HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Bệnh tiêu hóa

    9 “quy tắc vàng” dành cho người đau dạ dày

    Đau dạ dày là một trong những bệnh lý khá phổ biến ở nước ta, trở thành căn bệnh tiêu biểu của xã hội hiện đại. Theo ước tính, hiện nay có khoảng 10-12% dân số đang phải sống chung với căn bệnh quái ác này. Trước thực trạng như vậy, vấn đề cấp bách là làm sao để có thể điều trị hiệu quả bệnh đau dạ dày, mang lại sức khỏe cho người bệnh đồng thời nâng cao chất lượng sống cho công đồng?

    Trong bài viết này, xin được gửi tới các bạn 9 nguyên tắc vàng giúp hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh đau dạ dày và duy trì một hệ tiêu hóa thật khỏe mạnh.

    onong

    Đau dạ dày ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại

    1. Nói không với đồ lạnh.

    Như chúng ta đã biết, ở người đau dạ dày, chức năng tiêu hóa bị giảm sút, khi ăn đồ lạnh rất dễ bị kích thích, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa khiến bệnh càng nghiêm trọng hơn. Đặc biệt, ngay cả sau bữa ăn cũng không nên uống đồ uống lạnh. Vì sau khi ăn, thức ăn vẫn còn tồn tại trong dại dày và các cơ quan tiêu hóa khác, nếu ngay lập tức uống đồ uống lạnh sẽ khiến cho dạ dày phải mở rộng mạch máu, làm giảm lưu lượng máu đến các cơ quan khác, cản trở quá trình tiêu hóa bình thường.

    nuoc-da3

    Bệnh nhân dạ dày nên tránh các loại đồ lạnh

    Uống nước quá lạnh còn khiến cho nhu động đường tiêu hóa tăng nhanh, làm loãng dịch dạ dày, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ các chất dinh dưỡng.

    2. Bỏ thuốc lá và tránh khói thuốc.

    Khi hút thuốc lá, các hóa chất độc hại xâm nhập vào bên trong cơ thể, lan đến dạ dày, ruột có thể làm suy yếu niêm mạc dạ dày, kích thích vết loét cũ (đối với người bị loét dạ dày) hoặc thậm chí gây thêm vết loét mới. Khói thuốc lá còn là tác nhân làm tăng lượng axit trong dạ dày, có thể gây kích ứng cho vết loét. Theo nghiên cứu của Viện Chăm sóc sức khỏe Mỹ, khói thuốc lá là thủ phạm làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày.

    3. Lựa chọn thực phẩm thông minh.

    Bệnh nhân bị loét dạ dày, tá tràng nên tránh chế độ ăn giàu thịt đỏ, thức ăn chiên xào hoặc các loại thực phẩm béo. Chế độ ăn thiên về các thực phẩm này có xu hướng dẫn đến kích thích thêm vết loét và làm tăng nồng độ axit trong dạ dày.

    cai

    Hạn chế ăn súp lơ, cải bắp

    Ngoài ra, cần loại bỏ một số loại rau xanh ra khỏi thực đơn, ví dụ như súp lơ xanh, bắp cải vì đây là những loại rau dễ sinh khí gây đầy bụng.  Dưa chuột, dưa hấu có tính hàn gây đầy bụng; đu đủ, chuối tiêu có chứa nhiều papain trong nhựa làm mòn niêm mạc dạ dày.

    Chế độ ăn giàu ngũ cốc nguyên hạt và các loại thực phẩm giàu chất xơ được khuyến cáo nhằm giúp kiểm soát việc sản xuất axit trong dạ dày.

    4. Ăn uống đều đặn.

    Người bị đau dạ dày tránh ăn quá nhiều, quá no cùng lúc. Cách tốt nhất là chia nhỏ bữa ăn hằng ngày và ăn theo lịch trình cố định về thời gian và khẩu phần ăn. Chế độ ăn cần đúng giờ đúng bữa, không ăn quá khuya. Việc ăn quá nhanh hay quá chậm cũng sẽ gây áp lực cho dạ dày. Nếu khi ăn nhai không kỹ, ăn nhanh nuốt vội, thức ăn chưa được nghiền nhỏ sẽ tăng thêm gánh nặng cho dạ dày, kéo dài thời gian lưu giữ thức ăn trong dạ dày, dẫn tới tổn thương niêm mạc dạ dày. Việc nhai chậm, nhai kỹ có thể tăng tiết dịch tụy, từ đó làm cho dịch mật và axit hydrochloric giảm, rất có lợi cho dạ dày.

    5. Uống trà ấm.

    Uống trà ấm là một thói quen lý tưởng đối với bệnh nhân dạ dày, nhiệt độ uống tốt là từ 30-32 độ C. Nhiệt độ thấp hơn là lạnh hơn so với dạ dày, dễ gây co thắt mạch máu, dẫn đến phòng vệ của dạ dày giảm, ảnh hưởng tới chức năng và dễ sinh bệnh.

    6. Hạn chế đồ uống có cồn và caffeine.

    Các nghiên cứu cho thấy rượu và cafein có tác dụng kích thích dạ dày và ruột non, có thể dẫn đến hiện tượng chảy máu và viêm. Ngoài ra, chúng cũng là nguyên nhân làm tăng nồng độ axit trong dạ dày khiến tình hình thêm trầm trọng.

    139747_orig

    7. Không tập thể dục, vận động mạnh sau khi ăn.

    Nhiều người thường có thói quen tập thể thao sau khi ăn (đặc biệt là sau bữa tối) mà không hề biết rằng việc này chính là nguyên nhân gây đau tức bụng, dẫn đến viêm, sa dạ dày. Chính vì vậy, sau bữa ăn bạn nên dành khoảng 30 phút nghỉ ngơi để thức ăn có thời gian tiêu hóa, dạ dày có thể tập trung “làm việc”.

    8. Hạn chế căng thẳng, stress.

    Căng thẳng cũng được xem là nguyên nhân làm tăng thêm tình trạng đau dạ dày. Kinh nghiệm của nhiều bác sĩ cho thấy, bệnh đau dạ dày thường trở nặng hơn khi bệnh nhân phải lo nghĩ nhiều. Một số bác sĩ nhận xét, phần lớn bệnh nhân đau dạ dày là những người trầm lặng, có gì hay để trong lòng mà không chịu nói ra. Nếu bạn thuộc type người này, lại đang đau dạ dày, hãy cố thay đổi tính tình. Điều đó sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn.

    Những lúc phải lo nghĩ hay buồn phiền, bạn hãy nghĩ đến cái dạ dày. Thất tình, đụng chạm trong công sở, không vui vẻ trong gia đình, khủng hoảng tiền bạc… là những vấn đề có thể dẫn bạn đến bệnh đau dạ dày kinh niên.

    9. Mát xa bụng.

    Sau khi ăn tối hoặc trước khi đi ngủ bạn có thể xoa tay của bạn xung quanh rốn 64 vòng theo chiều kim đồng hồ. Thao tác đơn giản này không chỉ giúp duy trì trạng thái ổn định cho dạ dày mà còn kích thích dạ dày hoạt động tốt hơn, tránh lo lắng, giận dữ và các kích thích cảm xúc tiêu cực khác.

    Dược sĩ Hưng


    513Dalovi-tri-viem-loet-da-day-thuong-vi

    DALOVI – SỰ HỒI SINH CỦA DẠ DÀY

    Xem chi tiết sản phẩm tại đây.

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Tôi rất yên tâm khi sử dụng sản phẩm của Dược An Bình. Từ khi sử dụng PHARZUBEST – Bổ sung vitamin và khoáng chất, sức khoẻ của tôi được cải thiện nhiều.
    Quang Trần
    Khi sử dụng V-Sorento – Hỗ trợ chữa trị viêm đại tràng, các triệu trứng viêm đại tràng của tôi đã được cải thiện rõ rêt.
    Nguyễn Cường, 60 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội
    Khi dùng Grathozi – Trị nấm âm đạo, bệnh của tôi đã thuyên giảm và khỏi hẳn sau 7 ngày.
    Thu Hương