Nhiều người không hay biết được xương là một cấu trúc năng động và thay đổi, phát triển trong suốt cuộc đời. Lớp xương mới sẽ được phát triển và thay thế lớp xương cũ trong vòng từ 7 đến 10 năm. Cũng như mọi tế bào khác trong cơ thể, bạn có thể đảm bảo lớp tế bào mới sẽ tốt hơn lớp tế bào cũ bằng một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, sống khỏe và tập thể dịch mỗi ngày.
Đối với những nạn nhân của chứng loãng xương, việc thay mới toàn bộ tế bào xương cũ bằng xương mới khiến xương trở nên mỏng, giòn, xốp và dễ gây hơn.
Bệnh loãng xương thường chỉ bị phát hiện khi bị gẫy xương hoặc bệnh nhân chụp X Quang. Đôi khi nó được chẩn đoán bởi các y sĩ vì sự giảm chiều cao bất thường ở người lớn. Các đốt sống là những mẩu xương đầu tiên bị ảnh hưởng bởi chứng loãng xương. Theo thống kê có khoảng 10 triệu người Mỹ bị bệnh loãng xương và 34 người khác mắc chứng thiếu xương, có khối lượng xương thấp và là tiền thân của chứng loãng xương.
Khối lượng xương lớn nhất khi con người ở độ tuổi 20, và sau đó, chúng ta phải giữ gìn để xương được chắc, khỏe. Tất cả chúng ta đều biết rõ bổ sung canxi vào chế độ ăn uống sẽ giúp xương chắc khỏe, tuy nhiên có nhiều yếu tố khác gây ra chứng thiếu xương và loãng xương.
Suy giảm estrogen ở phụ nữ là nguyên nhân phổ biến nhất của chứng loãng xương. Đây là một vấn đề khá hiển nhiên với phụ nữ đã mãn kinh nhưng nó đồng thời cũng xuất hiện ở những phụ nữ gầy, tập thể thao hoặc những người nhịn đói để giảm cân. Phẫu thuật cắt bỏ cả hai buồng trứng cũng khiến lượng estrogen ở chị em sụt giảm. Một nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng cơ hội gãy xương ở hông, cột sống, cổ tay phụ nữ đã mãn kinh tăng lên 54 %,
Đàn ông cần cả testosterone và estrogen để có một khung xương chắc khỏe. Đàn ông chuyển hóa testosterone thành estrogen để giúp xương chắc chắn. Khi đàn ông bị loãng xương, họ phải kiểm tra hàm lượng testosterol. Một loại hormone khác giúp điều tiết mật độ xương là hormone tuyến cận giáp và hormone tăng trưởng, hai hormone này đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ sự chắc chắn của vương.
Xương chứa hai khoảng chất quan trọng là canxi và phốt pho. Cơ thể gần một lượng canxi nhất định luôn lưu chuyển trong máu vì không chỉ xương mà cả trái tim, cơ bắp và dây thần kinh của chúng ta đều cần canxi. Những cơ quan chủ chốt trong cơ thể sẽ cướp canxi khỏi xương để chúng có thể hoạt động bình thường và nếu không có một lượng canxi bổ sung sau đó trong chế độ dinh dưỡng, các chất khoáng trong xương sẽ bị rút kiệt. Thiếu vitamin D dẫn đến hiện tượng xương yếu và loãng vì nó giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn.
Một nguyên nhân khác khiến xương dễ bị loãng là tỷ lệ hormone tuyến giáp quá cao, hút thuốc, vì nó khiến cơ thể không thể sử dụng estrogen, canxi và vitamin; các loại thuốc như: cortisone, hydrocortisone, glucocortisoids và prednisone và một số loại thuốc chống động kinh; quá nhiều rượu không chỉ gây bệnh cho gan mà còn làm giảm mật độ xương.
Tuy nhiên, phần lớn chúng ta có thể bị loãng xương do xơ năng, bệnh tiêu hóa, đa u tủy, những điều buộc con người phải giải phóng canxi hơn là giữ nó trong xương. Đối với mỗi chúng ta, xương là thành phần quan trọng nhất. Ăn có thực phẩm giàu canxi, tập các bài nâng vật nặng sẽ giúp xương chắc khỏe.
Dược sĩ Hưng
JOINTKING – SỰ HỒI SINH CỦA KHỚP
Xem chi tiết sản phẩm tại đây.
Bài viết liên quan
- Những vitamin và chất khoáng quan trọng nhất cho não
- Bệnh viêm phổi không điển hình ở trẻ
- Thiếu Oxy não là gì?
- Điều nên biết về U xơ tử cung
- Chăm sóc gan và một số điều cần lưu ý
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng thực phẩm
- Viêm khớp ngón tay cái
- Bệnh về gan gây cản trở khả năng đi lại
- Liệu ăn quá nhiều chất xơ có bị co thắt…
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng men vi sinh