Gan đóng một vai trò quang trọng trong việc trung hòa lượng đường trong máu và có chức năng đáp ứng việc hấp thu hàm lượng carbohydrate. Sau khi bạn ăn, gan sẽ chứa glucose và qua một đêm hay trong giữa bữa ăn nó sản xuất ra lượng glucose mới. Cơ thể của bạn sản sinh ra hormone để cố gắng giữ mức đường trong máu ổn định, và bằng cách ăn ngủ cốc nguyên hạt và không bỏ bữa bạn có thể có được sự cân bằng này trong cơ thể.
Lượng đường trong máu
Cơ thể của bạn điều chỉnh lượng đường trong máu bằng nhiều cách. Khi bạn tiêu thụ carbohydrate thì lượng đường trong máu của bạn tăng lên, và tiếp đó tuyến tụy của bạn sẽ giải phóng chất insulin. Insulin là hormone mang glucose vào các tế bào mà cơ thể của bạn sử dụng làm năng lượng. Mặt khác, nếu bạn không ăn trong vài giờ, hoặc qua một đêm, gan của bạn sẽ sản sinh ra glucagon, một loại hormone khác, là tín hiệu phải tăng lượng đường trong máu. Sự cân bằng trong việc trung hòa lượng đường trong máu trong cơ thể liên quan đến những hormone này và các thực phẩm mà bạn đã ăn. Khi ngủ qua đêm tất nhiên bạn không cần ăn, tuy nhiên, vào ban ngày ăn đầy đủ và đúng bữa cho bạn sức khỏe tốt hơn.
Gan
Gan là bộ phận lớn nhất và nó có chức năng là trung hòa lượng đường trong máu. Nó chứa glucose dưới dạng glycogen, được sản sinh trong thời gian ngủ qua đêm hay trong thời gian không ăn uống gì. Trong thời gian này, glucagon sẽ được tiết ra, là dấu hiệu glycogen đã bị chuyển hóa thành glucose để cung cấp năng lượng và điều hòa máu. Sau khi ăn, lượng glucose được giữ lại trong gan và nguồn glycogen dự trữ được bổ sung. Nguồn cung cấp năng lượng duy nhất cho các tế bào trong não là glucose, làm cho việc duy trì nồng độ máu tốt cần thiết cho cuộc sống.
Carbohydrate trong chế độ ăn
Carbohydrate hầu như được tìm thấy trong bánh mì, mì ống, gạo và các loại ngũ cốc khác, cũng như trong các loại trái cây, rau quả, thức ăn nhanh, bánh kẹo và đường tự nhiên được tìm thấy trong sữa. Khi bạn ăn những thực phẩm này, chúng được chia thành các glucose hoặc là được chuyển hóa thành năng lượng cho cơ thể hoặc là được giữ lại trong gan và các cơ. Một số loại thực phẩm đơn giản chứa carbohydrate như là nước hoa quả, kẹo, đường và xi rô có thể thể làm tăng lượng đường trong máu lên, trong khi tinh bột, ngũ cốc như lúa mì, đậu và các loại thực phẩm có chứa chất xơ sẽ làm lượng đường trong máu của bạn tăng lên chậm hơn. Bạn nên giảm lượng đường trong chế độ ăn uống, không quá 5 đến 15% calo đến từ lượng đường tăng thêm và chất béo rắn.
Carbohydrate đơn giản và phức tạp
Carbohydrate có thể được chia thành carbohydrate đơn giản hoặc carbohydrate phức tạp. Carbohydrate đơn giản còn được biết là ngũ cốc tinh chế, được tiêu hoác một cách nhanh và làm lượng đường trong máu cũng tăng lên một cách nhanh chóng. Các loại ngũ cốc tinh chế như là lớp vỏ dày ở bánh pizza, bánh quế, bánh mì trắng, bánh quy và các loại đồ ăn nhẹ. Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ cho biết, trong một chế độ ăn 2000 calo, bạn không nên ăn quá 3 ounce ngũ cốc tinh chế, và thay thế chúng với carbohydrate phức tạp hay ngũ cốc nguyên hạt. Các loại bột ngu cốc được làm từ các loại hạt cung cấp cho bạn hàm lượng cao chất xơ và các chất dinh dưỡng khác như Vitamin B. Hầu hết người Mỹ không ăn đủ các loại ngũ cốc nguyên hạt, vì vậy để tăng lượng carbohydrate trong chế độ ăn, họ đã ăn thêm các loại đồ ăn như mì ống, gạo nâu, yến mạch, bánh mỳ làm từ múa mì hay bắp rang.
Dược sĩ Hưng
Giải Độc Gan An Bình
Gan tốt – Sức khỏe tốt
Xem chi tiết tại đây.
Bài viết liên quan
- Những vitamin và chất khoáng quan trọng nhất cho não
- Bệnh viêm phổi không điển hình ở trẻ
- Thiếu Oxy não là gì?
- Điều nên biết về U xơ tử cung
- Chăm sóc gan và một số điều cần lưu ý
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng thực phẩm
- Viêm khớp ngón tay cái
- Bệnh về gan gây cản trở khả năng đi lại
- Liệu ăn quá nhiều chất xơ có bị co thắt…
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng men vi sinh