HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Tin sức khỏe

    Các nguyên nhân gây đau bụng, đau dạ dày

    Do đó, các chuyên gia đến từ Trung tâm y khoa thuộc Đại học Rochester ở New York (Mỹ) đã tiến hành nghiên cứu và đưa ra một số nguyên nhân sau có thể phát triển tình trạng đau dạ dày.

    Sỏi mật

    soi-mat
    Sỏi mật là một trong những nguyên nhân gây đau dạ dày
    Sỏi mật là sỏi hình thành trong túi mật (một túi nhỏ được treo dưới gan). Những viên sỏi này gây sưng và có thể ngăn trở không cho chất dịch qua dạ dày. Sỏi mật có xu hướng tấn công phía bên phải của vùng bụng trên, đặc biệt là sau khi ăn xong.
    Viêm tụy
    Viêm tụy có thể gây đau ở vùng bụng trên hoặc ở giữa. Một số người thậm chí còn bị đau chụp ổ đĩa. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể nghiêng hoặc nằm ngửa để có thể làm giảm cơn đau. Theo đó những cơn đau có thể giảm dần hoặc đau âm ỉ, buồn nôn và ói mửa. Theo tiến sỹ Kaul, uống rượu có thể là nguyên nhân gây nên hiện tượng này.
    Trào ngược dạ dày
    Trào ngược dạ dày (GERD) có thể gây đau dạ dày phía trên ngực hoặc phía bên dưới. Đôi khi hiện tượng này còn được gọi là chứng ợ nóng. Theo các chuyên gia, nguyên nhân gây nên hiện tượng này là do một van tách dạ dày thực quản bị yếu khiến thực phẩm và axit từ dạ dày trào ngược lên trên. Ngoài ra, việc ăn quá nhiều thức ăn hay các loại thực phẩm không lành mạnh, nhiều chất béo có thể khiến cho tình trạng này càng tồi tệ hơn.
    Trào ngược dạ dày khiến người bệnh bị đau bụng
    Không dung nạp lactose
    Theo số liệu thống kê, trên thế giới có hàng triệu người bị chứng không dung nạp lactose. Trên thực tế, ở một số khu vực trên thế giới, những người không dung nạp lactose còn nhiều hơn những người có thể tiêu hóa lactose (đây là một loại đường được tìm thấy trong sữa và các sản phẩm được làm từ sữa). Cách tốt nhất để loại bỏ tình trạng này là không nên sử dụng những sản phẩm từ sữa như sữa và phomat.
    Một số tác dụng phụ của thuốc
    Hầu như các loại thuốc tân dược đều gây tác dụng phụ, bao gồm những cơn đau tức vùng bụng. Theo tiến sỹ Kaul, thuốc giảm đau được gọi là NSAIDs (thuốc kháng viêm không steroid) như ibuprofen và aspirin cũng có thể gây ra phù nề niêm mạc dạ dày và thậm chí có thể dẫn đến loét dạ dày tá tràng.
    Viêm túi thừa
    viem-tui-thua
    Tình trạng viêm túi thừa
    Đây là tình trạng viêm của túi thừa hoặc túi hình thành trong lớp niêm mạc ruột, thường là đại tràng. Triệu chứng có thể bao gồm những cơn co thắt ở vùng bụng dưới và có thể đáp ứng với thuốc kháng sinh. Theo các chuyên gia, một chế độ ăn uống nhiều chất xơ có thể giúp giảm nhẹ cơn đau. Tuy nhiên, trong trường hợp nặng, nó có thể gây áp xe, chảy máu, và thậm chí thủng, dẫn đến đau nặng, hoặc thậm chí phải phẫu thuật hoặc nhập viện.
    Không dung nạp Gluten
    Một số người phản ứng nặng với gluten – một loại protein được tìm thấy trong lúa mì, lúa mạch và lúa mạch đen. Trường hợp nặng của hiện tượng không dung nạp gluten được gọi là bệnh celiac. Theo các chuyên gia, gluten gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến ruột non, lúc này ruột non không thể hoạt động bình thường do đó không thể hấp thu các chất dinh dưỡng. Triệu chứng của bệnh không dung nạp gluten, bệnh celiac là đầy hơi, gây khí, đau bụng, mệt mỏi và suy nhược.
    Lạc nội mạc tử cung
    Lạc nội mạc tử cung chỉ ảnh hưởng đến phụ nữ. Hiện tượng này xảy ra khi các tế bào từ lớp niêm mạc của tử cung thoát ra và bắt đầu phát triển ở các bộ phận khác trong cơ thể, thường là một nơi nào đó trong khung xương chậu bị đau hoặc chảy máu bất thường và có thể dẫn đến vô sinh.
    Vấn đề với tuyến giáp
    Mặc dù tuyến giáp nằm ở cổ nhưng nó vẫn gây ra những vấn đề ở các bộ phận dưới nó trong cơ thể. Theo các chuyên gia, nếu tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone (cường giáp), nó sẽ tăng tốc độ đường tiêu hóa, dẫn đến tiêu chảy và đau bụng. Mặt khác, tuyến giáp hoạt động kém (suy giáp) có thể làm chậm đường tiêu hóa, có khả năng dẫn đến táo bón.
    Ký sinh trùng
    nhiem-khuan-duong-tieu-hoa_3
     Ký sinh trùng gây đau bụng
    Không ai nghĩ rằng các triệu chứng của đau dạ dày là do ký sinh trùng hoặc một số các sinh vật khác. Nhưng điều này hoàn toàn có thể xày ra. Có khá nhiều loại ký sinh trùng nhưng phổ biến nhất ở Mỹ là Giardia và Cryptosporidium, thường có trong hồ bơi hoặc các nguồn nước bị ô nhiễm. Những ký sinh trùng này là nguyên nhân gây chuột rút, tiêu chảy hoặc buồn nôn. Ngoài ra, việc ăn những loại thực phẩm chưa được nấu chín hoặc ô nhiễm cũng khiến ký sinh trùng phát triển và hoạt động mạnh hơn.
    Đau ruột thừa
    Đau ruột thừa là chứng bệnh phổ biến ở trẻ em và các thanh thiếu niên, đôi khi hiện tượng này cũng xảy ra ở người lớn tuổi. Bệnh thường bắt đầu với những cơn đau ở giữa bụng, sau đó tiến vào phần dưới bên phải của bụng. Nếu ruột thừa không được cắt bỏ, nó có thể vỡ và dẫn đến khả năng đe dọa tính mạng.
    Căng thẳng
    Căng thẳng có thể gây đau đầu, huyết áp cao, mất ngủ và khiến dạ dày gặp rắc rối. Ngoài ra, căng thẳng cũng có liên quan đến vấn đề tiêu hóa khác (bao gồm chán ăn và giảm cân) cũng như hội chứng ruột kích thích. Theo một nghiên cứu được công bố năm 2012 trên tạp chí Gut, căng thẳng có thể gây đau bụng liên tục và đau dạ dày.
    Ngộ độc thực phẩm
    Ngộ độc thực phẩm từ virus hoặc vi khuẩn có thể gây ra đau bụng, cùng với tiêu chảy và nôn mửa. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, ngộ độc thực phẩm còn gây ra những hậu quả nghiêm trọng, thậm chí tử vong.
    Bệnh viêm ruột
    Bệnh viêm ruột (IBD) là tình trạng viêm bên trong ruột non hoặc đại tràng bao gồm bệnh Crohn và viêm loét đại tràng. Ngoài ra, bệnh viêm ruột còn dẫn đến đau bụng, tiêu chảy và chảy máu trực tràng. Bệnh viêm ruột cần phải được theo dõi chặt chẽ vì nó có thể dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng hơn sau này như ung thư chẳng hạn.
    Hội chứng ruột kích thích
    Hội chứng ruột kích thích không giống như bệnh viêm ruột, bệnh thường xuất hiện nhiều hơn ở nữ giới. Bệnh có thể gây đau bụng mãn tính kèm theo đó là tình trạng tiêu chảy và táo bón.
    Loét dạ dày
    3-1-1392348488874
    Bệnh loét dạ dày tá tràng hoặc loét trong dạ dày tá tràng (phần đầu tiên của ruột non) là nguyên nhân gây đau bụng. Những cơn đau thường xuất hiện ở khu vực giữa bụng trên và đôi khi xảy ra sau bữa ăn. Theo các chuyên gia, thuốc NSAID và vi khuẩn Helicobacter pylori ( H. pylori ) là nguyên nhân chính gây ra bệnh này.
    Kết luận:
    Trên đây là tất cả những nguyên nhân có thể khiến cho dạ dày của bạn bị đau. Vậy làm thế nào để có thể giải quyết dứt điểm tình trạng đau dạ dày. Hãy sử dụng các loại thuốc từ thiên nhiên để giảm các triệu chứng này theo lời khuyên của bác sĩ.
    Dược sĩ Hưng

    513Dalovi-tri-viem-loet-da-day-thuong-vi

    DALOVI – SỰ HỒI SINH CỦA DẠ DÀY
    Xem chi tiết tại đây.

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Khi dùng Grathozi – Trị nấm âm đạo, bệnh của tôi đã thuyên giảm và khỏi hẳn sau 7 ngày.
    Thu Hương
    Tôi rất yên tâm khi sử dụng sản phẩm của Dược An Bình. Từ khi sử dụng PHARZUBEST – Bổ sung vitamin và khoáng chất, sức khoẻ của tôi được cải thiện nhiều.
    Quang Trần
    Tôi đã mua Canxi King cho cháu nhà tôi uống. Sản phẩm rất tốt và dễ uống.
    Nguyễn Minh, Khu D8, Thành Công, Đống Đa, Hà Nội