Có một vài thứ bên cạnh những món đồ ăn, thức uống mà bạn thích đó là vi khuẩn và virut. Khi bạn để sữa bên ngoài tủ lạnh cả ngày mà không che đậy gì có thể khiến con bạn bị ngộ độc nếu chúng uống sữa đó. Bố mẹ nên biết cách bảo quản và xử lý sữa để con bạn hấp thu được sữa có chất lượng tốt nhất và tránh xa được ngộ độc thực phẩm.
Đa dạng các loại vi khuẩn
Vi khuẩn như salmonella, listeria và E.coli thường có trong các loại thực phẩm và có thể gây ngộ độc thực phẩm cho mọi người ở mọi lứa tuổi. Một số trường hợp lại dễ bị nguy hiểm hơn những trường hợp còn lại, là người già, phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ, bởi hệ thống miễn dich của họ không khỏe mạnh như hệ thống miễn dịch của người trưởng thành. Các yếu tố môi trường nhất định cũng khiến sữa dễ dàng bị vi khuẩn phát triển, trong đó có môi trường trong phòng vi nhiệt độ ẩm ướt trong phòng cũng rất dễ để vi khuẩn sinh sôi. Sữa càng để lâu ở ngoài, thì càng nhiều loại vi khuẩn sinh sôi và phát triển, và nếu trẻ uống sữa đó thì nguy cơ bị ngộ độc là rất cao.
Các dấu hiệu cho biết sữa bị hỏng
Việc xác định vi khuẩn có trong thực phẩm không phải là việc dễ dàng, vì vi khuẩn không phải lúc nào cũng có mùi hay làm đổi màu thực phẩm để giúp bạn biết được thực phẩm đó đã bị hỏng. Tuy nhiên, sữa thường có mùi chua khi chúng bị để ngoài quá lâu. Sữa có thể bị đông đặc lại, hay xuất hiện những khối tròn nhỏ do vi khuẩn hoặc nấm men trong sữa gây nên. Bố mẹ phải nên luôn luôn kiểm tra các loại đồ ăn nhẹ hay đồ uống trước khi cho con bạn ăn để đề phòng thực phẩm đó không bị hư hỏng.
Xử lý sữa
Bởi vì sữa để cả ngày ở ngoài có thể khiến trẻ bị ngộ độc, nên rất quan trọng để bố mẹ xử lý một cách thích hợp. Điều này bao gồm cả việc bảo quản sữa trong tủ lạnh khi không sử dụng. Tủ lạnh không thể làm vi khuẩn không phát triển, nó chỉ giúp cho vi khuẩn phát triển chậm hơn. Khi sữa đến ngày hết hạn thì đây chính là thời điểm mà vi khuẩn phát triển đến mức cao nhất, nhiều nhất. Theo một nguyên tắc chung, bạn không muốn cho con mình uống sữa đã bị để cả ngày ở ngoài hơn 1 tiếng đồng hồ. Sữa để ngoài hơn 1 tiếng đồng hồ có thể gây ngộ độc, ngay cả khi nó không có mùi chua hay không có các khối sữa đặc.
Các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm
Nếu trẻ đã uống sữa bị để ở ngoài cả ngày, bố mẹ phải quan sát xem trẻ có triệu chứng bị ngộ độc hay không. Theo trang web Sức khỏe của Trẻ, những triệu chứng có thể có như đau dạ dày, dạ dày co thắt , tiêu chảy và sốt. Trong hầu hết các trường hợp, ngộ độc thực phẩm sẽ tự hết khi trẻ nôn hay đi ngoài hết lượng sữa hỏng đó. Tuy nhiên, bố mẹ nên lập tức đưa con đến bệnh viện nếu thấy có máu xuất hiện trong phân của trẻ hay chú ý thấy bé có các triệu chứng của mất nước, như mắt trũng và miệng khô.
Dược sĩ Hưng
SORENTO ONE
CHO TIÊU HÓA KHỎE – CHO TRẺ HAM ĂN
Xem chi tiết tại đây.
Bài viết liên quan
- Những vitamin và chất khoáng quan trọng nhất cho não
- Bệnh viêm phổi không điển hình ở trẻ
- Thiếu Oxy não là gì?
- Điều nên biết về U xơ tử cung
- Chăm sóc gan và một số điều cần lưu ý
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng thực phẩm
- Viêm khớp ngón tay cái
- Bệnh về gan gây cản trở khả năng đi lại
- Liệu ăn quá nhiều chất xơ có bị co thắt…
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng men vi sinh