Sự tích tụ của acid trong dạ dày có thể gây ra cảm giác bỏng rát rất khó chịu. Nó có thể dẫn đên ợ nóng, ơ hơi, đầy hơi, trào ngược, buồn nôn và vị chua chát trong miệng. Acid có thể tích tụ trong dạ dày do một số nguyên nhân,bao gồm: di truyền, chế độ ăn uống, uống quá nhiều rượu và acid được tiết ra quá nhiều .Nếu không được giải quyết sớm,lượng acid này có thể gây loét dạ dày. Chế đô ăn đóng một vai trò quan trọng trong việc kiểm soát acid dạ dày. Một số loại thực phẩm nhất định có thể hỗ trợ làm giúp lượng acid dư thừa này.
Trái cây
Một số loại trái cây nhất định có thể khiến dạ dày có nhiều acid hơn, từ đó gây kích ứng và viêm. Các loại trái cây khác có ít tính acid hơn và sẽ giúp trung hòa dạ dày. Mọi người nên ăn 2 đến 4 phần trái cây một ngày. Táo, nho, việt quất, chuối, đào, lê, dưa và trứng cá thường được dung nạp tốt. Mọi người nên tránh các loại trái cây họ cam quýt như cam, chanh, bưởi và dứa.
Rau củ
Hầ hết các loại rau củ đều đươc coi là thực phẩm có ít tính acid. Mọi ngươi có thể ăn từ 2 đến 4 phần rau mỗi ngày. Nhìn chung, bông cải xanh, cải bắp, khoai tây, cà rốt, đậu xanh và đậu Hà Lan là những lựa chọn tốt. Khi nấu bạn có thể chế biến theo nhiều cách khác nhau như: nướng, luộc hoặc xào. Tránh thực phẩm chiên, đóng hộp hoặc đông lạnh. Nếu bạn bị đau bụng, khó chịu hoặc khí dư, thì nên tránh ớt chuông màu đỏ, hành tây, tỏi, ớt, dưa cải bắp, cà chua và nước rau ép.
Sản phẩm từ sữa
Các sản phẩm từ sữa đều là những nguồn cung cấp nhiều protein,canxi và Vitamin D. Mọi người nên dùng từ 2 đến 3 phần nhóm thực phẩm này mỗi ngày. Tránh sữa chứa chất béo toàn phần, kem nhiều chất béo,sữa sô cô la và pho mát có vị đậm. Bạn có thể chọn sữa gầy hoặc sữa chứa 1% chất béo, sữa chua ít béo, pho mát kem không béo,…
Ngũ cốc
Bánh mì, gạo, mì ống, ngũ cốc đều được coi là thưc phẩm có tính acid thấp. Bạn nên chọn cá loại thực phẩm càng chứa ít chất béo càng tốt. Tránh các thực phẩm làm hoàn toàn từ sữa hay kem. Lúa mì nguyên hạt, bánh mì từ ngũ cốc nguyên hạt, bột yến mạch, kem từ lúa mì hay ngũ cốc nguyên hạt; gạo trắng hay nâu; mì ống, bánh gạo, ngô hay bỏng ngô đều là những lựa chọn tốt. Bạn có thể ăn từ 6 đến 10 phần ăn từ nhóm thực phẩm này một ngày.
Thịt và các sản phẩm thay thế thịt
Bạn nên ăn từ lẫn lộn từ 2 đến 4 phần thịt, thịt gia cầm và cá mỗi ngày. Tránh các bữa ăn nhiều chất béo, thịt đông lạnh, cánh gà, xúc xích, thịt xông khói, da gà và thịt dai,khô và béo ngậy. Mọi người nên lựa chọn thực phẩm như: ức gà không da, thịt bò nạc, lòng trắng trứng, cá không béo, đậu phụ và đậu. Khi nấu có thể chế biến theo các cách như: nướng, xào hay quay mà không có quá nhiều chất béo là được.
Đồ uống
Bạn có thể không nhận ra rằng những gì mà bạn uống cũng ảnh hưởng đến lượng acid trong dạ dày. Nước là loại đồ uống vô hại. Bạn có thể uống từ 6 đến 8 cốc mỗi ngày. Các loại đồ uống không chứa caffeine như: nước ngọt và nước hỗn hợp; nước ép chứa ít acid như taó, nho và việt quất, và các loại trà thảo mộc đều được coi là các loại nước uống tốt. Bạn nên tránh đồ uống có cồn, cafe, trà bạc hà, đồ uống có chứa caffeine và cacao nóng.
Dược sĩ Hưng
DALOVI – SỰ HỒI SINH CỦA DẠ DÀY
Xem chi tiết sản phẩm tại đây.
Bài viết liên quan
- Những vitamin và chất khoáng quan trọng nhất cho não
- Nguyên nhân khiến phụ nữ bị rụng tóc và ngứa…
- Lựa chọn men tiêu hóa sống cho hệ tiêu hóa…
- Một số phương pháp để bảo vệ dạ dày
- Bệnh viêm phổi không điển hình ở trẻ
- Thiếu Oxy não là gì?
- Điều nên biết về U xơ tử cung
- Chăm sóc gan và một số điều cần lưu ý
- Sinh lý yếu và một số giải pháp cho nam…
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng thực phẩm