Ợ chua là một triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày, khi axit trào ngược khỏi dạ dày, lên thực quản, gây khó chịu cho bệnh nhân. Đặc biệt chứng này còn gây khó chịu cho người bệnh khi ợ chua vào ban đêm.
Chứng ợ chua
Ợ chua là cảm giác bỏng rác vùng ngực và cổ họng do axit trong dạ dày trào lên
Ợ chua là chứng rối loạn tiêu hóa có thể khiến bạn bật dậy vào buổi đêm. Nằm khiến cho axit trong dạ dày trào lên thực quản, để giữ lượng axit thấp, hãy mượn sức của trọng lực. Đặt thêm một, hai cái gối ở dưới vai và sử dụng một cái gối hình nêm để nâng cơ thể lên và gối đầu cao. Bên cạnh đó, ngủ quay về bên trái giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
Đi ngủ với cái bụng no căng làm tăng nguy cơ ợ chua và ban đêm. Bụng đầy thức ăn khiến lớp van trên dạ dày chịu nhiều áp lực, khiến cho axit trong dạ dày trào vào thực quản. Vì vậy hãy ăn từ hai đến ba giờ trước khi đi ngủ, để dạ dày có thời gian làm việc với số thức ăn đó. Ăn sớm và tránh ăn vặt vào đêm khuya.
Những tác nhân gây ợ chua
Một số tác nhân gây ợ chua nên tránh ăn trong bữa tối là hoa quả, hành, đồ uống có carbonate, thức ăn nhiều mỡ và cay. Ăn đồ nướng thay vì đồ chiên.
Tập thể dục cũng có thể gây ợ chua. Tránh những bài tập căng thẳng như đạp xe hoặc đứng lên ngồi xuống ngay sau khi ăn. Đi bộ nhẹ nhàng sau bữa ăn sẽ giúp giảm nguy cơ ợ chua vào ban đêm.
Ăn nhiều cũng là nguyên nhân gây ợ chua. Bạn nên ăn những bữa ăn nhỏ, thường xuyên. Ăn vừa đủ để thấy ngon miệng mà không quá nó. Điều này sẽ giúp bạn giảm nguy cơ ợ chua vào ban đêm và duy trì một cân nặng phù hợp.
Nếu bạn bị ợ chua nhiều hơn hai lần một tuần, hãy tới bác sĩ. Ợ chua ban đêm thường xuyên là dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày, thực quản và là một dạng rối loạn tiêu hóa, cần điều trị sớm để tránh rắc rối sau này như viêm loét dạ dày. Bên cạnh đó, các dấu hiệu của bệnh tim cũng khá giống với ợ chua. Nếu bạn bị đau thắt, cứng và khó thở, đi khám ngay lập tức.
Ợ chua quá nhiều là dấu hiệu của trào ngược và viêm loét dạ dày
Rượu có thể gây ợ chua. Nếu bạn uống rượu và bị trào ngược vào buổi tối, hay thay rượu bằng bia. Tránh uống rượu sau bữa tối. Uống rượu có thể khiến bạn ăn nhiều hơn.
Thừa cân và béo phì tăng tỷ lệ ợ chua. Thừa cân khiến van trong dạ dày chịu nhiều áp lực hơn. Giảm cân không dễ nhưng nó sẽ giúp cân bằng lượng axit tiêu hóa.
Hút thuốc là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây chứng ợ chua. Thuốc làm suy yếu các van giữa thực quản và dạ dày. Nếu bạn hút thuốc, hãy sớm bỏ thuốc vì nó còn gây nhiều ảnh hưởng nguy hại đến sức khỏe.
Một viên kẹo bạc hà sau bữa ăn có vẻ là sự lựa chọn hấp dẫn. Tuy nhiên, nhiều người ợ chua sau khi ăn kẹo bạc hà. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng bạc hà giúp các van trên đỉnh dạ dày giãn ra khiến thức ăn dễ dàng quay ngược lại thực quản. Vậy nên hãy bỏ qua kẹo bạc hà nhé. Thắt chặt dây áo choàng ngủ mỗi tối khiến dạ dày chịu nhiều áp lực, tăng nguy cơ bị ợ chua.
Giảm nguy cơ bị ợ chua
Nhai kẹo cao su không bạc hà, không đường 30 phút sau bữa ăn làm giảm nguy cơ ợ chua. Các loại thuốc chống axit có thể giảm bớt những cơn ợ chua bất chợt. Thuốc kháng axit trung hòa axit trong dạ dày, khiến bạn không lo về ợ chua. Chọn các viên thuốc hòa tan hoặc nhai. Nếu ợ chua kéo dài, bạn nên đi gặp bác sĩ để xác định liệu pháp điều trị, có thể bạn cần loại thuốc giúp làm giảm sản xuất axit trong dạ dày.
Thuốc chặn H2 giảm quá trình sản xuất axit. Chúng thường được uống trước giờ đi ngủ để giảm lượng axit được sản xuất. Chúng giải quyết vấn đề cho hơn nửa số người bị ợ chua, một số loại thuốc có phản ứng với H2 nên hãy tham khảo ý kiến bác sĩ,
Thuốc ức chế proton dùng để giảm thiểu hiện tượng và kê theo đơn. Nó làm giảm quá trình sản xuất axit, và các tổn thương thực quản cũng như viêm loét dạ dày gây ra do trào ngược và lượng axit quá cao, Để kiểm soát ợ chua, các bác sĩ khuyên bệnh nhân nên dùng nhiều hơn một loại thuốc, có thể sử dụng thuốc hỗ trợ tăng tốc độ tiêu hóa.
Kết luận:
Ợ chua là biểu hiện của chứng rối loạn tiêu hóa, có rất nhiều nguyên nhân như trào ngược thực quản, viêm loét dạ dày tá tràng. Giữ chế độ ăn uống, sinh hoạt đều đặn bảo vệ bạn khỏi chứng rối loạn tiêu hóa. Nếu tình trạng kéo dài, bạn nên đến bác sĩ để có câu trả lời chuẩn xác nhất.
Dược sĩ Hưng
DALOVI – SỰ HỒI SINH CỦA DẠ DÀY
Xem chi tiết tại đây.
Bài viết liên quan
- Điều trị thoái hóa khớp với liệu pháp hay
- U xơ cổ tử cung và một số thông tin…
- Những điều cần biết về chứng nóng gan
- Phòng ngừa táo bón cho trẻ trong độ tuổi đi…
- Điều cần biết về bệnh Viêm loét dạ dày
- Nguyên nhân nào khiến trẻ bị thiếu cân?
- MỘT SỐ LOẠI THỰC PHẨM HỖ TRỢ CẢI THIỆN THỊ…
- Những vitamin và chất khoáng quan trọng nhất cho não
- Nguyên nhân khiến phụ nữ bị rụng tóc và ngứa…
- Cứng khớp do thiếu canxi