Vitamin C thúc đẩy làm lành vết thương, hỗ trợ hệ miễn dịch và cho phép cơ thể hấp thụ lợi ích quan trọng của sắt ở những người bị viêm loét đại tràng. Bệnh này có thể để lại vết loét trên niêm mạc của đại tràng. Những vết loét có thể chảy máu hay bị nhiễm trùng, đặt người bệnh vào nguy cơ thiếu hụt sắt hay bị áp xe trong đường tiêu hóa. Vitamin c có thể bảo vệ người bệnh chống lại những biến chứng của bệnh viêm loét đại tràng bằng cách giúp cơ thể hồi phục, chống viêm và hấp thu sắt.
Tầm quan trọng
Theo Trung tâm Y tế thuộc trường Đại học Maryland (UMMC), một chế độ ăn ít chất béo, trong đó tập trung vào các thực phẩm giàu vitamin C và những chất dinh dưỡng khác có thể giúp ngăn ngừa bệnh viêm loét đại tràng hình thành. Trong một bài báo được xuất bản tháng 2 năm 2005 vể “ Viêm Đường Ruột”, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người có chế độ ăn giàu Vitamin C có tỉ lệ mắc viêm loét đại tràng thấp hơn. Nguyên nhân gây ra loét đại tràng chưa được nói rõ, nhưng các yếu tố di truyền, hệ miễn dịch bất thường và các yếu tố môi trường cũng đóng một vai trò trong vấn đề này. Một chế độ ăn nhiều đường, chất béo bão hòa và cholesterol cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh, trong khi chế độ ăn nhiều trái cây và rau củ có thể làm giảm bớt các triệu chứng.
Các biến chứng
Tổ chức Đại tràng và bệnh Crohn cho biết, đau bụng và tiêu chảy bị gây ra bởi loét đại tràng có thể khiến người bệnh chán ăn và dẫn đến thiếu hụt nhiều chất dinh dưỡng. Trong suốt thời gian hình thành bệnh, thức ăn thô có thể làm tình trạng viêm càng nặng thêm, người bệnh không thể ăn các loại thực phẩm giàu chất xơ như hoa quả và rau củ-các thực phẩm chứa nhiều Vitamin C. Việc uống viên bổ sung Vitamin C hay Vitamin tổng hợp có thể giúp người bệnh đáp ứng được nhu cầu với các chất dinh dưỡng hòa tan trong nước nếu họ gặp khó khăn trong việc tiêu hóa trái cây hay rau củ. Phụ nữ nên dùng 75 mg Vitamin C mỗi ngày và với nam giới là 90mg.
Hấp thu chất sắt
Theo FamilyDoctor.org, chảy máu ở các vết loét có thể khiến người bị viêm loét đại tràng thiếu sắt. Vitamin C giúp cải thiện sự hấp thu sắt từ các thực phẩm thực vật như: đậu, rau bina, hoa quả khô hay các loại hạt. Nếu người bệnh có nguy cơ bị thiếu máu do chảy máu đường ruột, thì việc ăn các thực phẩm giàu Vitamin C như: trái cây họ cam quýt, cà chua, khoai tây, dưa đỏ hoặc dâu tây, cùng lúc với việc ăn các thực phẩm chứa nhiều sắt, có thể tăng lượng sắt trong cơ thể, giúp họ tránh được tình trạng thiếu máu.
Hỗ trợ hệ miễn dịch
Loét đại tràng khiến đường ruột bị tổn thương, dẫn đến sự hình thành các ổ apxe ở ruột già. Thuốc corticosteroid được sử dụng để làm giảm viêm và các thuốc ức chế hệ thống miễn dịch cũng có thể làm cho người bệnh dễ bị nhiễm trùng. Hấp thu đủ Vitamin C, một chất dinh dưỡng tăng cường sức khỏe cho hệ miễn dịch, có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiêu hóa và các biến chứng khác của bệnh viêm loét đại tràng.
Chữa lành các mô tế bào
Vitamin C thúc đẩy sự tái sinh của các mô tiêu hóa bị loét bằng cách hỗ trợ cho sự trao đổi chất của protein, một chất dinh dưỡng cung cấp thành phần cấu trúc cho các mô, cơ quan trong cơ thể. Cơ thể con người cần Vitamin C để tổng hợp collagen, một thành phần thiết yếu của mô liên kết. Thiếu Vitamin C có thể làm suy yếu các mô liên kết và các mạch máu nhỏ. Vitamin C hỗ trợ tế bào tăng trưởng và chữa lành đường tiêu hóa, giúp cơ thể tăng cường khả năng phục hồi do bị thương hay nhiễm trùng.
Dược sĩ Hưng
V-SORENTO – SỨC MẠNH CỦA ĐẠI TRÀNG
Xem chi tiết sản phẩm tại đây.
Bài viết liên quan
- Những vitamin và chất khoáng quan trọng nhất cho não
- Bệnh viêm phổi không điển hình ở trẻ
- Thiếu Oxy não là gì?
- Điều nên biết về U xơ tử cung
- Chăm sóc gan và một số điều cần lưu ý
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng thực phẩm
- Viêm khớp ngón tay cái
- Bệnh về gan gây cản trở khả năng đi lại
- Liệu ăn quá nhiều chất xơ có bị co thắt…
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng men vi sinh