Tiêu thụ một lượng muối cao thường khiến người dùng có nguy cơ bị huyết áp cao, và với những người có huyết áp quá thấp, ăn nhiều muối có thể hỗ trợ làm tăng huyết áp. Tuy nhiên, có rất nhiều nguyên nhân gây ra huyết áp thấp, và trong một số trường hợp, đó có thể là dấu hiệu của một số vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Nếu quan tâm đến huyết áp của mình hoặc lượng muối mình ăn vào, bạn nên nói chuyện với bác sĩ, những người có thể kiểm tra và xác định các phương pháp điều trị tốt nhất cho bạn.
Huyết áp
Khi trái tim bơm máu đi khắp cơ thể nó tạo ra áp lực chống lại với các thành mạch máu, và kiểm soát huyết áp sẽ giúp quyết định sức khỏe của tim và hệ tuần hoàn. Chỉ số huyết áp quá thấp có thể là dấu hiệu của một vấn đề về tim hoặc van tim, những bệnh có ảnh hưởng đến mạch máu hay một dấu hiệu cho thấy tim không đủ khả năng để bơm máu.
Điều quan trọng là phải có đánh giá chính xác về vấn đề này vì có rất nhiều yếu tố có thể gây ra tình trạng này. Điều này bao gồm: tập thể dục, các loại thực phẩm nhất định, căng thẳng, uống rượu và hút thuốc. Ngoài ra còn có rất nhiều vấn đề sức khỏe khác có thể làm huyết áp tăng hoặc giảm và thường cần được điều trị y tế cẩn thận.
Muối và huyết áp
Nếu mức độ muối quá cao, thận sẽ cố gắng để lọc và bài tiết để giữ nồng độ natri máu được cân bằng. Tuy nhiên, khi một lượng muối cao được tiêu thụ, thận có thể không thể theo kịp. Vì muối giữ nước, khi bạn ăn quá nhiều muối, chất lỏng có thể được tích tụ lại, có nghĩa rằng trái tim có nhiều hơn chất lỏng để bơm, và chất lỏng dư thừa này có thể làm tăng huyết áp. Vì chính điều này, trong một số trường hợp bị huyết áp thấp, việc thêm muối vào chế độ ăn uống có thể giúp đỡ. Tuy nhiên, nếu bị huyết áp do một số vấn đề sức khỏe khác, thì tiêu thụ muối có thể không giúp đỡ được gì, mà cóthể thậm chí còn gây ra các biến chứng khác.
Nguyên nhân gây hạ huyết áp
Việc điều trị chính xác cho chứng huyết áp thấp còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Huyết áp có thể quá thấp, nếu bị mất nước, mang thai, hoặc có thể bị tụt bất cứ khi nào bạn thay đổi vị trí hay ăn một bữa quá no. Tuổi tác và sự thay đổi xảy ra trong cơ thể với độ tuổi cũng có thể làm cho huyết áp bị thấp. Các vấn đề sức khỏe như: suy tim, bệnh thận, thiếu máu, nhiễm khuẩn nặng, bệnh tuyến giáp, tiểu đường, bệnh Parkinson và những bệnh khác đều có thể gây hạ huyết áp. Một số thuốc có thể gây huyết áp thấp như là một tác dụng phụ. Với tất cả những thông tin trên, thì chỉ cần thêm muối vào chế độ ăn uống không thể giải quyết được tình trạng này.
Điều trị
Người bệnh cần phải được chăm sóc y tế, nếu chứng huyết áp thấp còn kèm theo các triệu chứng như: nhìn mờ, lú lẫn, chóng mặt, ngất xỉu, đầu óc quay cuồng, buồn ngủ hoặc yếu sức. Trong một số trường hợp, việc chuyền nước để điều trị mất nước hoặc đeo ống đàn hồi để cải thiện huyết áp ở chân có thể có ích. Thay đổi tư thế chậm hơn và tránh uống rượu cũng có thể giữ cho huyết áp của bạn ổn định hơn. Nếu huyết áp thấp là do bệnh tim hoặc thận, người bệnh có thể cần dùng thuốc hoặc phẫu thuật để điều trị.
Dược sĩ Hưng
TRÀ AN BÌNH – MANG LẠI CUỘC SỐNG BÌNH AN
Xem chi tiết sản phẩm tại đây.
Bài viết liên quan
- Những vitamin và chất khoáng quan trọng nhất cho não
- Bệnh viêm phổi không điển hình ở trẻ
- Thiếu Oxy não là gì?
- Điều nên biết về U xơ tử cung
- Chăm sóc gan và một số điều cần lưu ý
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng thực phẩm
- Viêm khớp ngón tay cái
- Bệnh về gan gây cản trở khả năng đi lại
- Liệu ăn quá nhiều chất xơ có bị co thắt…
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng men vi sinh