HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Sức khỏe người cao tuổi

    Tại sao người già khó ngủ?

    Ngừng thở trong lúc ngủ

    Theo Ths Nguyễn Quang Bảy (Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội), ngừng thở trong lúc ngủ ở người già (hay gặp ở người béo phì) là hiện tượng phổ biến nhất của các bệnh gây rối loạn giấc ngủ tiên phát khiến người già mất ngủ.
     
    Ngừng thở khi ngủ có hai dạng: Ngừng thở khi ngủ do tắc nghẽn và do thần kinh trung ương. Ngừng thở khi ngủ do tắc nghẽn là dạng hay gặp hơn, xảy ra khi cơ ở thành sau họng bị giãn. Các cơ này nâng đỡ vòm miệng mềm, lưỡi gà, amiđan và lưỡi. Do cơ giãn, đường thở bị hẹp hoặc tắc nghẽn, khi đó, hô hấp bị gián đoạn trong chốc lát. Vì ngừng thở làm giảm nồng độ ôxy trong máu, não cảm nhận được tình trạng giảm ôxy và đánh thức giấc ngủ để có thể mở lại đường thở. Tuy nhiên, sự tỉnh giấc này thường ngắn tới mức người bị đánh thức không thể nhớ được. Chu trình ngừng thở như vậy có thể lặp lại trên 10 lần/giờ trong suốt cả đêm. Do vậy, khả năng đạt được giấc ngủ sâu bị giảm đi gây cảm giác buồn ngủ vào ban ngày.
     
    Rất nhiều người bị ngừng thở khi ngủ do tắc nghẽn không biết là giấc ngủ của mình bị gián đoạn. Họ cứ nghĩ  mình ngủ ngon giấc suốt đêm.
     
    Ngừng thở khi ngủ do thần kinh trung ương ít gặp, xảy ra khi não không truyền được tín hiệu đến các cơ hô hấp khiến họ thường tỉnh giấc đột ngột do tăng nồng độ carbon dioxid trong máu và kèm theo giảm nồng độ ôxy. Dấu hiệu để nhận biết chứng ngừng thở trong lúc ngủ gồm: Thấy buồn ngủ nhiều vào ban ngày, ngáy to, cảm nhận được có những cơn ngừng thở khi ngủ, cảm giác miệng khô, đau họng sau khi thức dậy…
     
     
    Mất ngủ ở người già là tình trang khá phổ biến
     
    Đau xương khớp
     
    Các bệnh lý gây rối loạn giấc ngủ thứ phát như: Đau xương khớp, thoái hóa khớp, loãng xương… cũng làm cho người già bị tỉnh giấc và khó ngủ tiếp do những cơn đau này thường tăng nặng vào quãng thời gian nửa đêm gần sáng. Tương tự, các bệnh lý khác như: Thiếu máu cơ tim gây đau ngực, hiện tượng tiểu đêm do u xơ tuyến tiền liệt, do bệnh đái tháo đường hoặc khó thở do suy tim, viêm phế quản, hen phế quản… cũng là những nguyên nhân khiến người già mất ngủ.
     
    Trầm cảm
     
    Trong các bệnh lý về tâm thần kinh gây rối loạn giấc ngủ khiến người già khó ngủ thì bệnh trầm cảm chiếm tỷ lệ nhiều nhất. Các bệnh nhân bị trầm cảm thường khó bắt đầu giấc ngủ hoặc bị đánh thức sớm hoặc bị kích động nên rất khó ngủ. Các rối loạn tâm thần khác như: Lo âu, sa sút trí tuệ, sợ mất uy tín, lấn cấn về vấn đề tiền nong, sức khỏe, tai nạn của người thân trong gia đình, bạn bè cũng khiến người già khó bắt đầu giấc ngủ.
     
    Uống thuốc
     
    Một nguyên nhân có vẻ trái ngược là khi bị mất ngủ, người già thường dựa vào thuốc ngủ. Tuy nhiên, có một số loại thuốc dùng để điều trị mất ngủ lại có tác dụng phụ gây buồn ngủ vào ban ngày khiến người bệnh ngủ nhiều hơn vào ban ngày. Hậu quả là họ càng ít ngủ hơn vào ban đêm. Ngoài ra, một số loại thuốc điều trị các bệnh như: Thuốc nội tiết tố tuyến giáp, thuốc điều trị bệnh thần kinh, thuốc điều trị bệnh trầm cảm… hay một số chất như nicotin (có trong thuốc lá) đều có thể là nguyên nhân gây cản trở giấc ngủ ngon của người già.
     
     
    Uống thuốc ngủ đôi khi gây tác dụng ngược
     
    Bí quyết giúp người già ngủ ngon
     
    Để có giấc ngủ ngon, người già cần loại bỏ những thói quen không tốt cho giấc ngủ bằng cách:
    • Tránh mọi tác nhân kích thích: ít nhất 2 giờ trước khi đi ngủ không uống rượu; sau 4 giờ chiều không hút thuốc lá (nếu bỏ thuốc lá, thuốc lào thì càng tốt), không uống cà phê; cũng không nên dùng các thức ăn, đồ uống có caffein trước khi đi ngủ.
    • Tập luyện đều đặn, tốt nhất là tập vào cuối buổi chiều nhưng cần tránh tập các môn hoạt động thể lực mạnh sau 6 giờ chiều. Các bài tập như: đi bộ, xoa bóp, thư giãn rất tốt cho tuổi già và giấc ngủ.
    • Phòng ngủ phải yên tĩnh, ánh sáng thích hợp, bảo đảm thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông; không có gió lùa nhất là về mùa rét.
    • Tắm nước ấm trước khi đi ngủ sẽ làm tăng nhiệt độ cơ thể và giúp người già bắt đầu giấc ngủ dễ dàng hơn.
    Không nên:
    • Đọc sách báo, xem ti vi, nhìn đồng hồ khi vào phòng ngủ.
    • Khi tỉnh dậy buổi sáng không nên nán lại trên giường quá lâu.
    • Không nên tập thể dục nhiều sau 6 giờ chiều.
    • Không ngủ nhiều vào ban ngày và chỉ đi ngủ khi đã cảm thấy buồn ngủ hay sẵn sàng cho giấc ngủ.
    Một số liệu pháp giúp giấc ngủ ngon hơn ở người cao tuổi.
    • Gõ ngón trỏ (gõ mạnh vừa phảI bằng mô đốt ngón 3) lên đầu lông mày hai bên, mỗi bên 30-60 lần. Xong vuốt nhẹ lông mày 2 bên từ đầu đến đuôi lông mày.
    • Gãi chân tóc từ trán ra sau gáy trong 2-3 phút bằng 10 đầu ngón tay hoặc bằng lược.
    • Xoa nóng 2 bàn chân. 
    • Ngâm chân nước ấm 38-43oC trong 20 phút, mỗi ngày 2 lần, trong đó có một lần trước khi đi ngủ buổi tối. 
    • Hoa chuối 30g rửa sạch, thái nhỏ; Tim lợn một quả, rửa sạch, bổ tư ; xào chín với hoa chuối, ăn cả cái lẫn nước.
    • Hoa thiên lý xào với tim lợn hoặc nấu canh với thịt nạc, ăn hàng ngày.
    • Tâm sen 2-4g/ngày, hãm với nước sôi, uống thay trà. 
    • Lá vông nem (chọn lá bánh tẻ) rửa sạch, luộc hoặc nấu canh ăn; cũng có thể hãm trà 2-4g/ngày hoặc dùng dướI dạng cao lỏng (2-4g/ngày), uống trước khi đi ngủ buổi tối.
    • Lạc tiên: lấy ngọn non, rửa sạch, luộc chín; ăn vào buổi chiều hoặc vài giờ trước khi đi ngủ buổi tối.
    • Nước ép quả cà chua pha với mật ong, uống buổi tối. Nếu vẫn không cải thiện được giấc ngủ mới phải dùng thuốc. Theo khuyến cáo của các nhà lão khoa, các cụ chỉ nên dùng thuốc ngủ hay các thuốc an thần gây ngủ tân dược khi thật cần; và nên bắt đầu bằng một loại thuốc ngủ có nguồn gốc thảo dược và cũng chỉ nên sử dụng trong dăm bảy tối để tránh độc cho gan, thận và tránh lệ thuộc thuốc ngủ. Cũng nên kết hợp với thư giãn hoặc thở bụng (thở 4 thì: hít vào hết sức cho bụng phình lên tối đa ngừng vài giây thở ra hết tới khi bụng hóp lại hết cỡ thở ra)… tạo điều kiện đi vào giấc ngủ dễ dàng.
     
    Stress cũng là một trong những nguyên nhân gây mất ngủ ở người già
     
    Ngoài ra còn có thể chữa mất ngủ bằng một số huyệt sau:
    • Huyệt nội quan: Ở chính giữa lằn chỉ cổ tay phía trong đo lên hai thốn; có tác dụng định tâm thần. Chữa mất ngủ, tim hồi hộp, đau nhói vùng tim, hạ huyết áp, nấc, đau dạ dày, nôn mửa.
    • Huyệt thần môn: Ở chỗ lõm sát xương đậu trên nếp gấp cổ tay phía sau gan ngón tay út gần động mạch trụ. Chữa mất ngủ, hay quên, hoảng sợ, suy nhược thần kinh, đau nhói vùng tim.
    • Huyệt tam âm giao: Ở lồi cao mắt cá trong đo lên 3 thốn (hoặc khép 4 ngón tay lại), sau bờ xương chày 2 phân. Chữa đau đầu ,mất ngủ, suy nhược thần kinh, đau bụng.
    • Huyệt bách hội: Ở đỉnh đầu, chỗ lõm nơi gặp nhau của đường nối hai mỏm tai và đường bổ dọc đầu. Chữa đau đầu , mất ngủ, suy nhược thần kinh.
    • Ấn đường: Điểm giữa khoảng hai đầu lông mày, thẳng sống mũi lên, có tác dụng định thần trí, thanh nhiệt, an thần, chữa mất ngủ.
    Với những cách điều trị đơn giản này, các bạn có thể tự điều trị tại nhà đơn giản nhưng rất hiệu quả. Kiên trì điều trị giúp các bạn có được những giấc ngủ ngon.
     

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Tôi rất yên tâm khi sử dụng sản phẩm của Dược An Bình. Từ khi sử dụng PHARZUBEST – Bổ sung vitamin và khoáng chất, sức khoẻ của tôi được cải thiện nhiều.
    Quang Trần
    Tôi đã sử dụng sản phẩm trà An Bình được một thời gian. Thực sự, sản phẩm rất tốt và tình trạng huyết áp thấp của em được cải thiện rõ rệt. Cám ơn Dược phẩm An Bình rất nhiều!
    Thị Hồng Duyên – Tân Yên, Bắc Giang
    Khi sử dụng V-Sorento – Hỗ trợ chữa trị viêm đại tràng, các triệu trứng viêm đại tràng của tôi đã được cải thiện rõ rêt.
    Nguyễn Cường, 60 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội