Mặc dù trẻ bị đói là điều đầu tiên mà mọi người nghĩ đến khi nói về vấn đề suy dinh dưỡng ở trẻ em, nhưng suy dinh dưỡng có thể xảy ra khi trẻ không được chăm sóc đầy đủ hoặc cũng có thể khi trẻ được chăm sóc quá đầy đủ. Thiếu cân, thừa cân hay không hấp thu được đầy đủ những chất dinh dưỡng cần thiết như vitamin và chất khoáng cũng có thể khiến trẻ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng. Trong một số trường hợp, suy dinh dưỡng có thể tăng nguy cơ khiến trẻ bị mắc một số bệnh nhất định và các vấn đề về sức khỏe.
Thiếu vitamin
Không hấp thu đủ vitamin A có thể khiến trẻ bị mắc bệnh khô mắt, bắt đầu với triệu chứng mắt khô, quáng gà và nặng hơn cuối cùng sẽ khiến mắt trẻ bị mù nếu không được điều trị kịp thới. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, một vấn đề nghiêm trọng hơn khi trẻ bị thiếu vitamin A đó là trẻ bị giảm chức năng miễn dịch, khiến trẻ dễ dàng bị mắc các bệnh khác. Suy dinh dưỡng làm tăng nguy cơ trẻ bị ốm, tử vong do tiêu chảy, nhiễm trùng hô hấp cấp tính, bệnh sởi và sốt rét. Bổ sung Vitamin A cho trẻ ở các nước đang phát triển đã góp phần làm giảm bớt tỉ lệ tử vong ở trẻ từ 19 đến 54%.
Thiếu hụt Niaxin và Lodine
Không bổ sung đủ lượng Niaxin và Lodine có thể bị chứng nứt da, có triệu chứng là tiêu chảy, phát ban trên da, nếu không điều trị đúng, có thể bị mất trí nhớ và dẫn đến tử vong. Trẻ bị thiếu hụt hai chất này có thể bị bướu cổ, hay có vấn đề về tuyến giáp và những đứa trẻ được sinh ra từ người mẹ bị thiếu chất này có thể bi thiểu năng, bị kìm hãm sự phát triển cả về thể chất và tinh thần.
Thiếu Vitamin D
Sự thiếu hụt Vitamin D đang ngày càng là vấn đề nghiêm trọng ngay cả ở những đứa trẻ ở Hoa Kỳ. Không hấp thu đủ chất dinh dưỡng thiết yếu này có thể khiến trẻ bị còi xương, hay xương bị mềm. Còi xương khiến xương của trẻ yếu và dễ dàng bị vỡ xương khi trẻ bị va chạm mạnh, xương bị đau, bị dị dạng, cơ bắp bị teo, xương không phát triển và răng bị biến dạng.
Thiếu sắt
Thiếu sắt trong máu là một trong những thiếu hụt chất dinh dưỡng phổ biến của trẻ trên toàn thế giới. Nếu trẻ không được bố sung đủ sắt sẽ không tạo ra đủ hemoglobin cho tế bào hồng cầu, vì vậy cũng không nhận đủ oxy đến các tế bào. Điều này có thể khiến trẻ bị mệt mỏi, xanh xao, chóng mặt, khó chịu và có thể khiến nhịp tim của trẻ tăng nhanh, giảm cảm giác thèm ăn, biếng ăn. Thiếu sắt cũng khiến trí não của trẻ phát triển chậm và giảm khả năng học ở trường.
Những bệnh liên quan đến béo phì
Béo phì tự nó không gây ra bệnh, nhưng nó làm tăng nguy cơ cho người bị béo phì mắc các bệnh khác. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh, trẻ bị béo phì thường sẽ có lượng cholesteron cao, áp lực máu cao, có nguy cơ cao mắc các vấn đề về xương khớp, vấn đề về đường hô hấp, tiểu đường loại 2, sỏi mật, trào ngược axit và bệnh gan nhiễm mỡ hơn những trẻ có cân nặng bình thường. Khi trẻ lớn hơn, chúng sẽ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch, ung thư và tiểu đường.
Kết luận:
Trẻ bị suy dinh dưỡng có thể dẫn đến các bệnh nghiêm trọng khác. Bố mẹ nên thường xuyên đưa con của mình đến bác sĩ nhi khoa để theo dõi xem con có bị suy dinh dưỡng hay không, đồng thời xin tư vấn của bác sĩ để bổ sung chất dinh dưỡng thích hợp cho trẻ.
Dược sĩ Hưng
SORENTO ONE
CHO TIÊU HÓA KHỎE – CHO TRẺ HAM ĂN
Xem chi tiết tại đây.
Bài viết liên quan
- Những vitamin và chất khoáng quan trọng nhất cho não
- Bệnh viêm phổi không điển hình ở trẻ
- Thiếu Oxy não là gì?
- Điều nên biết về U xơ tử cung
- Chăm sóc gan và một số điều cần lưu ý
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng thực phẩm
- Viêm khớp ngón tay cái
- Bệnh về gan gây cản trở khả năng đi lại
- Liệu ăn quá nhiều chất xơ có bị co thắt…
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng men vi sinh