Dạ dày của con người là môi trường rất khắc nghiệt để các loại vi khuẩn có thể tồn tại, tuy nhiên , một số loại chẳng hạn như vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori) có thể phát triển mạnh ở đó. Đó là một loại vi khuẩn thường gặp trong dạ dày, mặc dù nó không gây ra bất cứ vấn đề gì. H.pylori có thể gây ra các triệu chứng như viêm loét dạ dày ở một số người, tuy nhiên, nhiễm H.pylori thường phổ biến hơn ở những người sống trong môi trường sống đông đúc và các nước đang phát triển.
H.pylori được tìm thấy trong khoảng 20% dân số dưới độ tuổi 40 ở Hoa Kỳ. Tỉ lệ này tăng lên theo độ tuổi và 1 nửa dân số trên tuổi 60 bị nhiễm khuẩn H.pylori. Nhiễm khuẩn H.Pylori xuất hiện các triệu chứng ở ít hơn 20% các trường hợp này. Hiện tại vẫn chưa biết được nguyên nhân chính xác tại sao vi khuẩn H.Pylori lại gây viêm loét dạ dày ở một số người còn một số người khác lại không.
H.Pylori chủ yếu lây truyền gián tiếp qua phân, thường là do ăn phải thực phẩm hoặc nguồn nước bị ô nhiễm. Nó cũng được tìm thấy trong nước bọt và có thể lây nhiễm trực tiếp từ người này sang người khác khi hôn. Một khi vi khuẩn này đã xâm nhập được vào cơ thể con người bằng đường tiêu hóa, nó sẽ đi qua thực quản và vào dạ dày.
Vi khuẩn H.Pylori tiết ra một enzyme để trung hòa lượng acid dạ dày đủ lâu cho vi khuẩn có thể đến được lớp niêm mạc của dạ dày. Sau đó nó đi sâu mà lớp nội mạc, nơi chúng có thể được bảo vệ khỏi acid dạ dày. Điều này có thể làm suy yếu lớp nhầy và khiến acid trong dạ dày tạo nên vết loét trên niêm mạc.
Các triệu chứng của loét dạ dày do khuẩn H.Pylori bao gồm đau bụng âm ỉ xảy ra trong nhiều ngày. Triệu chứng này thường xảy ra sau các bữa ăn nhưng cũng có thể xảy ra khi dạ dày đang còn trống. H.Pylori cũng có thể gây chán ăn, giảm cân, buồn nôn và nôn mửa. Các triệu chứng nghiêm trọng hơn bao gốm: đau dạ dày cùng cực, máu trong phân hay nôn ra máu. Những triệu chứng này có thể chỉ ra rằng, các vết loét đã lan ra thành dạ dày và đòi hỏi người bệnh cần được điều trị ngay.
Thuốc để điều trị loại khuẩn này gồm có thuốc kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn, thuốc triệt acid làm giảm lượng acid trong dạ dày và thuốc ngăn không cho acid phá hủy thêm niêm mạc dạ dày. Những bệnh nhân bị viêm loét dạ dày thường được điều trị bằng cả 3 loại thuốc này.
Dược sĩ Hưng
DALOVI – SỰ HỒI SINH CỦA DẠ DÀY
Xem chi tiết sản phẩm tại đây.
Bài viết liên quan
- Những vitamin và chất khoáng quan trọng nhất cho não
- Bệnh viêm phổi không điển hình ở trẻ
- Thiếu Oxy não là gì?
- Điều nên biết về U xơ tử cung
- Chăm sóc gan và một số điều cần lưu ý
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng thực phẩm
- Viêm khớp ngón tay cái
- Bệnh về gan gây cản trở khả năng đi lại
- Liệu ăn quá nhiều chất xơ có bị co thắt…
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng men vi sinh