HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Các bệnh khác

    Rối loạn lo âu

    Rối loạn lo âu là gì?
     
    Rối loạn lo âu, tên tiếng Anh là anxiety disoider, là một trong những rối loạn tâm lý phổ biến, thường gặp ở tuổi vị thành niên trở lên. Đây không phải là bệnh mới, nhưng ở thời đại ngày nay nó tiến triển mạnh mẽ, với số lượng bệnh nhân không ngừng tăng lên.
     
    Bệnh thường kết hợp với các rối loạn khác như trầm cảm, rối loạn nhân cách, rối loạn ăn uống, rối loạn dạng cơ thể. Hầu hết mọi người đều trải qua những giai đoạn khó khăn về tâm lý. Stress, căng thẳng, lo âu… là tình trạng tâm lý rất bình thường trong cuộc sống hằng ngày. Chỉ bất thường khi những lo lắng ấy luôn thường trực, hoặc lo lắng về một việc không hề xảy ra, đến nỗi chúng ta không thể đảm đương được những công việc hằng ngày nữa. Trạng thái tâm lý bất ổn đó kéo dài trên 6 tháng sẽ bị xếp vào dạng bệnh rối loạn lo âu.
     
    Rối loạn lo âu là bệnh lý thường gặp với tỷ lệ mắc bệnh chung trong 1 năm khoảng 3%, và tỷ lệ bệnh chung suốt đời là 5%. Phái nữ mắc bệnh này nhiều gấp 2 lần nam giới, tuổi khởi bệnh thường khó xác định, nhưng bệnh nhân hay đi khám bệnh trong độ tuổi từ 20–30. Tuy nhiên, chỉ có 1/3 đến khám và điều trị chuyên khoa tâm thần, số còn lại điều trị tại các bác sĩ đa khoa, tim mạch, hô hấp, tiêu hóa…
     
     
    Rối loạn lo âu cũng có thể xuất hiện ở trẻ em
     
    Nguyên nhân gây rối loạn lo âu
     
    Tương tự các rối loạn tâm thần khác, nguyên nhân của rối loạn lo âu chưa được biết rõ. Các nhà nghiên cứu cho rằng có thể liên quan đến các chất hoá học trong não thường gọi là các chất dẫn truyền thần kinh (neurotransmitters) như serotonin, GABA (gamma-aminobutyric acid) và norepinephrine. Tuy nhiên, nguyên nhân có thể là một sự phối hợp của những quá trình sinh học trong cơ thể, các yếu tố di truyền, của môi trường chung quanh và  những tình huống trong cuộc sống.
     
    Ngoài ra, một số bệnh sau cũng được cho là có liên quan đến chứng rối loạn lo âu:
    • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD).
    • Bệnh tim.
    • Suy giáp hoặc cường giáp.
    • Thời kỳ mãn kinh.
    Biểu hiện của bệnh
     
    – Người bệnh có cảm giác lo âu hoặc lo âu quá mức về một sự kiện hoặc một hoạt động nào đó, xảy ra phần lớn thời gian trong ít nhất 6 tháng. Những vấn đề lo âu đó xuất hiện mà người bệnh không thể hoặc khó kiểm soát nó. Các triệu chứng chủ yếu gồm: căng thẳng vận động, tăng hoạt động thần kinh tự trị và sự cảnh giác về nhận thức.
     
    – Lo âu thường quá mức và ảnh hưởng đến các lĩnh vực đời sống của người bệnh. Sự căng thẳng vận động biểu hiện bằng trạng thái bị run, bứt rứt và đau đầu. Sự tăng thần kinh tự trị thường biểu hiện bằng thở dốc, vã mồ hôi, hồi hộp và các triệu chứng dạ dày, đường ruột. Sự cảnh giác nhận thức thể hiện qua trạng thái dễ bực tức và dễ giật mình.
     
    – Ngoài ra, bệnh lý rối loạn lo âu còn khiến người bệnh dễ mệt mỏi, khó tập trung chú ý, hay bực tức, rối loạn giấc ngủ… Những rối loạn trên gây khó chịu rõ rệt về lâm sàng hoặc ảnh hưởng đến hoạt động xã hội, nghề nghiệp và các lĩnh vực quan trọng khác.
     
    – Rối loạn này không do các tác động sinh lý trực tiếp của một chất hoặc một bệnh cơ thể và không xảy ra chỉ trong một rối loạn khí sắc, một rối loạn loạn thần hoặc một rối loạn phát triển lan tỏa. Bệnh nhân rối loạn lo âu thường đến khám bác sĩ đa khoa bởi các triệu chứng cơ thể.
     
     
    Rối loạn lo âu ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của người bệnh
     
    Các loại rối loạn lo âu
     
    Rối loạn lo âu có sáu thể bệnh:
     
    – Rối loạn lo âu lan tỏa: những lo lắng, sợ hãi luôn luôn thường trực làm ảnh hưởng đến công việc hàng ngày của bạn hoặc bạn có những lo lắng là có một điều gì không tốt với bạn đang chuẩn bị xảy đến. Những bệnh nhân lo âu lan tỏa thường cảm thấy lúc nào cũng lo lắng, mặc dầu họ không biết tại sao và thường có biểu hiện kèm theo như mất ngủ, nóng rát  và đau dạ dày, bồn chồn bất an, mệt mỏi…
     
    – Rối loạn hoảng sợ: được đặc trưng bởi những cơn hoảng hốt sợ hãi, tim đập nhanh, thở nhanh, nông, run rẩy chân tay, cảm giác buồn nôn, cảm thấy như mất sự kiểm soát hoặc cảm giác như mình bị điên. Bệnh nhân thường kèm theo tình trạng sợ đám đông hoặc sợ khoảng trống, tránh đến những nơi công cộng như siêu thị, đi máy bay…
     
    – Sợ đặc hiệu: là một sự sợ hãi không có thật hoặc một sự sợ hãi quá mức một đồ vật, một hành động hoặc một tình huống thực sự không nguy hiểm. Sợ đặc hiệu phổ biến là sợ động vật. Ví dụ như sợ rắn hoặc nhện, sợ độ cao hoặc sợ đi máy bay. Trong những trường hợp nặng, bệnh có thể kéo dài và người bệnh thường tránh những tình huống gây sợ này. Điều này làm cho bệnh nặng thêm.
     
    – Rối loạn stress sau sang chấn: là một sự lo lắng xảy ra sau khi gặp phải một sự kiện gây shock hoặc sự kiện gây đe dọa cuộc sống của bạn với những biểu hiện hồi tưởng hoặc ác mộng về những việc xảy ra, tăng sự cảnh giác, hay hoảng hốt, thu rút quan hệ với người khác, tránh những tình huống gợi lại sang chấn.
     
    – Rối loạn lo âu sợ xã hội: bạn có sự sợ hãi là người khác đánh giá không tốt về bạn ở những nơi công cộng, nói một cách dễ hiểu hơn là bạn quá mất tự tin, ngượng ngùng khi ra trước đám đông. Trong những trường hợp nặng người bệnh thường tránh hết mọi giao tiếp xã hội.
     
    – Rối loạn ám ảnh cưỡng bức: được đặc trưng bởi những ý nghĩ hoặc những hành vi không mong muốn nhưng không thể kiểm soát hoặc không thể không thực hiện được, ví dụ như bạn rất sợ tay bẩn và có thể mất hàng tiếng đồng hồ để rửa tay, bạn luôn sợ rằng mình quên không khóa cửa và phải kiểm tra nhiều lần…
     
    Một số yếu tố tăng nguy cơ hình thành rối loạn lo âu
     
    Tuổi thơ bất hạnh
     
    Trẻ có tuổi thơ bất hạnh và nhiều nghịch cảnh, chứng kiến những hình ảnh gây tổn thương, có nguy cơ rối loạn lo âu cao hơn.
     
    Bệnh Tật
     
    Mắc phải bệnh nặng, như ung thư chẳng hạn, có thể làm bạn lo âu. Lo âu về tương lai, về cách điều trị, về chi phí có thể vượt quá khả năng chịu đựng của mình.
     
    Stress
     
    Nhiều tình huống stress dồn dập trong cuộc sống có thể khởi phát sự lo âu quá mức. Ví dụ bệnh tật đi kèm với stress bị mất việc và mất thu nhập là khởi đầu cho rối loạn lo âu.
     
    Nhân cách
     
    Một số dạng nhân cách nào đó dễ sinh rối loạn lo âu.  Những người không đạt được nhu cầu về tâm lý, như trường hợp không có những liên hệ gần gũi được đáp ứng đầy đủ, có thể cảm thấy kém an toàn và có nguy cơ cao rối loạn lo âu. Ngoài ra, một số rối loạn nhân cách, như rối loạn nhân cách giáp ranh (borderline personality disorder), cũng đi kèm rối loạn lo âu.
     
    Di truyền
     
    Một số chứng cứ cho thấy rối loạn lo âu có yếu tố di truyền khiến nó thường gặp ở nhiều thành viên trong cùng một gia đình.
     
    Chữa trị rối loạn lo âu
     
    – Điều trị rối loạn lo âu chủ yếu là kết hợp các phương pháp tâm lý, hóa dược và nâng đỡ. Việc điều trị đòi hỏi nhiều thời gian dù với bác sĩ chuyên khoa tâm thần và nhà tâm lý lâm sàng. Điều trị tâm lý chủ yếu là liệu pháp nhận thức hành vi và nâng đỡ. Cách tiếp cận nhận thức giúp giải quyết các lệch lạc về nhận thức của bệnh nhân và cách tiếp cận hành vi nhằm cải thiện triệu chứng của cơ thể. Kỹ thuật chính là thư giãn và phản hồi sinh học.
     
    – Liệu pháp nâng đỡ bao gồm giải thích hợp lý, trấn an và tạo sự thoải mái cho người bệnh. Hầu hết bệnh nhân cảm thấy giảm lo âu khi được tạo cơ hội để thảo luận về các khó khăn của họ với nhà trị liệu. Sự giảm triệu chứng thường giúp bệnh nhân hoạt động hiệu quả hơn trong công việc hàng ngày và trong các quan hệ, những tưởng thưởng và khích lệ này bản thân chúng cũng có tác dụng trị liệu.
     
    – Khoảng 25% bệnh nhân tái phát trong tháng đầu sau khi ngưng điều trị và 60-80% tái phát trong năm tiếp theo. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy, nếu việc điều trị tâm lý được kéo dài cả sau khi ngưng điều trị hóa dược thì tỷ lệ tái phát sẽ giảm rất nhiều.
     
     
    Người bị rối loạn lo ây nên tập luyện thể dục thường xuyên
     
    – Ngoài việc dùng thuốc và điều trị tâm lý, những người mắc rối loạn lo âu sẽ nhanh khỏi bệnh hơn nếu họ được người thân giúp đỡ, an ủi, động viên và khích lệ. Khi người bệnh tâm sự với bạn về nỗi lo lắng nào đó, bạn đừng vội phủ nhận. Hãy tìm cách giải thích thật cụ thể và dễ hiểu với tất cả sự cảm thông, người bệnh sẽ bớt lo lắng hơn.
     
    – Người bị rối loạn lo âu cũng nên tập thể dục thường xuyên, đặc biệt là luyện tập yoga, học các bài tập thả lỏng, khí công thở để điều hòa khí huyết, thư giãn tinh thần, từ đó dễ trút bỏ được căng thẳng và kiểm soát được lo âu.
     
    – Trong các mối quan hệ xã hội, người bị rối loạn lo âu chỉ nên tập trung vào những mối quan tâm mang tính sáng tạo, sẽ tốt hơn là những mối quan tâm mang tính cạnh tranh; gạt bỏ những suy nghĩ tiêu cực, đồng thời củng cố những cảm giác tích cực.
     
    – Nếu có điều kiện, người bệnh nên theo học những lớp học xây dựng tính tích cực nhằm thích nghi với môi trường hoàn cảnh, nâng cao khả năng quyết đoán để làm tăng thêm lòng tự tin và sức mạnh nội tâm.
     

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Tôi đã sử dụng sản phẩm trà An Bình được một thời gian. Thực sự, sản phẩm rất tốt và tình trạng huyết áp thấp của em được cải thiện rõ rệt. Cám ơn Dược phẩm An Bình rất nhiều!
    Thị Hồng Duyên – Tân Yên, Bắc Giang
    Tôi rất yên tâm khi sử dụng sản phẩm của Dược An Bình. Từ khi sử dụng PHARZUBEST – Bổ sung vitamin và khoáng chất, sức khoẻ của tôi được cải thiện nhiều.
    Quang Trần
    Khi sử dụng V-Sorento – Hỗ trợ chữa trị viêm đại tràng, các triệu trứng viêm đại tràng của tôi đã được cải thiện rõ rêt.
    Nguyễn Cường, 60 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội