HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Kiến thức y khoa

    Trà thảo mộc cho người bị trào ngược acid

    Những người bị chứng trào ngược acid có thể tự làm giảm bớt các triệu chứng bằng cách uống các loại trà thảo mộc. Trào ngược acid là một dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày, khi đó acid trong dạ dày chảy ngược lên thực quản. Có một số loại thuốc mà người bệnh có thể dùng để điều trị chứng trào ngược này. Tuy nhiên, đôi khi chỉ cần những thay đổi nhỏ trong lối sống cũng có thể giúp kiểm soát được các triệu chứng của bệnh rồi.

    ??????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????

    Theo Trung  tâm Y tế thuộc Trường Đại học Maryland cho biết, cây du trơn đã được dùng làm phương thức chữa trị trào ngược acid. Loại thảo mộc này có chứa  chất nhầy, sẽ trở thành dạng gel nếu nó hòa với nước. Nó giúp làm dịu dạ dày, cổ họng, miệng cũng như ruột của người bệnh. Khi pha trà, pha 2 chén nước nóng cùng 2 thìa bột  trà, để trong vòng từ 3 đến 5 phút, và có thể uống 3 lần trong một ngày. Trang MayoClinic cũng cho biết rễ cây thục quỳ là một loại thảo mộc khác có thể chữa chứng trào ngược acid. Thục quỳ cũng chứa chất nhầy. Mỗi lần pha, chỉ cần dùng 2 đến 5 muống cà phê rễ khô vào nước nóng, và uống ba lần mỗi ngày.

    Hoa cúc đôi khi cũng đượ sử dụng như một phương pháp thảo mộc điều trị chứng trào ngược acid. Trà hoa cúc thường dùng cho người gặp các vấn đề về tiêu hóa như: đau dạ dày, tiêu chảy, khí dư.  Tuy hoa cúc được chế biến thành trà, nhưng công dụng của nó chưa được nghiên cứu ở người, vì vậy chưa có đủ bằng chứng khoa học để kết luận được hiểu quả của nó với chứng trào ngược dạ dày.

    photos.demandstudios.com-getty-article-214-132-dv0301037_XS

    Trang MayoClinic trích, cam thảo là một loại thảo mộc phổ biến khác được sử dụng để làm giảm các triệu chứng của trào ngược acid. Cam thảo là một loại thảo dược làm dịu chứng viêm. Tuy nhiên, bởi vì có thể có các tác dụng phụ nghiêm trọng nên mọi người nên tránh dùng trà cam thảo có chứa  thành phần hoạt chất được gọi là Glycyrrhiza. Thay vào đó nên chọn  loại cam thảo deglycyrrhizinated, hoặc DGL, để điều trị chứng trào ngược axit. Glycyrrhizin có thể khiến người uống bị một tình trạng gọi là pseudoaldosteronism có thể dẫn đến mệt mỏi, nhức đầu, huyết áp cao và đôi khi thậm chí là nhồi máu cơ tim. Nó còn gây ra phù nề khiến chân tay bị sưng và các vấn đề khác. Theo Trung tâm Y tế thuộc trường Đại học Maryland, một số người sau khi uống trà có cảm giác tê hoặc đau cơ tay và chân.

    Cảnh báo

    Một số loại trà thảo mộc sẽ khiến chứng trào ngược trở nên nghiêm trọng hơn. Trung tâm Y tế thuộc trường Đại học Maryland khuyên mọi người không nên uống trà bạc hà nếu đang bị trào ngược hay thoát vị hernia vì nó làm giãn cơ vòng giữa dạ dày và thực quản. Khi đó acid trong dạ dày sẽ chảy ngược lên thực quản. Chính vì điều này, trà bạc hà sẽ khiến bệnh càng nặng hơn.

    Nếu bạn đang bị trào ngược acid dạ dày và muốn dùng trà thảo mộc hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi uống vì một số loại thảo mộc có thể có các tác dụng phụ nghiêm trọng, bên cạnh đó chúng còn can thiệp vào việc hấp thu thuốc và khiến các phản ứng phụ của thuốc tồi tệ hơn.

     Dược sĩ Hưng


    513Dalovi-tri-viem-loet-da-day-thuong-vi

    DALOVI – SỰ HỒI SINH CỦA DẠ DÀY

    Xem chi tiết sản phẩm tại đây.

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Tôi rất yên tâm khi sử dụng sản phẩm của Dược An Bình. Từ khi sử dụng PHARZUBEST – Bổ sung vitamin và khoáng chất, sức khoẻ của tôi được cải thiện nhiều.
    Quang Trần
    Tôi đã sử dụng sản phẩm trà An Bình được một thời gian. Thực sự, sản phẩm rất tốt và tình trạng huyết áp thấp của em được cải thiện rõ rệt. Cám ơn Dược phẩm An Bình rất nhiều!
    Thị Hồng Duyên – Tân Yên, Bắc Giang
    Khi dùng Grathozi – Trị nấm âm đạo, bệnh của tôi đã thuyên giảm và khỏi hẳn sau 7 ngày.
    Thu Hương