Cây hẹ còn được gọi là cửu thái, ngoài việc dùng làm gia vị cho các món ăn còn rất tốt cho sức khỏe của gia đình bạn. Lá hẹ để tươi có tính nhiệt, nhưng khi nấu chín ăn lại có tính ôn (ấm), vị cay, đi vào các kinh can, tỳ và vị; tác dụng ôn trung, hành khí, tán độc.
Còn hạt hẹ cũng có tính ấm, vị cay ngọt, đi vào kinh can, thận, tác dụng bổ can, thận, tráng dương, cố tinh. Cây hẹ có tác dụng chữa ho, hen suyễn, tiêu hóa kém, giun kim, lỵ amibe, ra mồ hôi trộm. Hạt hẹ chữa đái dầm, đái són, di mộng tinh, đau lưng mỏi gối… Không sử dụng cho người âm hư hỏa vượng.
Di tinh
Hẹ và Gạo nếp, hai thứ đều nhau, hiệp chung nấu cháo nhừ, phơi sương một đêm, ăn lúc sáng sớm, ăn luôn một lúc. Hoặc dùng hạt Hẹ ăn mỗi ngày 20 hạt lúc đói với nước muối mặn mặn, hoặc chưng chín ăn.
Chữa táo bón
Hạt rau hẹ rang vàng, giã nhỏ, hòa nước sôi uống ngày 3 lần. mỗi lần 5 g. Hoặc: Rau hẹ 200 g thái nhỏ, đậu phụ 100 g thái quân cờ, miến 50 g ngâm cắt vụn. Xào khô già với nước tương, muối, mì chính, hành, gừng, dầu vừng, trộn đều, viên làm nhân. Lấy bột mì 500 g nhồi nhuyễn, cán mỏng, bọc nhân làm thành bánh, chưng chín để ăn. Cũng có thể lấy hẹ 200 g cắt đoạn dài, xào với giá đậu xanh rất có lợi cho người bị táo bón.
Chữa các chứng liên quan đến xuất huyết
Lá hẹ 40g, sinh địa 20g. Lá hẹ giã nát vắt lấy nước côt, sinh địa thái nhỏ rồi tẩm với nước cốt lá hẹ, sau đem phơi nắng cho khô và lại tẩm tiếp, làm như vậy vài lần để sinh địa ngấm nước lá hẹ thì cho vào cối giã nát nhuyễn và vo thành viên cỡ đốt ngón tay. Ngày uống 2 lần vào lúc sáng sớm và tối trước khi đi ngủ. Mỗi lần uống 2 viên. Dùng nước củ cải sắc lấy nước làm thang để chiêu với thuốc viên này.
Viêm loét dạ dày thể hàn
Những người bị viêm loét dạ dày nên dùng 250g cây hẹ, gừng tươi 25 g, tất cả thái vụn, giã nát, lọc lấy nước, đổ vào nồi cùng với 250 g sữa bò. Đun nhỏ lửa cho đến khi sôi, uống nóng.
Chữa mụn nhọt, lở ngứa
Lấy củ hẹ sao tồn tính, sau nghiền mịn, rồi trộn với mỡ lợn để dùng bôi vào chỗ lở ngứa hay đắp lên mụn nhọt.
Chữa ra mồ hôi trộm
Lấy lá hẹ tươi 200g, thịt rắn 100g. Hai thứ đem cùng hấp chín, nêm muối vừa miệng và ăn. Cần dùng hàng ngày.
Chữa hóc xương cá ở họng
Lá hẹ 100g, mật ong 30ml. Giã nát hết lá hẹ sau trộn với mật ong rồi cho người bệnh nuốt từ từ.
Trị côn trùng chui vào tai
Lấy một nắm lá hẹ rửa sạch giã nát vắt lấy nước cốt nhỏ vào tai có côn trùng, nó sẽ tự bò ra.
Chữa dương hư
Lấy 15g hẹ tươi, gạo tẻ 50g, nấu thành cháo ăn hàng ngày.
Trị ho
– Đối với người lớn, lấy một nắm lá hẹ, giã nát vắt lấy nước cốt, cho vào hạt muối uống, ngày uống 3 lần, mỗi lần 5ml.
– Trường hợp các bé bị ho, các mẹ nên cho đường phèn vào cùng một bát, sau cho vào nồi cơm hấp chín. Cho trẻ uống dần trong ngày 2 – 3 lần.
Chữa đau bụng do bị nhiễm lạnh với phụ nữ mang thai
Lấy một nắm lá hẹ giã nát vắt lấy nước cốt, cho vài hạt muối và uống, ngày 3 lần, mỗi lần 5ml.
Chữa chứng co giật, nôn ra nước xanh
Lấy một nắm lá hẹ, gừng một củ. Hai thứ giã nát vắt lấy nước cốt cho người bệnh uống.
Chữa nôn mửa
Nước cốt lá hẹ 100g, sữa bò 200g, nước cốt gừng 25g. Tất cả trộn đều, hâm nóng, cho người bệnh uống.
Chữa phụ nữ âm đạo tiết ra chất dịch
Lấy 100g củ hẹ giã nát, vắt lấy nước cốt, trộn đều với 1 quả trứng gà, cho chút đường vào và để bát vào nồi cơm hấp chín. Ngày ăn 1 lần, cần ăn liên tục trong 5 ngày.
Hoặc có thể dùng củ hẹ giã vắt lấy nước cốt rồi hòa với đồng tiền phơi sương 1 đêm, sau lại hâm nóng uống lúc đói.
Bài viết liên quan
- Nguyên nhân khiến phụ nữ bị rụng tóc và ngứa…
- Lựa chọn men tiêu hóa sống cho hệ tiêu hóa…
- Một số phương pháp để bảo vệ dạ dày
- Bệnh viêm phổi không điển hình ở trẻ
- Thiếu Oxy não là gì?
- Điều nên biết về U xơ tử cung
- Chăm sóc gan và một số điều cần lưu ý
- Sinh lý yếu và một số giải pháp cho nam…
- Liệu ăn quá nhiều chất xơ có bị co thắt…
- Bị ợ nóng do ăn pizza