HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Sức khỏe người cao tuổi

    Bệnh mùa đông ở người già và cách phòng tránh

    Đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa là yếu tố tác động xấu đến sức khỏe & sinh hoạt người cao tuổi. Sự giảm chức năng hoạt động hệ tim mạch và hệ miễn dịch là yếu tố quan trọng nhất dẫn đến một số bệnh đặc thù.

    Sau đây là một số bệnh dễ xảy ra ở người cao tuổi trong thời điểm này và cách phòng tránh:
     
    Bệnh xương khớp
     
    Bệnh xương khớp (gồm viêm khớp, loãng xương…) đứng đầu tiên trong số các bệnh già khi chuyển mùa. Quá nửa người cao tuổi bị viêm xương khớp. Thuốc chữa bệnh này cũng nhiều, nhưng cách giữ cho cơ thể vận động được trơn tru vẫn điều quan trọng nhất, phải đi đứng ít nhất ba giờ đồng hồ mỗi ngày. 
     
    Người cao tuổi nên thường xuyên tập thể dục, đi lại, phân phối thời gian nằm và vận động hợp lý. Vận động từ từ vào buổi sáng, các màng hoạt dịch sẽ được kích hoạt và tiết dịch bôi trơn nhiều hơn.
     
     
    Bệnh xương khớp rất hay "dở chứng" mỗi khi trở trời
     
    Bệnh da
     
    Viêm da liên cầu
     
    Bệnh thường biểu hiện bằng các đám da đỏ, mụn nước rải rác toàn thân, trên đầu nhiều vảy, ngứa. Người bệnh luôn cảm thấy lạnh do mất nhiệt qua da. Những trường hợp này bắt buộc phải dùng thuốc bôi tại chỗ kết hợp điều trị kháng sinh, kháng viêm theo đơn bác sĩ da liễu. Cần luôn luôn giữ da thoáng mát, tránh mặc quần áo chật, nên làm việc trong môi trường ít nóng bức. Ở người già cần kiểm tra đường máu thường xuyên, nếu đường máu tăng cần chữa trị và theo dõi liên tục, cần lưu ý đến những vết thương trầy xước nhỏ. Bệnh nặng hơn phải vào viện điều trị.
     
    Viêm da cơ địa
     
    Viêm da cơ địa thường tiến triển mạn tính, có thể khỏi một thời gian, sau đó lại tái phát. Bệnh có tính chất gia đình. Các thành viên trong gia đình hoặc chính bản thân bệnh nhân có thể mắc một trong những bệnh hen phế quản, viêm mũi dị ứng, viêm da cơ địa. 
     
    Thời tiết càng khô hanh thì da của người bệnh càng trở nên dày, khô, mốc trắng và ngứa. Vùng da dễ bị khô dày và tổn thương do gãi nhiều thường là nách, kẽ vú, bẹn, khuỷu tay, khoeo chân. Có người không chịu được ngứa đã gãi nhiều nên vùng da này càng dày hơn trông như hằn cổ trâu.
     
    Việc điều trị không dễ bởi các tổn thương bị nhiễm khuẩn, dùng thuốc hay có tác dụng phụ. Vì vậy người bệnh nên được bác sĩ da liễu chỉ định dùng thuốc và theo dõi chặt. Tuyệt đối không gãi, không cạo, không chà xát. Nên rửa nhẹ nhàng bằng nước lã bình thường ngày 2 lần, không dùng xà phòng.
     
     
    Viêm da cơ địa là bệnh rất hay gặp ở người già mỗi khi mùa đông
     
    Vảy nến
     
    Người bệnh thấy xuất hiện các đám mảng đỏ kích thước khác nhau, giới hạn rõ, hơi gồ cao, nền cứng cộm. Có khi vảy trắng choán gần hết nền đỏ, chỉ còn lại viền đỏ xung quanh rộng hơn lớp vảy. Vảy màu trắng đục bóng như màu nến trắng. Vảy nhiều tầng, nhiều lớp, dễ bong, khi cạo vụn ra như bột trắng, như phấn, như vết nến rơi lả tả. Vảy tái tạo rất nhanh, bong lớp này thì lớp khác lại đùn lên, số lượng nhiều. 
     
    Vảy nến lành tính, bệnh nhân sống khỏe mạnh suốt đời, trừ một số thể nặng như vảy nến thể khớp, vảy nến đỏ da toàn thân. Hiện nay bệnh vảy nến chưa có thuốc đặc trị. Người bệnh thường phải dùng thuốc làm giảm triệu chứng, kết hợp với kháng sinh liều cao. 
     
    Điều trị bệnh này chủ yếu là “làm sạch” tổn thương nhanh chóng và kéo dài thời gian tái phát. Người bệnh tuyệt đối không được tiêm các thuốc theo mách bảo như depesolon, solu medrol, methyl prednisolon… sẽ làm bệnh nặng thêm.
     
    Chàm không tiết bã nhờn
     
    Vị trí bị tổn thương nặng nhất thường là mặt trước hai cẳng chân và mặt duỗi hai cẳng tay. Da người bệnh căng lên, khô, nhiều đường nứt ngang dọc, có vảy trắng mỏng, bong ở rìa, ngứa rát khó chịu. Nếu gãi nhiều sẽ gây bội nhiễm. 
     
    Khi có những triệu chứng trên, người bệnh không nên tắm nước quá nóng, không kỳ, gãi mạnh. Nên đi khám chuyên khoa da liễu để được dùng thuốc kháng sinh, thuốc bôi làm mềm da, giữ ấm cho da. Ngoài ra cần uống nhiều nước trong ngày.
     
    Bệnh về đường tiêu hóa
     
    Người cao tuổi rất dễ mắc bệnh rối loạn tiêu hóa như: viêm loét miệng, ăn không tiêu, chướng bụngtáo bón hoặc đi lỏng. Đặc biệt khi chuyển mùa, các bệnh viêm loét dạ dày-tá tràng, viêm đại tràng mạn tính ở người cao tuổi lại tái phát gây khó chịu, lo lắng, ăn không ngon, ngủ không ngon giấc hoặc mất ngủ kéo dài. Người cao tuổi phải chú ý giữ ấm, không ăn đồ quá lạnh, đồ khó tiêu, ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước ấm.
      
     
    Rối loạn tiêu hóa khiến người già khó chịu, ăn không ngon, ngủ không yên
     
    Viêm đường hô hấp
     
    Đường hô hấp rất nhạy cảm với thời tiết hanh, khô hoặc ẩm thấp. Trong những điều kiện thời tiết như thế, đường hô hấp rất dễ bị bệnh như: viêm mũi họng, viêm khí quản phế quản, hen…
     
    Nhất là những người nghiện thuốc lá, thuốc lào thì gần như là tuyệt đối. Ho, sốt, có đờm, khó thở, khò khè…Vì vậy việc giữ phòng ngủ ấm áp vào mùa đông và mát mẻ vào mùa hè là những biện pháp tránh những bệnh đường hô hấp cho người cao tuổi.
     
    Bệnh về hệ thần kinh trung ương: hầu hết người cao tuổi do hệ thần kinh trung ương bị lão hóa dần nên làm cho trí nhớ kém, hay quên, cá biệt mắc một số bệnh như: Parkinson hoặc Alzheimer. Do vậy việc thường xuyên luyện tập các bài tập nhẹ nhàng như đọc thơ, nhớ một bí quyết nào đó sẽ giúp người cao tuổi luyện rèn được trí nhớ.
     
    Bệnh tim mạch
     
    Bên cạnh các bệnh tim mạch như: Tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim…chiếm tỷ lệ đáng kể thì Thiểu năng tuần hoàn não đang trở thành căn bệnh phổ biến với người cao tuổi. Bệnh với các biểu hiện thường gặp là đau đầu kéo dài, hoa mắt chóng mặt, ù tai, khó ngủ, ngủ không sâu giấc, mất ngủ, suy giảm trí nhớ, tê bì nhức mỏi chân tay…
     
    Với nhiều người cao tuổi các triệu chứng trên tưởng như là tại “già rồi nó thế” nhưng thực ra nguyên nhân gây nên các triệu chứng đó là do tình trạng xơ vữa động mạch, thoái hóa đốt sống cổ làm thiếu máu não. Và nếu để các triệu chứng đó kéo dài và không có sự chăm sóc sức khỏe chu đáo khi thay đổi thời tiết sẽ dẫn đến tai biến mạch máu não. 
     
     
    Bệnh tim mạch "đe dọa" tính mạng của người già
     
    Người cao tuổi rất cần phải lưu ý khi thời tiết thay đổi, đặc biệt là vào mùa rét, các tháng chuyển mùa như tháng 10 – 11 và tháng 2 – 3. Người cao tuổi tránh nằm ngủ nơi nhiều gió, tập thể dục nhẹ nhàng thường xuyên, ăn uống cân đối, đa dạng lưu ý chất béo và có tinh thần thoải mái là biện pháp phòng ngừa tốt nhất. Không thay đổi được tuổi nhưng ta có thể thay đổi thói quen hút thuốc, uống rượu, bia.
     
    Bên cạnh chế độ sinh hoạt, tập luyện để tránh tình trạng thiếu máu não biến chuyển thành Tai biến mạch máu não thì việc dùng thuốc dưỡng não, hoạt huyết tăng cường tuần hoàn não là rất cần thiết. Người cao tuổi nên lựa chọn các chế phẩm thuốc từ thảo dược để điều trị tình trạng thiếu máu não. 
     

     

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Tôi đã sử dụng sản phẩm trà An Bình được một thời gian. Thực sự, sản phẩm rất tốt và tình trạng huyết áp thấp của em được cải thiện rõ rệt. Cám ơn Dược phẩm An Bình rất nhiều!
    Thị Hồng Duyên – Tân Yên, Bắc Giang
    Tôi rất yên tâm khi sử dụng sản phẩm của Dược An Bình. Từ khi sử dụng PHARZUBEST – Bổ sung vitamin và khoáng chất, sức khoẻ của tôi được cải thiện nhiều.
    Quang Trần
    Khi sử dụng V-Sorento – Hỗ trợ chữa trị viêm đại tràng, các triệu trứng viêm đại tràng của tôi đã được cải thiện rõ rêt.
    Nguyễn Cường, 60 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội