Viêm loét đại tràng, thường được gọi là viêm đại tràng, là một rối loạn ruột già mãn tính với các triệu chứng viêm và loét đại tràng. Viêm đại tràng là một dạng bệnh viêm đường ruột, hay IBD. Những người bị viêm đại tràng nên duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý và tránh những loại thực phẩm khiến các triệu chứng của bệnh nặng thêm. Theo đánh giá của một bài viết được xuất bản trong ” Bệnh đường ruột và Tiêu hóa” vào năm 2012, khoảng 28,9 phần trăm người Mỹ trưởng thành áp dụng cách chữa bệnh theo y học cổ truyền Trung Quốc, trong đó có cả các sản phẩm thảo dược, một số trong các loại đó có thể có lợi cho người bị viêm đại tràng. Tuy nhiên, người bệnh luôn phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thảo dược nào để chữa bệnh.
Một số loại thảo mộc
Theo Tạp chí “Bệnh đường ruột và tiêu hóa” đánh giá, một số nghiên cứu đã thử nghiệm việc đưa các thảo dược vào quà trình điều trị bệnh viêm đại tràng. Các loại thảo dược phổ biến có thể hỗ trợ bệnh viêm đại tràng là: lô hội, một loài cây nhiệt đới được biết đến với tác dụng chống viêm. Boswellia serrata, còn được gọi là nhựa hương Ấn Độ, có chứa axit boswellic. Loại axit này có tác dụng chống viêm và chống tiêu chảy khi bị viêm đại tràng. Butyrate là một chất bổ sung đã được chứng minh là có lợi cho bệnh viêm đại tràng, chất này có hai dạng: dạng viên nang và dạng thuốc xổ. Các loại thảo mộc khác cũng đã được nghiên cứu là chúng có lợi cho bệnh nhân viêm đại tràng bao gồm cam thảo, cây du trơn, chiết xuất tormentil, lúa mì, curcumin (Curcumin là thành phần chính của curcuminoit – một chất trong củ nghệ), lúa mạch, bromelain và psyllium.
Tính hiệu quả của các loại thảo mộc
Một nghiên cứu được công bố trong năm 2004 cho thấy điều trị với gel lô hội giúp 30% người tham gia thuyên giảm bệnh viêm ruột kết và 47% người khác có các phản ứng tích cực. “Planta Medica” công bố một nghiên cứu vào năm 2001, phát hiện ra rằng 70% người bị viêm đại tràng mãn tính đã thuyên giảm sau khi được điều trị bằng các loại nhựa trong cây nhựa hương của Ấn Độ. Trong một nghiên cứu được công bố trong “Bệnh tiêu hóa và Khoa học” vào năm 2000, các nhà khoa học nhận thấy rằng những bệnh nhân viêm đại tràng được điều trị với sự kết hợp của Butyrate và Mesalamin thì bệnh tình được cải thiện hơn một chút so với bệnh nhân viêm đại tràng được điều trị chỉ với Mesalamin. Cam thảo, curcumin, lúa mạch, bromelain và psyllium được nghiên cứu ít hơn nhưng mang lại lợi ích cho những bệnh nhân viêm đại tràng.
Cơ chế hoạt động của các loại thảo mộc
Các loại thảo mộc như lô hội, nhựa hương, butyrate, curcumin và bromelain được biết đến với tác dụng chống viêm ở những bệnh nhân viêm đại tràng. Vì các triệu chứng chính của bệnh viêm ruột kết gây ra bởi viêm đại tràng, do đó các loại thảo mộc chống viêm là biện pháp hữu hiệu nhất cho các triệu chứng viêm đại tràng. Các loại thảo mộc khác, chẳng hạn như cam thảo, được sử dụng vì chúng có lợi ích tích cực cho hệ thống miễn dịch. Cây du trơn và chiết xuất tormentil được sử dụng như chất chống oxy hóa ở người bị bệnh viêm ruột. Mầm lúa mạch đã được nghiên cứu chứng minh có thể làm thuyên giảm bệnh ở những bệnh nhân viêm đại tràng do đặc tính prebiotic của nó.
Nếu người bệnh sử dụng thảo mộc mà không hỏi trước ý kiến của bác sĩ thì thực sự là một việc làm vô cùng nguy hiểm. Những tác động lâu dài của nhiều loại thảo mộc chưa được nghiên cứu, vì vậy chúng cần được nghiên cứu thêm. Nhiều người biết các phương thuốc thảo dược đã được sử dụng từ thế kỷ trước, và tin rằng những gì thuộc về “tự nhiên” thì luôn đi kèm với sự “an toàn”. Những ảnh hưởng của một số loại thảo dược có thể được đoán trước và thậm chí có thể mạnh hơn so với một loại thuốc theo toa của bác sĩ.
Dược sĩ Hưng
V-SORENTO – SỨC MẠNH CỦA ĐẠI TRÀNG
Xem chi tiết sản phẩm tại đây.
Bài viết liên quan
- Những vitamin và chất khoáng quan trọng nhất cho não
- Bệnh viêm phổi không điển hình ở trẻ
- Thiếu Oxy não là gì?
- Điều nên biết về U xơ tử cung
- Chăm sóc gan và một số điều cần lưu ý
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng thực phẩm
- Viêm khớp ngón tay cái
- Bệnh về gan gây cản trở khả năng đi lại
- Liệu ăn quá nhiều chất xơ có bị co thắt…
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng men vi sinh