Đau thượng vị dạ dày hay bụng thường gây ra bởi nhiều nguyên nhân.Vị trí, mức độ, tần suất và thời gian đau có thể giúp xác định được nguyên nhân. Hấu hết trong mọi trường hợp, vùng thượng vị đau hay không thoải mái có thể được điều trị và giải quyết theo thời gian. Đôi khi đau thượng vị có thể đáng lo ngại, đặc biệt nếu nó đau đột ngột và nghiêm trọng.
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Khoa tiêu hóa thuộc trường Đại học Mỹ báo cáo rằng, có khoảng 60 nghìn người Mỹ bị ợ nóng ít nhất 1 lần 1 tháng. Mặc dù ợ nóng là chứng bệnh thường gặp, nhưng việc nó xuất hiện 2 đến 3 lần trong một tuần là dấu hiệu của tình trạng trào ngược dạ dày thực quản. Phía cuối thực quản có một loại cơ gọi là cơ vòng thực quản dưới (LES). Khi LES không đóng mở đều đặn, acid từ dạ dày có thể trào ngược trở lên. Nó tạo ra cơn đau thường được miêu tả lại rằng như cảm giác bị đốt nóng kèm theo một chút áp lực. Cơn đau thường xuất hiện ở giữa, hoặc phần bụng trên, phía sau xương ức. Tình trạng này cứ lặp lại sẽ khiến acid phá hỏng niêm mạc thực quản.
Sỏi mật
Sỏi mật là những khối u cứng phát triển trong túi mật. Chúng có thể được hình thành từ cholesterol hoặc từ sắc tố mật. Sỏi hình thành từ cholesterol thường gặp hơn là sỏi sắc tố mật. Sỏi mật có thể xuât hiện dưới nhiều kích thước và số lượng. Bệnh này thường không gây triệu chứng, trừ khi những viên sỏi chặn, hoặc gây ứ nghẹn bất kỳ một trong các ống dẫn mật đến hoặc đi từ túi mật. Triệu chứng của một túi mật bị “tấn công” là các cơn đau ở phần trên bên phải của bụng. Cơn đau có thể kéo dài trong vài giờ. Người bệnh đôi khi cũng cảm thấy đau giữa hai bả vai hoặc dưới vai phải. Một bữa ăn nhiều chất béo có thể là nguyên nhân khiến cơn đau hoành hành. Sỏi mật có thể gây ra vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho người bị bệnh. Người bệnh nên đến bệnh viện khám nếu cơn đau kéo đến để đề phòng mật bị vỡ hay viêm.
Loét dạ dày
Loét dạ dày tá tràng là xuất hiện vết loét trong niêm mạc dạ dày hoặc ở phần đầu tiên của ruột non, được gọi là tá tràng. Hầu hết viêm loét dạ dày tá tràng có liên quan đến các vi khuẩn H. pylori hay sử dụng các loại thuốc chống viêm không steroid. Các triệu chứng có thể rất khác nhau giữa những người bị bệnh, nhưng đau ở trên hoặc giữa bụng là phổ biến và thường thuyên giảm mỗi khi người bệnh ăn vào. Nếu các vết loét nằm ở tá tràng, thì các cơn đau thường kéo đến vào ban đêm. Đôi khi người bị loét dạ dày còn bị buồn nôn và ói mửa. Loét dạ dày tá trạng là bệnh lành tính và có thể điều trị, nhưng để vết loét chảy máu thì có thể là một biến chứng nghiêm trọng. Nếu nhận thấy mình có khả năng bị loét dạ dày tá tràng, mọi người nên nhanh chóng đến bệnh viện để chẩn đoán và điều trị kịp thời tránh biến chứng nghiêm trọng.
Dược sĩ Hưng
DALOVI – SỰ HỒI SINH CỦA DẠ DÀY
Xem chi tiết sản phẩm tại đây.
Bài viết liên quan
- Những vitamin và chất khoáng quan trọng nhất cho não
- Bệnh viêm phổi không điển hình ở trẻ
- Thiếu Oxy não là gì?
- Điều nên biết về U xơ tử cung
- Chăm sóc gan và một số điều cần lưu ý
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng thực phẩm
- Viêm khớp ngón tay cái
- Bệnh về gan gây cản trở khả năng đi lại
- Liệu ăn quá nhiều chất xơ có bị co thắt…
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng men vi sinh