HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Sức khỏe sinh sản

    Những điều cần biết về vỡ tử cung khi mang thai

    Theo Hội sản Phụ khoa Việt Nam vào năm 2000, vỡ tử cung chiếm 2,08% tổng số 5 tai biến sản khoa, nhưng năm 2001 đã tăng lên 2,45%. Như vậy, vỡ tử cung đang là một vấn đề cần phải quan tâm nhiều hơn nữa để hạ thấp tỷ lệ tai biến này.
     
    Vỡ tử cung là gì?
     
    Vỡ tử cung là một vết rách trên thành tử cung, thường ở vị trí của vết mổ đẻ trước đó. Khi bị vỡ hoàn toàn, vết rách toạc qua các lớp của thành tử cung và hậu quả có thể nguy hiểm cho thai phụ và thai nhi.
     
    May mắn là vỡ tử cung thường hiếm xảy ra, nhất là đối với những phụ nữ chưa từng đẻ mổ, chưa từng có phẫu thuật tử cung hoặc chưa từng bị vỡ tử cung trước đó. Vỡ tử cung thường xảy ra trong quá trình lâm bồn, nhưng cũng có thể xảy ra trước khi bà bầu có các cơn co tử cung sắp sinh.
     
     
    Vỡ tử cung gây nguy hiểm cho cả bà mẹ và thai nhi
     
    Tỷ lệ tử vong hiện nay còn rất cao 25-50%, tính chung trên thế giới khoảng 43% chủ yếu ở các nước đang phát triển (90%).
     
    Ở nước ta, có khoảng trên 10 ca tử vong mẹ trong tổng số sinh hàng năm 1,5 triệu bé và như vậy, có khoảng 5 người tử vong do vỡ tử cung mà ta có thể hạn chế được.
     
    Nguyên nhân của hiện tượng vỡ tử cung
     
    Có  ba  loại nguyên nhân gây vỡ tử cung là những nguyên nhân do mẹ, do thai và do thầy thuốc gây nên.
     
    Nguyên nhân do người mẹ
    • Do khung chậu xương: Khung chậu méo, hẹp , bất thường.
    • Tình trạng tử cung: Dị dạng, tử cung kém phát triển, tử cung đôi.
    • Sẹo ở tử cung: Những sẹo ở tử cung do phẫu thuật về phụ khoa như bóc tách nhân xơ, khâu lỗ thủng ở tử cung, sửa chữa những dị dạng hoặc bất thường của tử cung hoặc nguyên nhân do sản khoa như mổ lấy thai cũ hoặc là những tổn thương vào lớp cơ tử cung khi bóc rau nhân tạo hay nạo phá thai gây nên.
    • Cơn co tử cung quá mạnh.
    • Các khối u tiền đạo của người mẹ như u nang buồng trứng, u xơ tử cung, các khối u tiểu khung hoặc âm đạo ngăn cản không cho thai xuống.
    • Đẻ nhiều lần, hoặc suy dinh dưỡng làm chất lượng cơ tử cung kém.
    Nguyên nhân do thai
    • Thai to toàn phần hay từng phần.
    • Thai dị dạng, dính nhau, não úng thuỷ.
    • Do các ngôi bất thường, kiểu thế bất thường hoặc đầu cúi không tốt.
    Nguyên nhân do thầy thuốc
    • Những tổn thương do cuộc đẻ hoặc can thiệp thủ thuật đường dưới làm rách cổ tử cung kéo lên đoạn dưới.
    • Làm các thủ thuật không đúng chỉ định và không đúng kỹ, thuật : forceps, giác hút, xoay thai.
    • Làm các thủ thuật thô bạo : kiểm soát tử cung, nội xoay thai.
    • Dùng thuốc tăng co tử cung (Oxytoxin) không đúng
    Triệu chứng 
     
    Vỡ tử cung trong thai kỳ thường xảy ra ở 3 tháng giữa và 3 tháng cuối của thai kỳ và không có dấu hiệu báo trước (dấu hiệu doạ vỡ tử cung).
     
    Triệu chứng cơ năng
     
    Bệnh nhân thấy đột ngột đau chói ở vùng tử cung thường là ở chỗ vết mổ cũ. Có khi choáng nặng gây nguy hiểm cho tính mạng của người mẹ và thai nhi, đôi khi triệu chứng chỉ xuất hiện thoáng qua không gây nguy hiểm cho tính mạng của người mẹ nhưng vẫn có thể gây nguy hiểm cho tính mạng của thai nhi.
     
    Triệu chứng thực thể
    • Toàn trạng có dấu hiệu choáng, có khi choáng nặng: Mặt tái nhợt, thở nông và nhanh, vẻ mặt hốt hoảng, lo lắng, chân tay lạnh toát vã mồ hôi, mạch nhanh, huyết áp hạ, có trường hợp ngừng tim. Nhưng cũng có trường hợp chỉ choáng nhẹ.
    • Bụng đau toàn bộ, có khi phản ứng phúc mạc rất rõ.
    • Không thấy hình thù của tử cung, sờ thấy các phần của thai nhi ngay dưới thành bụng, trường hợp vỡ tử cung không hoàn toàn thì có thể sờ thấy tử cung bình thường nhưng sẽ sờ thấy đau chói ngay tại vùng sẹo của tử cung bị rạn nứt.
    • Nghe: nếu nhau bị bong sổ luôn vào ổ phúc mạc thì thai chết và tim thai không còn.
    • Gõ bụng thấy đục toàn bộ.
    • Thăm khám âm đạo: Không thấy ngôi thai, có máu đỏ tươi theo tay khám.
    Cần chú ý: Có trường hợp sẹo mổ cũ bị toác ra nên không có dấu hiệu điển hình của chảy máu trong như đã mô tả ở trên.
     
    Cận lâm sàng
    • Siêu âm : Thai nhi nằm trong ổ bụng, ổ bụng có dịch nhiều, hoặc ít, tim thai âm tính.
    • Xét nghiệm: Hồng cầu, Hemoglobin và Hematocrit giảm đột ngột trong trường hợp mất máu nhiều. Trường hợp chỉ mới nứt vết mổ thì ít có dấu hiệu của xuất huyết nội.
    Người ta chia vỡ tử cung trong chuyển dạ làm 2 nhóm:
    • Vỡ tử cung tự nhiên: là vỡ tử cung không do sự can thiệp của người đở đẻ.
    • Vỡ tử cung do sự can thiệp bằng các thủ thuật sản khoa như ngôi xoay thai, kéo đầu hậu trong ngôi ngược, thủ thuật forceps, sinh hút…
    Điều trị và dự phòng
     
    Tốt nhất ở các cơ sở sản khoa nên theo dõi (theo quy ước) thai bằng một sản đồ (fartogiaphe). Tùy giai đoạn lúc nào phải mổ, lúc nào phải chuyển bệnh nhân về tuyến cao hơn kèm theo hồ sơ theo dõi chuyển dạ. Nói chung nên chú ý:
    • Cánh giác cao với bệnh nhân có tiền sử sinh phải can thiệp. Người mẹ lớn tuổi (>35 tuổi) sinh nhiều lần (>3 lần) hay nghi thai to toàn phần hay từng phần. Nếu có điều kiện chụp một phim X-quang để xác định.
    • Cách xử trí: tùy thuộc vào tổn thương ở tử cung. Nếu rách phức tạp, đã lâu nên cắt tử cung. Chỉ khâu lại vết rách khi tổn thương gọn rõ ràng, nhất là người mẹ còn muốn sinh tiếp. Có trường hợp sản phụ bị shock nặng, kéo dài vẫn nên mổ bụng để cầm máu, truyền máu tươi, dịch truyền khác. Đây là điều kiện mà nhiều bệnh viện có thể thực hiện được ở ta hiện nay.

    Điều trị và dự phòng chứng vỡ tử cung

    Cách hạn chế vỡ tử cung khi mang thai
     
    Có thể trong thời gian chuyển dạ, sự đau đớn và mệt mỏi khiến các bà bầu có cảm giác chán ăn, và không quan tâm nhiều đến vấn đề ăn uống. Tuy nhiên để đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ cần thiết cho quá trình “vượt cạn” lại rất quan trọng đối với sản phụ kể cả trong trường hợp bạn sinh thường hay sinh mổ.
    • Đối với sản phụ sinh thường: Chỉ nên ăn các thức ăn thường và dễ tiêu. Tốt nhất nên uống nước trái cây vắt, nước đường hoặc nước lọc để tránh tình trạng mất nước.
    • Đối với sản phụ sinh mổ: Nếu bạn đã có chỉ định sinh mổ thì bạn không nên ăn gì. Bởi nếu trong lúc gây mê mà dạ dày của bạn chứa thức ăn, thức uống thì sẽ có nguy cơ trào ngược thức ăn từ dạ dày vào phổi

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Tôi đã mua Canxi King cho cháu nhà tôi uống. Sản phẩm rất tốt và dễ uống.
    Nguyễn Minh, Khu D8, Thành Công, Đống Đa, Hà Nội
    Tôi đã sử dụng sản phẩm trà An Bình được một thời gian. Thực sự, sản phẩm rất tốt và tình trạng huyết áp thấp của em được cải thiện rõ rệt. Cám ơn Dược phẩm An Bình rất nhiều!
    Thị Hồng Duyên – Tân Yên, Bắc Giang
    Khi dùng Grathozi – Trị nấm âm đạo, bệnh của tôi đã thuyên giảm và khỏi hẳn sau 7 ngày.
    Thu Hương