HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Tin sức khỏe

    Vi khuẩn ảnh hưởng đến cuộc đời ta như thế nào?

    Cơ thể chúng ta là chốn cư ngụ của khoảng 300 đến 1000 loài vi khuẩn khác nhau. Phần lớn vi khuẩn có lợi cho sức khỏe và tồn tại trong một mối quan hệ cộng sinh hài hòa với con người.

    Hệ vi khuẩn phong phú trong cơ thể chúng ta

    Trong cơ thể chúng ta, có hàng nghìn tỷ vi khuẩn đang sinh sống, phát triển, nhân lên và chết đi mỗi ngày. Trong vòng đời của mình, đám vi khuẩn này hỗ trợ nhiều chức năng quan trọng của cơ thể như giúp tiêu hóa thức ăn, hay hình thành một lớp màng bảo vệ cơ quan trong cơ thể khỏi những vi khuẩn có hại.

    vi-khuan

    Một số vi khuẩn sản sinh ra vitamin K và vitamin B, trong khi số còn lại có tác dụng hỗ trợ quá trình tổng hợp protein. Số vi khuẩn này sản xuất tới 95% serotonin cũng như các chất dẫn truyền thần kinh khác. 80% hệ miễn dịch của chúng ta được cấu tạo từ hệ vi khuẩn đông đảo và các phó sản của chúng.

    Vi khuẩn được coi là có hại, khi các chất phó sản của chúng gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể con người. Ví dụ, khi nói về khuẩn E.coli, hầu hết mọi người đều cho rằng chúng là vi khuẩn có hại, tuy nhiên, phần lớn chủng vi khuẩn E-coli vô hại. Trên thực tế, chủng vi khuẩn vô hại cản trở quá trình xâm lấn của vi khuẩn gây bệnh và sản xuất ra vitamin K2, trong khi đó, chủng vi khuẩn E-coli có hại gây nhiễm trùng và thậm chí tử vong.

    Tầm ảnh hưởng của vi khuẩn đối với sức khỏe con người

    Các nhà nghiên cứu khám phá ra rằng, đối với mỗi chủ thể riêng biệt, các vi khuẩn có tác động, chức năng khác nhau. Ví dụ như trong quá trình trao đổi chất, vi khuẩn có tác động trao đổi chất ở một người bình thường và một người béo phì khác nhau.

    Một nghiên cứu chỉ ra rằng, khuẩn Enterobacter, một vi khuẩn sản xuất nội độc tố, trong dạ dày người mắc chứng béo phì, có chứa chất béo và kháng thể isulin. Một tình nguyện viên tham gia cuộc nghiên cứu kể trên, với cân nặng 175kg, có tới 35% Enterobacter trong hệ vi khuẩn đường ruột. Sau 23 tuần với chế độ dinh dưỡng ngũ cốc, thực phẩm y học, men vi sinh, người này đã giảm được 51kg, không chỉ vậy số khuẩn Enterobacter cũng biến mất.

    Kết quả cuộc nghiên cứu cho thấy, vi khuẩn sản xuất nội độc tố gây ra hiện tượng viêm, nhiễm, kháng insulin dẫn đến tình trạng tăng cân.

    Theo một nghiên cứu gần đây, có sự tương quan trực tiếp giữa hàm lượng vi khuẩn trong ruột và cân nặng của chủ thể. Khi chủ thế có một lượng vi khuẩn cao và phong phú, người đó sẽ có một thân thể cân đối. Hệ vi khuẩn nghèo nàn là điều thường thấy ở những người thừa cân.

    Số lượng vi khuẩn trong ruột có liên hệ đến cân nặng, đồng thời là chỉ số chung về sức khỏe. Mọi hành vi của chúng ta sẽ tác động đến khối lượng, độ phân hóa và tỷ lệ của vi khuẩn tốt, xấu trong cơ thể.

    Ví dụ, kháng sinh sẽ diệt trừ những vi khuẩn xấu gây hại, nhưng khi sử dụng kháng sinh bừa bãi sẽ gây ảnh hưởng đến cơ thể. Bởi, chúng sẽ giết phần lớn các vi khuẩn trong ruột, phá vỡ thế cân bằng trong ruột giữa vi khuẩn và nấm.

    nam candida

    Cận cảnh nấm sát thủ Candida

    Trong số vi khuẩn và nấm gây hại, nấm Candida là một kẻ cơ hội. Ngay khi có cơ hội, nó sẽ tự nhân lên hàng loạt, tàn phá đường tiêu hóa và cả cơ thể cùng một lúc.

    Nghiên cứu tiếp tục hé lộ, sự phân hóa của vi khuẩn trong ruột có lợi cho sức khỏe và ảnh hưởng đến chức năng trong cơ thể như quá trình sản xuất serotonin và quá trình trao đổi chất. Các nhà nghiên cứu đang tiếp tục tìm hiểu để phân loại xem, vi khuẩn nào có ích và vi khuẩn nào có hại đối với cơ thể.

    Chế độ dinh dưỡng hỗ trợ hệ vi khuẩn có lợi

    Bước đầu tiên và quan trọng nhất để tăng cường sức khỏe của hệ vi khuẩn có ích trong ruột là ăn thực phẩm giàu prebiotic, tức ăn nhiều rau quả. Một đĩa lớn salad mỗi ngày sẽ cung cấp năng lượng cho các vi khuẩn có lợi trong ruột phát triển. Chất xơ không hòa tan cũng là thực phẩm được hệ vi khuẩn tốt yêu thích.

    Ngoài ra, chúng ta hạn chế những thực phẩm sau để ngăn vi khuẩn xấu phát triển: thịt qua chế biến từ trước, thức ăn có tính axit, thực phẩm tiệt trùng, thực phẩm nhiễm xạ, đường, kháng sinh, thuốc kháng axit và thuốc chống viêm.

    Sữa chua tiệt trùng thực sự sẽ mang lại những vi khuẩn tốt cho bạn chứ? Không đâu, vì nếu vi khuẩn tốt trong sữa có thể sống sót trong dạ dày của chúng ta thì đường và sữa đã đủ sức lôi kéo nấm Candida và vi khuẩn xấu đi lên. Bạn hoàn toàn có thể bổ sung probiotics theo cách khác.

    thuc-pham-chua-priotoc

    Thực phẩm có chứa probiotic

    Thực phẩm có chứa probiotic là nước dừa,trà kombucha, dưa cải bắp, kim chi, giấm táo hữu cơ. Chúng có tác dụng nuôi dưỡng vi khuẩn có ích trong ruột. Ngoài ra, các viên thuốc bổ sung men tiêu hóa probiotics có chứa hàng chuỗi vi khuẩn mạnh mẽ, có khả năng vượt qua bể axit nguy hiểm trong dạ dày và giải phóng vi khuẩn tốt tại ruột non.

    Kết luận:

    Chúng ta được sinh ra với một hệ sinh vật cân bằng và nó sẽ bị phá vỡ bởi chất độc, kháng sinh, vắc-xin, thức ăn ta tiêu thụ hàng ngày. Chúng ta có thể phá vỡ thế cân bằng mà cũng có thể duy trì, bảo vệ nó bằng một chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung thêm các men vi sinh nếu cần. Như vậy, cơ thể bạn sẽ luôn khỏe mạnh, không bao giờ phải lo sợ về bệnh tật.

    Dược sĩ Hưng


    sorento one

    SORENTO ONE

    CHO TIÊU HÓA KHỎE – CHO TRẺ HAM ĂN

    Xem chi tiết sản phẩm tại đây.

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Tôi đã sử dụng sản phẩm trà An Bình được một thời gian. Thực sự, sản phẩm rất tốt và tình trạng huyết áp thấp của em được cải thiện rõ rệt. Cám ơn Dược phẩm An Bình rất nhiều!
    Thị Hồng Duyên – Tân Yên, Bắc Giang
    Khi sử dụng V-Sorento – Hỗ trợ chữa trị viêm đại tràng, các triệu trứng viêm đại tràng của tôi đã được cải thiện rõ rêt.
    Nguyễn Cường, 60 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội
    Tôi rất yên tâm khi sử dụng sản phẩm của Dược An Bình. Từ khi sử dụng PHARZUBEST – Bổ sung vitamin và khoáng chất, sức khoẻ của tôi được cải thiện nhiều.
    Quang Trần