Triệu chứng của xuất huyết dạ dày bắt đầu với cảm giác ủ rũ, chóng mặt, mệt mỏi đơn thuần nên nhiều người thường bỏ qua. Chỉ đến khi bệnh đã trên nên trầm trọng, họ mới phát hiện ra thì bệnh đã trở nên khá nguy hiểm.
Các triệu chứng của xuất huyết dạ dày
Nhiều người cảm thấy ủ rũ, mệt mỏi khi đang làm việc, vận động, chơi thể thao. Các triệu chứng đó có thể là dấu hiệu của chứng xuất huyết dạ dày, một chứng bệnh nguy hiểm dễ bị bỏ qua nếu không chú ý. Xuất huyết dạ dày là do dạ dày bị viêm, nhiễm phát triển mà thành
Viêm loét dạ dày không được điều trị sẽ biến thành xuất huyết dạ dày
Trước khi bị xuất huyết dạ dày, bệnh nhân có các triệu chứng như ợ nóng và khó tiêu, và mệt mỏi, chán nản nên họ thường dùng thuốc như aspirin và ibuprofen để giảm căng thẳng nơi công sở. Đôi khi, nó lại là một chút cảm giác căng thẳng ở phần bụng dưới. Đợi đến khi xuất huyết nghiêm trọng, đau bụng dữ dội, nhiều bệnh nhân mới chịu đi khám.
Người bị xuất huyết dạ dày đi ngoài ra máu. Máu ở phân người bị xuất huyết khó mà thấy bằng mắt thường, mà chỉ được phát hiện qua các thử nghiệm hóa học trong xét nghiệm y tế.
Do bị xuất huyết dạ dày, nên xét nghiệm máu cho thấy bệnh nhân bị thiếu máu, nghĩa là có lượng hồng cầu trong máu thấp. Hiện tượng đau bụng, hoa mắt-chóng mặt, xây xẩm khi phải đứng lâu thậm chí ngất xỉu báo hiệu bạn có nguy cơ bị xuất huyết dạ dày.
Hiện tượng xuất huyết dạ dày
Chúng ta có thể xem dạ dày là một cái bát lớn, cho phép thức ăn và các dịch tiêu hóa trộn lại với nhau, để bắt đầu quá trình xử lý thức ăn. Tuy dạ dày có một thành bảo vệ tương đối dày ngăn không cho enzim tấn công nhưng chế độ dinh dưỡng, ăn uống không hợp lý có thể bào mòn lớp bảo vệ này. Nếu lớp thành này bị phá vỡ, dạ dày sẽ bị viêm, gây đau đớn cho người bệnh. Trong trường hợp viêm dạ dày trở lên nặng hơn, nó có thể gây xuất huyết ở niêm mạc dạ dày và tá tràng ( phần đầu của ruột già). Nhiều người không biết mình đang bị xuất huyết đại tràng nên cũng không đi khám, kiểm tra.
Khi bị xuất huyết dạ dày, bệnh nhân có thể bị nôn ra máu, đi ra phân đen
Các tế bào hồng cầu mang oxy đến mọi cơ quan trong cơ thể. Nếu có quá ít hồng cầu, cơ thể sẽ phát ra tín hiệu cảnh báo. Các tín hiệu đó thường không quá rõ ràng như mệt ỏi, suy nhược, uể oải, thiếu năng lượng.
Khi tình trạng thiếu máu trở nên nghiêm trọng hơn, bệnh nhân sẽ khó thở và tức ngực khi đang vận động. Chóng mặt khi đứng quá lâu, báo hiệu bạn đã bị thiếu máu, vì khi đó, cơ thể không thể bơm đủ hồng cầu chứa ô xy lên não. Thường thì cơ thể sẽ tự điều chỉnh để thích nghi với hiện tượng đó hoặc hiện tượng tự hết khi bệnh nhân ngồi xuống. Thỉnh thoảng, chóng mặt có thể khiến người bệnh ngất xỉu.
Viêm loét dạ dày có thể gây ra một miệng vết loét, hở nhỏ. Nếu gần vết loét có mạch máu, máu sẽ không di chuyển được. Bệnh nhân có thể nôn ra máu. Khi máu vượt qua thành ruột, bị các enzim tiêu hóa cùng thức ăn thì bệnh nhân sẽ đi ra phân đen.
Chữa viêm loét, xuất huyết dạ dày
Vết loét dạ dày bị chảy máu là cả một vấn đề, cần được nội soi, chẩn đoán và điều trị. Các bác sĩ chuyên dạ dày- ruột sẽ sử dụng một chiếc camera cáp quang để nội soi dạ dày và tá tràng,để xác định vị trí vết loét, chảy máu. Nếu mạch máu bị rỉ, chiếc camrera chuyên dụng này này sẽ đốt vết loét và xử lý vấn đề ngay.
Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn phải chú ý rất nhiều. Tiến trình thực hiện việc điều trị viêm loét rất đa dạng. Các loại thuốc như aspirin, ibuprofen, rượu và thuốc lá gây tác động xấu lên thành ruột nên bệnh nhân phải ngưng sử dụng tất cả các chất này ngay lập tức. Các pháp đồ điều trị bằng thuốc như ranitidine ( Zantac), omeprazole ( Prilosec, Zegerid) và lansoprazole (Prevacid, Prevacid SoluTab) được áp dụng với bệnh nhân bị viêm loét, xuất huyết dạ dày. Các thuốc trên có tên gọi chung là thuốc kháng axit giúp trung hòa axit trong dịch dạ dày, và cho nó có thời gian hồi phục nhanh hơn.
Kết luận:
Xuất huyết dạ dày là một căn bệnh khá nguy hiểm, gây nhiều biến chứng nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Vậy nên, các bạn hãy chú ý đến từng thay đổi trong sức khỏe của mình. Hãy đi khám sức khỏe định kỳ và ăn uống hợp lý để bảo vệ sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống của mình.
Dược sĩ Hưng
DALOVI – SỰ HỒI SINH CỦA DẠ DÀY
Xem chi tiết tại đây.
Bài viết liên quan
- Điều trị thoái hóa khớp với liệu pháp hay
- U xơ cổ tử cung và một số thông tin…
- Những điều cần biết về chứng nóng gan
- Phòng ngừa táo bón cho trẻ trong độ tuổi đi…
- Điều cần biết về bệnh Viêm loét dạ dày
- Nguyên nhân nào khiến trẻ bị thiếu cân?
- MỘT SỐ LOẠI THỰC PHẨM HỖ TRỢ CẢI THIỆN THỊ…
- Những vitamin và chất khoáng quan trọng nhất cho não
- Nguyên nhân khiến phụ nữ bị rụng tóc và ngứa…
- Cứng khớp do thiếu canxi