HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Thuốc quý quanh ta

    Tác dụng chữa bệnh của cây cỏ ngọt

    Trong thiên nhiên có nhiều loại cây cho ta dạng đường năng lượng thấp, có độ ngọt cao gấp hàng trăm lần đường saccaroza (loại đường mía có nhiều ở thị trường). Nhưng vì có những khó khăn về thu hái, chế biến hay độc tố trong các sản phẩm từ những loại cây này nên việc sử dụng chúng như là một chất thay thế đường còn bị hạn chế.

    Đường từ cây cỏ ngọt

    Từ năm 1908 cỏ ngọt đã được biết đến. Hai nhà khoa học Reseback (1908) và Dieterich (1909) đã chiết xuất được glucozit từ lá cỏ ngọt. Đến năm 1931 Bridel và Lavieille mới xác định được glucozit đó chính là Steviozit, chất ngọt cơ bản tạo nên độ ngọt ở loại cây này. Chất này sau khi thủy phân sẽ cho 3 phân tử steviol và isosteviol. Chất steviol ngọt gấp 300 lần đường saccaroza, ít năng lượng, không lên men, không bị phân hủy mà hương vị thơm ngon, có thể dùng để thay thế đường trong chế độ ăn kiêng.

    Đặc tính quan trọng của các glucozit này là có thể làm ngọt các loại thức ăn và đồ uống mà không gây độc hại cho người, không đòi hỏi kỹ thuật sản xuất phức tạp, năng suất cao, công nghệ thu hái chế biến đơn giản. Cần lưu ý khối lượng thân, lá và chất lượng cỏ ngọt đạt cao nhất ở thời kỳ trước khi nở hoa, tức là nên thu hoạch ở giai đoạn hình thành nụ, chú ý không để cây ra hoa mới thu hái.

    Cây cỏ ngọt (còn gọi là cỏ mật, cỏ đường, cúc ngọt, trạch lan) là một trong nhóm cây này được quan tâm phát triển. 

    Cỏ ngọt có nguồn gốc tự nhiên ở vùng Amambay và Iquacu thuộc biên giới Brazil và Paraguay, ngày nay nhiều nước trên thế giới đã và đang phát triển sử dụng cây cỏ ngọt trong đời sống hàng ngày. Ngay từ những năm đầu của thế kỷ 20, người dân Paraguay đã biết sử dụng cỏ ngọt như một loại nước giải khát; đến những năm 70 cỏ ngọt đã bắt đầu được sử dụng rộng rãi ở Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc và nhiều nước ở Đông Nam Á.

    Ví dụ: Năm 1987 sản xuất và sử dụng lá cỏ ngọt ở Nhật Bản là 200 tấn, ở Đài Loan 200 tấn và Trung Quốc là 1.300 tấn. Ở Việt Nam từ tháng 8 năm 1988 cây cỏ ngọt đã được nhập và trồng ở nhiều vùng như Hà Giang, Cao Bằng, Hà Tây, Lâm Đồng (Đà Lạt), Đắc Lắc v.v…

    Các chất ngọt chiết xuất từ lá cỏ ngọt khô được Công ty RSIT ở Canada gọi là “chất ngọt hoàng gia” bởi giá trị tuyệt vời của nó. Đây cũng là một công ty có bản quyền về chế tạo “chất ngọt hoàng gia” mà không gây ô nhiễm môi trường, không sử dụng hóa chất, sử dụng chất trao đổi ion để phân lập, chiết xuất và tinh chế các thành phần glucozit tự nhiên của (steviozit).

    Tác dụng của cây cỏ ngọt

    Trong y học nó được sử dụng như một loại trà dành cho những người bị bệnh tiểu đường, béo phì hoặc cao huyết áp. Thí nghiệm khảo sát được tiến hành trên 40 bệnh nhân cao huyết áp độ tuổi 50 uống chè cỏ ngọt trong một tháng (số liệu của Viện dinh dưỡng quốc gia) thì kết quả là với người cao huyết áp chè cỏ ngọt có tác dụng lợi tiểu, người bệnh thấy dễ chịu, ít đau đầu, huyết áp tương đối ổn định, không thấy độc chất trong lá cỏ ngọt. Ngày nay, người ta thường dùng kết hợp với các loại thảo mộc khác trong các thang thuốc y học dân tộc.

    Trong công nghiệp thực phẩm nó được dùng tương đối rộng rãi ở Nhật Bản như để pha chế làm tăng độ ngọt của các loại thực phẩm khác nhau, được chế thành các viên đường để làm giảm độ nóng khi dùng đường saccaroza. Ngoài ra, người ta còn dùng để chế rượu màu, nước hoa quả, các loại bánh kẹo, món tráng miệng đông lạnh, ướp các loại hải sản sấy khô, chế biến dấm.

    Cỏ ngọt còn được dùng trong công nghệ chế biến mỹ phẩm như các loại sữa làm mượt tóc, kem làm mềm da, vừa có tác dụng nuôi dưỡng tất cả các mô và giúp cơ thể tái tạo làn da mới trên toàn bộ bề mặt da, vừa chống nhiễm khuẩn lại trừ được nấm.

    Các thành phần có nguyên liệu từ cỏ ngọt:

    Nguyên liệu Thành phẩm

    Lá khô Trà Actiso – cỏ ngọt

    Xirô chè Chè nhúng sotevin

    Bột Trà sâm quy – cỏ ngọt

    Tinh thể Trà nhân trần, cỏ ngọt

    Trà đen, cỏ ngọt

    Nước ngọt

    Thuốc Bắc (hay cam thảo)

    Một số sản phẩm sản xuất từ cỏ ngọt được bán ở Nhật Bản và các nước khác.

    – Đường ngọt tự nhiên (năng lượng thấp) là những gói nhỏ từ 0,45g đến 2g dùng cho người bệnh tiểu đường.

    – Nước cà chua: Trong chai 500ml được chế biến từ cà chua, xi rô của đường tự nhiên, muối ăn, hành củ, có vị cay, dùng để làm gia vị.

    – Kẹo viên: 100g/gói. Đường để làm kẹo được tổng hợp từ chất ngọt tự nhiên, không gây sâu răng, rất tốt cho trẻ em.  

    Công dụng:

    – Cỏ ngọt được dùng để pha chế làm tăng độ ngọt mà không làm tăng năng lượng của thực phẩm. Ngoài tác dụng điều vị, cỏ ngọt cũng có vai trò lớn trong việc điều hòa đường huyết, lợi tiểu, chống béo phì và giảm cân. Chính vì vậy, bệnh nhân tiểu đường cũng có thể sử dụng loại trà này.

    – Stevia được nhiều người biết đến là loại cây có vị ngọt, bùi nên nó có thể cung cấp lượng đường cần thiết trong máu. Nó sẽ giúp điều hòa lượng đường trong cơ thể, tránh tình trạng thừa đường gây ra bệnh tiểu đường và thiếu đường sẽ bị hạ đường huyết.

    – Ngăn ngừa bệnh dạ dày

    – Stevia chính là một loại thuốc bổ giúp chống lại bệnh các rối loạn dạ dày, giảm đau đớn và tiêu hóa tốt.

    – Chăm sóc răng miệng

    – Stevia có tác dụng ngăn ngừa chảy máu chân răng ở những người mắc bệnh viêm lợi vì trong nó có chất kháng khuẩn mạnh, có thể xay nát và hào với nước dùng làm nước xúc miệng hằng ngày.

    – Chăm sóc da

    – Một tác dụng kỳ diệu của stevia là nó có thể ngăn ngừa mụn trứng cá, giảm tiết bã nhờn da, chống viêm giúp bạn luôn có một làn da mịn màng và rạng rỡ.

    Ngoài ra, stevia còn được dùng như một mỹ phẩm tự nhiên cho da giúp làm giảm nếp nhăn và tươi sáng hơn.

    – Chăm sóc tóc

    – Stevia là một loại thảo dược có lợi trong việc điều trị các vấn đề về gàu và da đầu, giúp bạn luôn có một mái tóc khỏe và bóng mượt.

    Đặc điểm: là một loại cỏ sống lâu năm, 6 tháng sau khi trồng; gốc bắt đầu hoá gỗ, mỗi gốc có nhiều cành (nếu để mọc tự nhiên cây có thể cao đến 100cm). Cành non và lá đều phủ lông trắng mịn, lá mọc đối, hình mũi mác, dài 30-60mm, rộng 15-30mm, có 3 gân chính xuất phát từ cuống lá. Mép lá có răng cưa ở nửa phần trên. Cụm hoa hình đầu, mỗi tổng bao có chứa 5 hoa nhỏ, tràng hình ống, màu trắng ngà, có 5 cánh nhỏ. Hoa dài 10-12mm. Có hai vòi nhuỵ dài thò ra ngoài.

    Hoacó mùi thơm nhẹ (hình dáng giống hoa cỏ Lào, nhưng nhỏ hơn nhiều). Mùa hoa từ tháng 10 năm trước đến tháng 2 năm sau (theo dương lịch).

    Toàn thân có vị ngọt, nhiều nhất ở lá, lá già chết khô ở dưới nhưng cuống rất dai nên không rụng (vẫn còn vị ngọt).

    Cỏ ngọt sinh sản hữu tính (gieo hạt) và vô tính (giâm cành) là cây ưa ẩm, ưa sáng nhưng sợ úng và chết khi ngập nước.

    Bộ phận dùng: cành mang lá phơi hoặc sấy khô (Khi đoạn cành dài khoảng 20-25cm là thời điểm cắt cành. Trung bình mỗi tháng một lần thu hoạch)

    Hoạt chất chính:  Steviosid (là một glucosid) có vị ngọt gấp 250-300 lần đường kính (saccharoza), nhưng stevioside không sinh năng lượng. Trong Cỏ ngọt khô (cả cành lá) chứa khoảng 1,5% chất ngọt steviosid (trong lá chứa khoảng 6-7% steviosid). Như vậy 100g Cỏ ngọt khô có lượng chất ngọt tương đương 400-450g đường kính.

    Trên thị trường có đường Cỏ ngọt dập viên, mỗi viên có 60mg steviosid tương đương 18g đường kính. Đường cỏ ngọt dùng để pha nước uống như nước chanh, cà phê…

    Tác dụng chữa bệnh: Cỏ ngọt và đường Cỏ ngọt không có tác dụng chữa bệnh mà là chất tạo vị ngọt (không năng lượng) dùng cho:

    – Người bệnh phải kiêng đường kính (saccharoza) là chất sinh năng lượng trong các bệnh như  tiểu đường, cắt dạ dày, béo phì cần giảm cân…

    – Các trường hợp phải kiêng dùng Cam thảo Bắc: người mang thai, người có bệnh tim mạch, cao huyết áp. Người đang dùng thuốc có Digitalis, thuốc lợi tiểu nhóm thiazid (ví dụ uống trà nhân trần phải bỏ Cam thảo Bắc, thay bằng Cỏ ngọt…)

    Cách dùng: Nếu ngửi thấy có mùi ngái, cần khử mùi ngái; phơi sấy khô, cắt nhỏ Cỏ ngọt để phối hợp với loại thuốc cần tạo vị ngọt.

    Ví dụ: Hoa hoè, Nhân trần, Actisô… khi pha trà hoặc sắc thuốc.

    Liều lượng: Tuỳ khẩu vị từng người mà điều chỉnh lượng Cỏ ngọt cho vừa miệng.

    Cách khử mùi ngái: Cỏ ngọt mới làm khô sau thu hoạch thường có mùi ngái, gây khó chịu cho một số người.  Cách làm như sau: Phun nước vào Cỏ ngọt khô để làm ẩm đều. Cho vào túi kín, ủ trong 2-3 ngày rồi đem phơi hoặc sấy khô sẽ hết mùi ngái mà không giảm độ ngọt.

    Bảo quản: Phơi hoặc sấy khô rồi bảo quản trong đồ đựng sạch, khô, kín. Chú ý phòng ẩm, mốc.

    Cỏ siêu ngọt có trị được bách bệnh?

    Thời gian gần đây, dư luận xôn xao bởi sự xuất hiện của loại cỏ siêu ngọt được cho là ngọt gấp 200 – 300 lần so với đường sản xuất từ mía.

    Thông tin đồn đại về công dụng trị bách bệnh của cỏ siêu ngọt lan truyền rất nhanh khiến nhiều người săn lùng khắp nơi tìm cho bằng được…

    Ngọt gấp 300 lần đường sản xuất từ mía 
     
    Trước những thông tin đồn thổi đó, PV Báo GĐ&XH Cuối tuần đã có cuộc trao đổi với Giáo sư, Viện sĩ Trần Đình Long (Chủ tịch Hội Giống cây trồng Việt Nam).  
     
    Viện sĩ Trần Đình Long cho biết: "Thực chất đó là cây cỏ có tên La tinh là Stevia rebaudiana, còn ở ta thì có nhiều tên gọi khác nhau như: cỏ ngọt, cúc ngọt, cỏ mật. Đây là một loại cỏ sống lâu năm, mỗi gốc có nhiều cành, nếu để mọc tự nhiên cây có thể cao đến 100cm. Cành non và lá đều phủ lông trắng mịn, lá mọc đối, hình mũi mác, dài 30-60mm, rộng 15-30mm, có 3 gân chính xuất phát từ cuống lá. Mép lá có răng cưa ở nửa phần trên. Cụm hoa hình đầu, mỗi tổng bao có chứa 5 hoa nhỏ, tràng hình ống, màu trắng ngà, có 5 cánh nhỏ. Hoa dài 10-12mm. Có hai vòi nhụy dài thò ra ngoài.
     
    Hoa có mùi thơm nhẹ, hình dáng giống hoa cỏ Lào, nhưng nhỏ hơn nhiều. Mùa hoa từ tháng 10 năm trước đến tháng 2 năm sau. Toàn thân cây có vị ngọt, nhiều nhất ở lá, lá già chết khô ở dưới nhưng cuống rất dai nên không rụng nên vẫn còn vị ngọt. Cỏ ngọt sinh sản hữu tính qua gieo hạt và vô tính qua giâm cành, là cây ưa ẩm, ưa sáng nhưng sợ úng và chết khi ngập nước. Năng suất hằng năm khoảng 2- 4 tấn lá khô trên mỗi hécta, thu hoạch 3 – 4 đợt". 
     
    Viện sĩ Trần Đình Long cũng cho biết, cây cỏ ngọt có hàm lượng steviozid (một glucozid) lớn nên có vị ngọt gấp 250-300 lần đường kính. Trong cành lá của cỏ ngọt chứa khoảng 1,5% chất ngọt (trong lá chứa khoảng 6-7% chất ngọt).  
     
    Như vậy, 100g cỏ ngọt khô có lượng chất ngọt tương đương 400- 450g đường kính. Bộ phận dùng để thay thế đường kính là cành lá của cỏ ngọt. Khi đoạn cành dài khoảng 20- 25cm thì bắt đầu cắt cành, trung bình mỗi tháng một lần thu hoạch. Sau khi cắt lấy cành lá của cỏ thì mang phơi hoặc sấy khô, dùng lá khô đó đun lấy nước để chế biến vào các thực phẩm cần vị ngọt hoặc có thể thả trực tiếp một nhúm lá khô cho vào thực phẩm.  
     
    Nước đun từ lá cỏ ngọt có màu sánh như mật ong và vị ngọt rất dễ chịu, đọng vị lâu trong miệng. "Có thể dùng trực tiếp từ cành lá cỏ ngọt tươi sau khi hái nhưng dùng lá tươi thì hàm lượng chất ngọt không bằng lá khô. 6kg cành lá tươi mới được 1kg cành lá khô nên cành lá khô ngọt hơn nhiều so với cành lá tươi", viện sĩ Long nói.  
     
    Đường "không năng lượng" quý hiếm 
     
    Tuy nhiên, giáo sư Trần Đình Long cũng khẳng định, loại cây cỏ ngọt quý này không phải là "thần dược" trị bách bệnh như dư luận đồn thổi. 
     
    Cỏ ngọt và đường tinh thể chiết xuất từ cỏ ngọt không có tác dụng chữa bệnh, mà đơn thuần chỉ là chất tạo vị ngọt quý vì nó không sản sinh năng lượng khi vào cơ thể (trong khi đó, đường kính sản xuất từ mía có hợp chất saccharoza là chất sinh năng lượng lớn khi vào cơ thể).  
     
    Vì vậy, cỏ ngọt cũng như đường chiết xuất từ cỏ ngọt cực kỳ thích hợp đối với những người phải kiêng ngọt như người mắc bệnh tiểu đường, người bị cắt dạ dày, người béo phì. Thậm chí, cả các trường hợp phải kiêng dùng cam thảo có vị ngọt như người có bệnh tim mạch, cao huyết áp… thì hoàn toàn có thể dùng cỏ ngọt thay thế. "Dùng cỏ ngọt hoặc đường tinh thể chiết xuất từ cỏ ngọt sẽ không gây sâu răng, có tác đụng điều hòa huyết áp, giảm cholesterol trong máu không gây máu nhiễm mỡ…", Viện sĩ Long cho hay. 
     
    Tuy nhiên, cỏ ngọt mới được phơi khô sau thu hoạch thường có mùi ngái của cỏ, vì thế nếu người không thích vị ngái đó thì hoàn toàn có thể khử mùi bằng cách phun nước làm ẩm đều trên cỏ ngọt khô, cho vào túi kín, ủ trong 2-3 ngày rồi đem phơi hoặc sấy khô. Không chỉ được dùng thay thế hoàn toàn đường mía trong thực phẩm hàng ngày, mà trong công nghiệp thực phẩm, cỏ ngọt được các nước trên thế giới dùng để pha chế làm tăng độ ngọt mà không làm tăng năng lượng của thực phẩm. Ngoài ra, loại cây này còn được thế giới dùng trong chế biến mỹ phẩm như sữa làm mượt tóc, kem làm mềm da. Nó vừa có tác dụng nuôi dưỡng tất cả các mô, tái tạo làn da mới vừa chống nhiễm khuẩn, trừ nấm.
     
    Chỉ 2, 3 cọng cỏ là đủ ngọt cho ấm trà
     
    Tuy trong cỏ ngọt có chứa hàm lượng lớn chất ngọt không sản sinh calo khi đi vào cơ thể nhưng hàm lượng chất ngọt này nhiều hay ít phụ thuộc phần lớn vào điều kiện trồng, kỹ thuật chăm bón.  
     
    Theo viện sĩ Trần Đình Long thì tiêu chuẩn lá cỏ ngọt khô không đơn giản, thứ nhất giống cây phải có hàm lượng Steviozid (chất ngọt) trên 60%; sau đó qua quy trình canh tác thì cây cũng phải cho hàm lượng chất ngọt tối thiểu như trên thì mới đảm bảo chất lượng. "Có thể khi kiểm tra trên cây giống thì hàm lượng chất ngọt đạt tiêu chuẩn nhưng quá trình canh tác, hàm lượng đó lại tụt dần. Còn về tỉ lệ cành lá thì tỉ lệ cọng là 5%, tỉ lệ lá phải đạt 95%; độ ẩm của lá từ 10 – 12%, cây không bị sâu bệnh, v.v… Đất trồng cỏ ngọt phải là loại đất thịt nhẹ hoặc đất cát pha, nhiệt độ môi trường trồng chỉ trung bình từ 150C – 350C. Điều quan trọng nữa là phải thu hoạch trước khi cây ra hoa, còn khi cây đã ra hoa thì coi như hỏng bởi hàm lượng đường lúc đó rất thấp", ông Long chia sẻ. 
     
    Cũng hơn chục năm nay, giáo sư Trần Đình Long đã nhân giống cỏ ngọt thành khu vườn lớn ngay trên nóc tầng 5 ngôi nhà của gia đình. Ông là người đầu tiên nghiên cứu cây giống cỏ ngọt khi được mang về nước và cũng là người đầu tiên trồng cỏ ngọt tại nhà, sử dụng cỏ ngọt thay thế hoàn toàn cho đường mía từ hơn chục năm nay. "Với vị ngọt gấp khoảng 300 lần so với đường thông thường nên rất nhiều các loại nước uống như trà, chè, nước giải khát chỉ cần cho 2, 3 cọng cỏ ngọt là đủ"- Giáo sư Long cho biết. 
     
    Du nhập vào Việt Nam từ năm 1988 nhưng cho đến nay, cây cỏ ngọt đặc biệt quý hiếm này dường như vẫn "nằm yên trong bóng tối". Vì thế, khi có tin đồn về loại cây cỏ siêu ngọt, hầu hết người dân Hà Nội đều lầm tưởng đó là giống cây quý mới nhập về Việt Nam và đua nhau săn tìm mà vẫn không tìm được.  
     
    Giải thích về nguyên nhân dù đã có mặt ở Việt Nam từ hàng chục năm trước, đã nhân giống thành công ở trong nước mà loại cỏ quý này vẫn chưa được phổ biến rộng rãi để người dân sử dụng, Giáo sư Trần Đình Long cho hay: "Nếu chỉ trồng đơn thuần trong vườn nhà để sử dụng trong hộ gia đình thì đơn giản nhưng để chế biến được thành đường tinh thể thì đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc rất cao, nên nhiều năm rồi mà vẫn không phát triển quy mô được. Để chiết xuất được thành đường tinh thể thì phải có quy mô khép kín, một đội ngũ công nhân chuyên trồng bón cây với kỹ thuật khắt khe thì mới đảm bảo chất lượng. Chưa kể, để chế biến được thành đường tinh thể thì phải có dây chuyền sản xuất, chi phí thấp nhất để xây dựng nhà máy phải khoảng 3 triệu USD".
     
    Cỏ ngọt không hẳn là thuốc
     
    Trên thế giới, loại đường trong cỏ ngọt được trích tinh ra để dùng ăn kiêng cho người bệnh đái tháo đường hoặc thừa cân chứ không phải để chữa bện
    Hiện nay, nhiều người đang tìm mua và sử dụng thường xuyên trà cây cỏ ngọt theo lời đồn thổi là chữa được chứng béo phì và bệnh đái tháo đường.
     
    Dùng cho… chắc ăn?
     
    Anh Nguyễn Văn Bảy (ngụ quận 10 – TPHCM) cho biết anh đọc trên mạng thấy cây cỏ ngọt có thể giúp hạ huyết áp, giảm cholesterol nên đã đến khu Hải Thượng Lãn Ông (quận 5) để mua thử. “Vì công việc thường phải uống rượu bia với khách hàng nên tôi sợ sẽ bị cao huyết áp và cholesterol cao. Tôi đang cố gắng uống thường xuyên trà cây cỏ ngọt cho chắc ăn” – anh Bảy cho hay.
     
    Dạo quanh các khu chợ dược liệu ở đường Hải Thượng Lãn Ông, Triệu Quang Phục, Lương Nhữ Học, Phùng Hưng (quận 5), người mua dễ dàng tìm thấy nhiều loại trà cây cỏ ngọt sản xuất ở dạng trà túi lọc.
    Theo giới thiệu của những người bán hàng, loại trà này là thức uống giải khát giúp lợi tiểu, an thần, hạ huyết áp, giảm cholesterol, đặc biệt dùng tốt cho những người béo phì, đái tháo đường. Một người bán hàng ở góc đường Hải Thượng Lãn Ông và Triệu Quang Phục cho biết chỉ có loại trà túi lọc chứ không có bán dạng lá tươi hay khô.
     
    Thông tin chưa thống nhất
     
    Dược sĩ – lương y Bàng Cẩm, Hội Đông y quận Tân Phú, cho biết trong thiên nhiên có nhiều loại cây cỏ khá đặc biệt vì chứa đường năng lượng thấp với độ ngọt cao gấp hàng trăm lần đường mía nên được dùng để thay thế đường cho những người phải kiêng ngọt. Cỏ ngọt (còn gọi là cỏ mật, cỏ đường, cúc ngọt, trạch lan) là một trong số các loại cây như vậy. Loại cây này được nhập và trồng nhiều ở Hà Giang, Cao Bằng, Hà Tây, Lâm Đồng…
     
    Lương y Cẩm cho biết thêm là cỏ ngọt được dùng chế biến trà dành cho người bị bệnh đái tháo đường, béo phì hoặc cao huyết áp. Trong công nghiệp thực phẩm, cỏ ngọt được dùng để pha chế làm tăng độ ngọt mà không làm tăng năng lượng của thực phẩm. Loại cây này cũng được dùng trong chế biến sữa làm mượt tóc, kem làm mềm da.
     
    Theo ThS-BS Đào Thị Yến Phi, Trưởng Bộ môn Dinh dưỡng Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, các thông tin về cây cỏ ngọt hiện vẫn chưa thống nhất và chưa có khuyến cáo nào của các tổ chức quản lý dược phẩm hay thực phẩm trên thế giới.
     
    Cho đến nay, thông tin khoa học về cây cỏ ngọt chỉ là chuyện chất tạo ngọt không phải gốc đường (không chứa glucose) nên có thể sử dụng cho những người không được ăn đường (như người đái tháo đường, béo phì…) để thay thế đường thông thường nhưng chưa rõ liều lượng sử dụng bao nhiêu là vừa phải và ngoài chất tạo ngọt thì trong cây còn chất có dược tính khác nữa hay không. Trên thế giới, loại đường trong cây cỏ ngọt được trích tinh ra để dùng ăn kiêng cho người bệnh đái tháo đường và người thừa cân chứ không phải để chữa bệnh.
     
    Nguồn : phununet.com
     
     

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Tôi đã mua Canxi King cho cháu nhà tôi uống. Sản phẩm rất tốt và dễ uống.
    Nguyễn Minh, Khu D8, Thành Công, Đống Đa, Hà Nội
    Tôi rất yên tâm khi sử dụng sản phẩm của Dược An Bình. Từ khi sử dụng PHARZUBEST – Bổ sung vitamin và khoáng chất, sức khoẻ của tôi được cải thiện nhiều.
    Quang Trần
    Khi sử dụng V-Sorento – Hỗ trợ chữa trị viêm đại tràng, các triệu trứng viêm đại tràng của tôi đã được cải thiện rõ rêt.
    Nguyễn Cường, 60 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội