Nguyên nhân gây tiêu chảy cấp ở trẻ
Lí do trẻ bị tiêu chảy cấp là vì nhiễm trùng đường ruột. Một trong những nguyên nhân cơ bản gây ra điều này là do trẻ ăn uống không đảm bảo vệ sinh như ăn đồ ăn ôi thiu, không đảm bảo vệ sinh thực phẩm, nguồn nước và thức ăn bị ô nhiễm. Ngoài ra cũng có thể do bố mẹ chưa tạo cho bé thói quen rửa tay trước và sau khi ăn, rửa tay sau đi đi vệ sinh. Các bậc phụ huynh lưu ý rằng một chế độ ăn uống không hợp lí mất cân bằng cũng có thể dẫn đến tiêu chảy cấp.
Mặc dù hầu như bé nào cũng mắc tiêu chảy ít nhất 1 lần trong đời, nhưng có những bé dễ bị tiêu chảy hơn các bé khác. Nhóm trẻ này được gọi là trẻ có nguy cơ cao, bao gồm: những trẻ trong độ tuổi từ 6 tháng đến 2 tuổi, trẻ bị suy dinh dưỡng, trẻ bị suy giảm miễn dịch.
Triệu chứng tiêu chảy cấp ở trẻ
Tiêu chảy: Xảy ra một cách đột ngột. Phân lỏng, nhiều nước, đi nhiều lần trong ngày có thể từ 10 – 15 lần/ ngày, mùi chua, phân có thể nhầy nhầy, trường hợp bị lỵ phân sẽ có nước lẫn máu.
Nôn: Thường xuyên xuất hiên đầu tiên trong trường hợp do Rota hoặc do tụ cầu, nôn liên tục hoặc vài lần một ngày, điều này sẽ khiến cho cơ thể của trẻ bị mất nước, H + và clo.
Biếng ăn: Có thể xuất hiện sớm hoặc khi trẻ tiêu chảy nhiều ngày, trẻ thường từ chối các thức ăn thông thường, có thể chỉ thích uống nước (tùy vào từng mức độ của bệnh).
Triệu chứng mất nước: Cần phát hiện các triệu chứng nôn, sốt, tiêu chảy trên 6 lần, phân lỏng toàn nước, ít bù hoặc không bù được bằng nước uống làm nguy cơ mất nước toàn thân tăng thêm hoặc ngược lại nếu trẻ vẫn được uống nước, được tiếp tục bú mẹ và các biện pháp bù nước tại nhà thì nguy cơ mất nước sẽ giảm bớt. Một vài dấu hiệu nhận biết tình trạng mất nước như sau:
– Tinh thần: Trẻ có biểu hiện vật vã, kích thích quấy khóc. Trẻ mệt lả, li bì hôn mê nếu tình trạng mất nước nặng hoặc sốt do giảm khối lượng tuần hoàn.
– Khát nước: Tùy từng mức độ nặng của tiêu chảy mà có những biểu hiện khác nhau. Hãy quan sát những biểu hiện của trẻ khi được cho uống nước bằng cốc hoặc bằng thìa. Uống bình thường – trẻ uống nhưng không thích lắm hoặc từ chối thì khi chưa có biểu hiện mất nước trên lâm sàng. Trẻ khát nước khi uống một cách háo hức, vồ lấy thìa hoặc cốc nước hoặc ngừng khóc. Trẻ có thể không uống được hoặc uống kém do li bì hoặc bán mê khi mất nước nặng.
– Nước mắt: Hãy xem khi trẻ khóc to có nước mắt không? Trẻ khóc to không có nước mắt là bị mất nước trung bình. Mắt có thể bình thường, trũng hoặc rất trũng và khô.
– Miệng và lưỡi: Nếu cho ngón tay sạch và khô trực tiếp vào trong miệng và lưỡi trẻ khi rút ra mà khô thì đó là trẻ bị mất nước.
– Độ chun giãn da: Khi véo da thành nếp bụng và đùi rồi bỏ ra, nếp hằn da thường mất nhanh, khi nếu nếp véo da mất đi chậm hoặc rất chậm trên 2 giây là biểu hiện của mất nước nặng. Tuy nhiên ở một số trường hợp thì biểu hiện này không được chính xác lắm. Điển hình là ở những trẻ bụ bẫm do lớp mỡ dưới da dày nên khó thấy độ chung giãn da bị giảm, ngay cả khi trẻ bị mất nước nếp véo da vẫn mất đi nhanh. Nhưng ngược lại, ở những trẻ bị suy dinh dưỡng teo đét nếp véo da vẫn mất đi chậm khi trẻ không có dấu hiệu mất nước.
– Thóp trước: Ở trẻ mất nước nhẹ và trung bình thóp trước lõm hơn bình thường và rất lõm khi mất nước nặng.
– Chân tay: Khi bị mất nước nặng và sốc bàn chân bàn tay thường lạnh, ẩm, móng tay có thể màu tím hoặc da có nổi vân tím khi trẻ bị sốc nặng.
– Mạch: Khi bị mất nước nặng mạch quay rất nhanh và yếu.
– Thở: Trẻ thở nhanh do tăng chuyển hóa ở những trường hợp mất nước nặng.
Xử lý khi trẻ bị tiêu chảy cấp
– Khi trẻ có dấu hiệu bị nhẹ cần cho trẻ uống nhiều nước để bù lại lượng nước đã mất của cơ thể. Thậm chí là phải truyền nước.
– Cho trẻ ăn nhiều hơn, nếu ăn ít hoặc bỏ ăn trẻ sẽ bị sút cân, yếu đi kèm theo chức năng phục hồi đường ruột cũng tiến triển chậm theo.
– Nếu thấy trẻ có những dấu hiệu nghiêm trọng hơn như đau bụng quằn quại, sốt cao, đại tiện ra máu…nên cho trẻ đến phòng y tế gần nhất để điều trị.
Biện pháp phòng ngừa tiêu chảy cấp
Tiêu chảy cấp rất dễ mắc phải và chúng ta cần cẩn thận hơn trong sinh hoạt hàng ngày của bé đặc biệt là chế độ ăn uống hợp lí đảm bảo vệ sinh. Đặc biệt trong thời tiết nắng nóng của mùa hè, càng nguy cơ cao mắc bệnh tiêu chảy cấp.
– Ăn chín, uống sôi: sử dụng các thực phẩm rõ nguồn gốc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không sử dụng đồ ăn để lâu ngày.
– Uống nước sôi, không được uống nước lã hay nguồn nước bị ô nhiễm
– Tiêm phòng định kì cho trẻ, tiêm các loại vacxin phòng ngừa bệnh tiêu chảy
– Tạo cho trẻ thói quen rửa tay trước và sau khi ăn
– Rửa tay sau khi đi vệ sinh
Dược sĩ Hưng
BIO KING – SỨC MẠNH MEN TIÊU HÓA
Xem chi tiết tại đây.
Bài viết liên quan
- Điều trị thoái hóa khớp với liệu pháp hay
- U xơ cổ tử cung và một số thông tin…
- Những điều cần biết về chứng nóng gan
- Phòng ngừa táo bón cho trẻ trong độ tuổi đi…
- Điều cần biết về bệnh Viêm loét dạ dày
- Nguyên nhân nào khiến trẻ bị thiếu cân?
- MỘT SỐ LOẠI THỰC PHẨM HỖ TRỢ CẢI THIỆN THỊ…
- Những vitamin và chất khoáng quan trọng nhất cho não
- Nguyên nhân khiến phụ nữ bị rụng tóc và ngứa…
- Cứng khớp do thiếu canxi