Màu sắc không phải là sự khác biệt duy nhất giữa gạo trắng và gạo nâu (gạo lứt) mà gạo lứt còn rất giàu chất chống oxy hóa và cũng có tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại căn bệnh ung thư quái ác. Ngoài ra, gạo lứt giúp phòng ngừa, hạn chế bệnh tật, hỗ trợ điều trị các bệnh mãn tính và nhiều tác dụng quý giá khác.
Cải thiện bộ máy tiêu hóa
Gạo lứt là một nguồn phong phú của chất xơ mà theo các chuyên gia, những người trưởng thành chỉ cần một nửa lượng chất xơ (mà cơ thể họ cần) cũng đã có thể phòng chống bệnh đái đường type 2 và bệnh tim mạch…
Hầu hết trẻ em ngày nay chỉ thu nhận được khoảng 20% lượng chất xơ mà chúng cần hàng ngày. Điều đó đã giải thích được vì sao đã xảy ra nạn dịch trẻ em phát triển bệnh đái đường type 2 trước lúc chúng bước sang tuổi trưởng thành.
Như chúng ta đã biết, có hai loại chất xơ quan trọng đó là chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan. Chất xơ hoà tan tạo thành thể gel trong ống tiếu hóa và có tác dụng làm chậm việc tiêu hóa carbohydrate nhằm làm cho đường glucose bị giải phóng chậm và được hấp thụ chậm hơn vào giòng máu. Đây được xem là loại chất xơ chịu trách nhiệm đối với việc giảm thấp cholesterol và điều hòa glucose trong máu.
Chất xơ không hòa tan thì đi qua ruột một cách nguyên vẹn. Nó thu hút và hấp thụ nước và xúc tiến việc đào thải phân ra ngoài. Ngoài ra, nó cũng giúp cho việc loại trừ các chất thải độc hại và duy trì độ pH tối thích vốn rất cần thiết đối với việc tối đa hóa chức năng tiêu hóa và giúp phòng chống bệnh ung thư ruột kết.
Gạo lứt chứa cả hai loại chất xơ hòa tan và không hòa tan, giúp duy trì sức khoẻ và giúp việc đào thải phân một cách đều đặn; làm khuây khỏa và trợ giúp sức khoẻ đối với những người bị hội chứng ruột dễ kích thích và bệnh đường ruột dễ kích thích, đồng thời cải thiện một cách tự nhiên hệ vi sinh vật trong đường ruột.
Có tác dụng giảm cân
Theo nhiều nghiên cứu, gạo lứt có chứa các chất dinh dưỡng có thể giúp cơ thể không bị kích động bởi cảm giác đói. Ngoài ra, loại chất dinh dưỡng này còn giúp cơ thể quản lý được trọng lượng của cơ thể thông qua cơ chế điều hòa lượng đường trong máu và chuyển hóa chất béo.
Kiểm soát lượng đường trong máu
Gạo lứt có chỉ số đường huyết thấp và do đó giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Nó cũng giúp ngăn ngừa các bệnh khác liên quan đến bệnh tiểu đường như cao huyết áp và bệnh tim mạch. Vì thế, những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 nên chuyển từ gạo trắng sang gạo lứt nhé.
Cải thiện thị giác
Gạo lứt có chứa lutein và zeaxanthin có khả năng cải thiện thị lực và giảm các rủi ro của sự thoái hóa hoàng điểm và bệnh đục thủy tinh thể. Các acid béo không thể thay thế omega 3, omega 6, omega 9 và acid folic có trong lớp cùi của gạo lứt cũng đều có tác dụng cải thiện thị lực của mắt.
Bảo vệ cơ thể khỏi bị xâm hại bởi các gốc tự do
Như chúng ta đã biết, các gốc tự do đều là những sản phẩm phụ tự nhiên của quá trình trao đổi chất trong cơ thể của người. Gốc tự do có thể xâm hại và phá hủy nhiều loại tế bào, trong đó có tế bào não và ADN.
Theo các chuyên gia, Sự xâm hại và phá huỷ tế bào do các gốc tự do sẽ được tích luỹ và tăng lên theo tuổi tác; cũng là nguyên nhân của hầu hết các rối loạn về sức khỏe và phát sinh bệnh tật như bệnh mụn trứng cá, bệnh alzheimer, bệnh viêm khớp, ung thư, bệnh tim mạch, vô sinh, bệnh Parkinson, già trước tuổi, các viêm nhiễm mãn tính, đột quỵ…..
Cung cấp mangan cho cơ thể
Gạo lứt cung cấp khoảng 80% nhu cầu mangan của cơ thể và tổng hợp chất béo. Điều này được biết là rất có lợi cho hệ thống sinh sản và hệ thần kinh của cơ thể chúng ta.
Tăng cường chức năng gan
Theo rất nhiều nghiên cứu, gạo lứt chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có thể hỗ trợ trong việc cải thiện chức năng gan.
Inositol, Phospholipid và vitamin nhóm B đều là những chất giải độc cho gan, kiểm tra bệnh xơ gan và cải thiện sự tái tạo tế bào gan. Tocotrienol, gamma oryzanol và những chất kháng oxy hóa khác cũng có vai trò bảo vệ trong gan.
Bài viết liên quan
- Những vitamin và chất khoáng quan trọng nhất cho não
- Bệnh viêm phổi không điển hình ở trẻ
- Thiếu Oxy não là gì?
- Điều nên biết về U xơ tử cung
- Chăm sóc gan và một số điều cần lưu ý
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng thực phẩm
- Viêm khớp ngón tay cái
- Bệnh về gan gây cản trở khả năng đi lại
- Liệu ăn quá nhiều chất xơ có bị co thắt…
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng men vi sinh