhăn là do giáo sư kiên trì ăn cháo ngô 6 năm liền). Người Mỹ nguyên thủy, người da đỏ không bị cao huyết áp và xơ vữa động mạch là do họ ăn ngô.
+ Kiều mạch: ba hạ: huyết áp cao, mỡ máu cao, đường máu cao. Kiều mạch còn có 18% xenluylo khiến người ăn kiều mạch không bị viêm dạ dày, viêm đường ruột, chống ung thư trực tràng, ung thư kết tràng.
+ Các loại khoai: Khoai lang trắng, khoai lang đỏ, khoai tây, củ từ, chúng có 3 tác dụng – hấp thụ nước, làm trơn đường ruột khiến không bị ung thư trực tràng, ung thư kết tràng – hấp thụ mỡ và đường khiến không bị đái tháo đường – hấp thụ độc tố chống viêm dạ dày, viêm đường ruột.
+ Yến mạch: Làm hạ huyết áp, hạ mỡ máu.
+ Kê: Tác dụng: trừ thấp, kiện tỳ, trấn tĩnh, ngủ ngon. Không nên dùng thuốc an thần (ít nhiều đều có độc), thay vào đó nên ăn kê.
+ Đậu nành: Nhiều prôtêin, prôtêin của 1 lạng đậu nành bằng 2 lạng thịt nạc, bằng 3 lạng trứng gà, bằng 4 lạng gạo. Đậu nành là hoa của dinh dưỡng, là vua các loại đậu, trong đậu nành có chất dị hoàng đồng, tác dụng phòng, chống ung thư tuyến vú, ăn sáng bằng sữa đậu nành và óc đậu rất tốt.
– Rau:
+ Rau xanh: Chống bức xạ, trong đó:
+ Cà rốt: Có tác dụng dưỡng mắt, chống quáng gà, bảo vệ niêm mạc, dưỡng tóc, dưỡng da, dưỡng niêm mạc, ăn cà rốt nhiều ít bị cảm, nó còn chống bức xạ.
+ Bí đỏ: Kích thích tế bào tụy sản sinh ra insulin, thường xuyên ăn bí đỏ không bị đái tháo đường.
Ăn nhiều rau xanh rất tốt cho sức khỏe
+ Mướp đắng: Tiết ra insulin, thường xuyên ăn mướp đắng không bị đái tháo đường.
+ Cà chua: Ăn cà chua sẽ không mắc ung thư nhưng cà chua ăn sống không có tác dụng; phải đun nóng cà chua mới tách ra được chất chống ung thư, vì vậy hãy ăn cà chua theo kiểu xào với trứng, nấu canh cà chua hay ăn canh trứng gà cà chua.
+ Tỏi: Là vua chống ung thư. Tỏi không được ăn nóng vì hết tác dụng. Phải thái nhánh tỏi thành từng lát, để từng lát trong không khí độ 15 phút, kết hợp với oxy, tỏi mới phát sinh ra chất tỏi hay đại toán tố chống ung thư.
2. Vận động có oxy
Vận động cũng là yếu tố quan trọng cho sức khỏe, trong đó đi bộ là cách rèn luyện sức khỏe tốt nhất cho mọi lứa tuổi, đặc biệt với người cao tuổi. Người Trung Hoa xưa rất có lý khi nhận định: “Nước chảy thì không thối; vận động làm cho thức ăn dễ tiêu hóa, máu được lưu thông, bệnh tật được tiêu trừ”… Không vận động hoặc ít vận động sẽ dẫn đến trì trệ và bệnh tật. Tất nhiên, phải là một chế độ vận động hợp lý phù hợp với tuổi tác và tình trạng sức khỏe. Khoa học đã chứng minh đi bộ giúp mạch máu mềm trở lại, đồng thời làm giảm mỡ máu. Vậy đi bộ thế nào là tốt nhất? Tốt nhất nên đi bộ trên 3km, thời gian trên 30 phút, mỗi tuần ít nhất 5 lần. Sau khi đi bộ, nhịp tim + số tuổi phải bằng 170. Nếu nhịp tim quá nhanh là quá sức; nếu nhịp tim chậm hơn cần tăng thêm thời gian và độ dài quãng đường đi. Người có bệnh tim, nhất là người cao tuổi, tuổi trung niên nên tập luyện vào buổi chiều tối sau ăn 45 phút. Người cao tuổi nên tự đi bộ lên cầu thang, hạn chế dùng thang máy để giảm đái tháo đường, nhồi máu cơ tim, xơ cứng mạch vành, THA. Tất nhiên, thời gian đi bộ cần phù hợp tuổi tác, thời tiết.
Ngoài đi bộ, người cao tuổi cũng nên tập thái cực quyền, luyện khí công. Theo quy luật đồng hồ sinh học, buổi sáng thân nhiệt cao, huyết áp tăng, nội tiết tố thượng thận cao gấp 4 lần buổi tối. Tập luyện buổi sáng sớm rất nguy hiểm. Buổi sớm chỉ nên đi bộ, thể dục nhẹ, đi thái cực quyền, luyện khí công.
Để tránh nguy cơ nhồi máu cơ tim, tụt huyết áp, người cao tuổi nên thực hiện 3 cái nửa phút và 3 cái nửa giờ, đó là: nếu đêm cần thức dậy, hãy nằm yên trên giường nửa phút – ngồi trên giường nửa phút rồi hãy đặt chân xuống đất nửa phút – nửa phút sau hãy đứng dậy đi; buổi sáng đi bộ nửa giờ – buổi trưa ngủ nửa giơ – buổi tối đi bộ nửa giờ.
3. Trạng thái tâm lý
Tâm trạng ảnh hưởng rất nhiều đến việc phát sinh và phát triển các bệnh tim mạch nên thực hiện: hãy quên đi quá khứ, không câu nệ hiện tại, tận hưởng cái sung sướng có được hôm nay, lạc quan yêu đời nhìn về tương lai. Hãy quên tuổi già, quên bệnh tật… một tinh thần cởi mở, yêu đời và tính cách lương thiện, rộng lượng, lao động cần cù, vận động vừa sức sẽ giúp con người trường thọ. Nếu trạng thái tâm lý không tốt thì ăn uống, tập luyện cũng vô ích.
Trong lối sống lạc quan thì cười được coi là một tiêu chuẩn sức khỏe, cười không chỉ ở tuổi tác mà là tâm thái. Cười đặc biệt tốt cho đường hô hấp và đường tiêu hóa. Cười tránh được rất nhiều bệnh: thiên đầu thống, đau lưng, viêm khớp, táo bón, ung thư dạ dày, ruột vì khi cười tuần hoàn phát triển. Cuối cùng, người cao tuổi cần coi sức khỏe là trung tâm, có sức khỏe là có tất cả; trong sinh hoạt đời thường cần thoáng một chút: bao dung, thoải mái, tự nhiên đối với mọi người, mọi việc; lấy việc giúp người làm vui, lấy việc hiểu biết làm vui, hài lòng với cuộc sống hiện có.
Như vậy, bí quyết sống lâu không phải đâu xa, mà ngay trong tay mỗi người, do chính mỗi người quyết định.
Bài viết liên quan
- Những vitamin và chất khoáng quan trọng nhất cho não
- Bệnh viêm phổi không điển hình ở trẻ
- Thiếu Oxy não là gì?
- Điều nên biết về U xơ tử cung
- Chăm sóc gan và một số điều cần lưu ý
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng thực phẩm
- Viêm khớp ngón tay cái
- Bệnh về gan gây cản trở khả năng đi lại
- Liệu ăn quá nhiều chất xơ có bị co thắt…
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng men vi sinh