HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Sức khỏe sinh sản

    Khắc phục những khó chịu khi mang thai

    Khi mang thai đó là những tháng ngày hạnh phúc của bạn cũng như chồng và gia đình hai bên nội, ngoại. Nhưng chín tháng mười ngày để cả gia đình chào đón một thành viên mới tưởng chừng như đơn giản nhưng không phải vậy.

    Trong suốt thời kỳ mang thai người phụ nữ sẽ gặp phải rất nhiều những biểu hiện gây khó chịu. Sau đây là một số hiện tượng khó chịu thường gặp và cách xử trí đơn giản

    Những khó chịu trong thời kỳ mang thai khiến phụ nữ mệt mỏi

    Những khó chịu trong thời kỳ mang thai khiến phụ nữ mệt mỏi

    Chứng “ăn dơ”

    Có không ít phụ nữ khi mang thai thường thích ăn những “thứ lạ” như đất sét, vôi vữa… Nguyên nhân có thể do thiếu sắt, hoặc thiếu vitamin nhóm B. Tuy nhiên,  có nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy không có sự liên quan giữa cảm giác thèm ăn với chất cơ thể cần.

    Phòng ngừa và xử lý:

    • Nên ăn sáng mỗi ngày: Bỏ bữa sáng sẽ dễ làm tăng cảm giác thèm ăn những “món lạ” phía trên.
    • Tập thể dục thường xuyên.
    • Người thân nên củng cố tinh thần của mẹ bầu bằng cách giải thích, chia sẻ về sự không an toàn, mất vệ sinh của các “món ăn” đồng thời “đánh lạc hướng” bằng những thực phẩm khác.

    Táo bón

    Sự thay đổi hoóc môn trong quá trình mang thai có thể khiến hệ thống tiêu hoá hoạt động chậm lại, gây ra táo bón. Ngoài ra, còn phải kể đến các nguyên nhân khác như chế độ ăn ít chất xơ, hoạt động thể lực giảm, tâm lý…

    Phòng ngừa và xử lý:

    • Thường xuyên tập thể dục nhẹ nhàng giúp máu lưu thông (đi bộ, bơi lội…) nhất là vào mỗi sáng ngủ dậy: Hãy uống một ly nước đầy, ngồi thở thật sâu, dùng lòng bàn tay massage vùng bụng liên tục theo chiều kim đồng hồ rồi ngược lại (trong khoảng 15 phút) sẽ có tác dụng kích thích các nhu động ruột, giúp việc tiêu hoá trở nên dễ dàng hơn.
    • Nên ăn rau và các loại hoa quả, các thức ăn có chứa nhiều chất xơ.
    • Uống nhiều nước, từ 8 – 10 ly nước hoặc sữa, nước trái cây nguyên chất (tối thiểu là 2 lít/ngày).
    • Tập và tạo thói quen đi tiêu hàng ngày.

    Bệnh trĩ

    Mạch máu ở hậu môn trong và ngoài đều giãn ra, tử cung lớn đè vào các tĩnh mạch trĩ, táo bón và ít vận động… được xem là những nguyên nhân gây nên tình trạng này ở thai phụ.

    Phòng ngừa và xử lý:

    • Phòng tránh táo bón
    • Việc tập thể dục có thể giúp mở rộng vùng ruột – hít sâu, không được căng thẳng.
    • Đi bộ nhiều.
    • Tập đi đại tiện đều đặn
    • Tránh ngồi hoặc đứng trong thời gian quá dài.

    Rối loạn đường tiểu

    Tiểu lắt nhắt do thay đổi nội tiết làm ảnh hưởng đến chức năng bàng quang, tử cung lớn đè làm giảm thể tích bàng quang.

    Phòng ngừa và xử lý:

    • Nếu tiểu khó, tiểu có máu cần nghĩ ngay đến nhiễm trùng đường tiểu và đi khám để được chẩn đoán và điều trị đúng lúc.
    • Tránh dùng những chất lợi tiểu nhẹ như cà phê, trà, rượu, bia.
    • Uống nhiều nước trong ngày nhưng ngừng lại vài giờ trước khi đi ngủ.

    Chuột rút

    Chuột rút cũng là một hiện tượng khá phổ biến ở các bà bầu, chủ yếu do thiếu canxi. Nguyên nhân được xác định là do giảm calcium huyết thanh hoặc tăng phospho huyết thanh.

    Chuột rút cũng là một hiện tượng khá phổ biến ở bà bầu

    Chuột rút cũng là một hiện tượng khá phổ biến ở bà bầu

    Hướng xử lý:

    • Nên chú ý chế độ ăn có đủ thực phẩm giàu canxi như sữa, bánh quy có bổ sung canxi… để đảm bảo cung cấp đủ cho cơ thể 1.000 – 1.200mg canxi/ngày. Trong nhiều trường hợp, thai phụ cần được dùng các dược phẩm chứa canxi… nhưng cần phải dùng theo chỉ dẫn của bác sỹ.
    • Khi bị chuột rút nên cố gắng duỗi thẳng chân rồi từ từ hướng ngón chân về phía trước, xoa bóp nhẹ nhàng bắp chân, cơ sẽ duỗi ra.
    • Nếu đang nằm thì gấp bàn chân hướng lên đầu và nâng chân cao lên từ từ sẽ hết.
    • Đừng đứng, ngồi hay nằm quá lâu ở một tư thế.
    • Tăng cường vận động thường xuyên cho đôi chân bằng phương pháp đi bộ.
    • Mang giày gót thấp.

    Phù bàn chân và mắt cá chân

    Thường gặp ở những tháng cuối của thai kỳ, ít khi phù nặng. Tuy nhiên, nếu thấy phù toàn thân, cả mặt và tay là triệu chứng nặng của tiền sản giật cần được theo dõi.

    Hướng xử lý:

    • Nên ăn uống hợp lý và uống nhiều nước, không nên ăn mặn quá.
    • Khi nằm nghỉ, hãy gác chân lên cao.
    • Nên đến khám bác sĩ để được hướng dẫn cách xử lý thích hợp nếu thấy phù nhiều hoặc có cảm giác không an tâm.

    Đau lưng

    Thường do thai phụ căng thẳng và mệt mỏi quá mức, cơ thể thay đổi nội tiết tố, yếu cơ bụng, tử cung tăng trọng lượng làm cột sống chịu lực nhiều. Ngoài ra, trọng lượng cơ thể tăng nhanh đè lên cột sống cũng khiến lưng có xu hướng ưỡn nhiều hơn trước. Thêm vào đó, sự nhão dây chằng (giúp bé chui ra ngoài dễ dàng hơn) càng làm tăng cảm giác đau lưng.

    Do căng thẳng và mệt mỏi quá mức khiến thai phụ đau lưng

    Do căng thẳng và mệt mỏi quá mức khiến thai phụ đau lưng

    Hướng xử lý:

    • Nghỉ ngơi, dùng đai chịu lực để nâng bụng, chườm nóng và xoa bóp.
    • Thay đổi vị trí, tư thế: Ngồi hay đứng lâu đều dẫn đến tình trạng đau lưng.
    • Cần phải có tư thế nằm ngủ đúng và chỉ nên gối đầu cao vừa phải. Ngủ trên mặt phẳng cứng sẽ tốt cho thai phụ hơn là nằm ngủ trên nệm mềm.
    • Hạn chế việc lên cân quá mức (chỉ nên tăng 9-12 kg).
    • Tập thể dục để hông được cử động và giảm độ cong của xương sống, dành ít phút mỗi ngày tập các động tác thể dục vặn lưng đơn giản.
    • Quỳ gối để lấy đồ vật chứ không cúi người…
    • Tuyệt đối không mang giày dép cao gót.
    • Nếu cảm thấy đau nhiều thì cần phải đi khám để tìm ra nguyên nhân, có thể phát hiện sớm một số bệnh như thoát vị đĩa đệm, đau khớp vệ, đau khớp cùng chậu do giãn các dây chằng…

    Huyết trắng

    Là triệu chứng phụ nữ thường gặp nhất trong thai kỳ. Âm đạo của phụ nữ mang thai luôn ẩm ướt do niêm mạc nhiều mạch máu, phù nề, tiết dịch. Môi trường âm đạo thay đổi nên dễ bị nhiễm nấm cũng như những vi khuẩn khác. Trong thời gian mang thai, nội tiết nhiều nên cũng thường có lộ tuyến.

    Huyết trắng có thể là chất nhầy loãng, trong, không có mùi hôi. Nếu có viêm, huyết trắng sẽ có màu hơi vàng, mùi hôi, kèm theo triệu chứng ngứa rất khó chịu.

    Hướng xử lý:

    • Hạn chế sử dụng thuốc đặt âm đạo vì có thể gây chảy máu và chỉ có vài loại thuốc được chứng minh an toàn đối với thai nhi.
    • Chỉ nên giữ gìn vệ sinh bằng cách rửa bên ngoài, lau khô. Lưu ý giữ gìn vệ sinh khi giao hợp.

    Chóng mặt, hoa mắt

    Nguyên nhân chính của hiện tương này là do sự tăng lên của hormone, làm giãn, mở rộng thành mạch máu. Chính hiện tượng này giúp cho máu có thể đến với thai nhi và lại trở về tĩnh mạch của bạn. Khi huyết áp thấp hơn bình thường sẽ giảm lượng máu lưu thông tới não bộ, dĩ nhiên sẽ gây ra chứng hoa mắt, chóng mặt.

    Hiện tượng này làm giảm lượng đường trong máu, làm cho cơ thể của bạn có nhiều thay đổi để thích ứng. Những phụ nữ bị thiếu máu hoặc bị giãn tĩnh mạch sẽ gặp tình trạng hoa mắt chóng mặt nhiều hơn những người bình thường.

    Sự tăng hormone và giãn mạch máu khiến bà bầu chóng mặt và hoa mắt

    Trong quý II, sự lớn lên của thai nhi sẽ đặt áp lực lên thành mạch, cũng là nguyên nhân gây ra chứng hoa mắt, chóng mặt của bạn.

    Nếu bà bầu nào lại thường xuyên nằm ngửa thì hiện tượng này càng kéo dài hơn vì trọng lượng cơ thể của bé sẽ đặt hẳn lên thành mạch máu.

    Hướng xử lý:

    • Không đứng trong thời gian dài. Nếu bạn phải đứng thì hãy thay đổi trọng lực lên chân.
    • Không đứng dậy ngay lập tức khi bạn đang nằm. Bạn hãy từ từ ngồi dậy, nghỉ một chút, sau đó mới đứng dậy. Điều này vô cùng quan trọng khi bạn đi tắm.
    • Ăn thường xuyên, không nên ăn những bữa ăn kéo dài mà hãy chia thành nhiều bữa nhỏ.
    • Không để phòng tắm quá nóng hoặc tắm bằng vòi hoa sen.
    • Không nằm ngửa trong quý II.
    • Mặc quần áo thoải mái, không mặc quần áo chật, khó thở và khó di chuyển.

    Khó ngủ

    Có rất nhiều nguyên nhân khiến mẹ bầu thường xuyên bị “trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành”. Có thể do họ thường xuyên phải thức dậy trong đêm để đi tiểu. Khi bụng bầu càng lớn, tử cung đè lên bàng quang sẽ khiến mẹ bầu thường xuyên mắc tiểu. Ngoài ra, chị em cũng thường xuyên lo lắng về việc mang thai, về chuyện sinh nở. Các vấn đề về dạ dày, ợ nóng cũng khiến mẹ bầu khó tìm được một giấc ngủ ngon.

    Còn một nguyên nhân nữa là khi bụng bầu lớn dần, chị em sẽ khó tìm được vị trí ngủ thoải mái, vì vậy giấc ngủ thường không được sâu.

    Khó ngủ là hiện tượng thường gặp ở bà bầu

    Khó ngủ là hiện tượng thường gặp ở bà bầu

    Hướng xử lý:

    Tập thể dục thường xuyên

    Dù mang thai thì chị em cũng đừng từ bỏ thói quen tập thể thao hàng ngày nhé. Tập thể dục không chỉ giúp các mẹ có sức khỏe thai kỳ tốt, đỡ bị mệt mỏi mà còn giúp bà bầu ngủ ngon nữa đấy. Điều quan trọng cần lưu ý là không được tập thể thao ngay trước khi đi ngủ vì có thể phản tác dụng, khiến bạn tỉnh táo hơn. Chị em cũng nên tập những môn nhẹ nhàng như yoga, đi bộ hoặc bơi lội.

    Chế độ ăn uống

    Mẹ bầu mất ngủ cần chú ý đến chế độ ăn uống của mình đặc biệt là những đồ ăn bạn nạp vào cơ thể trước giờ đi ngủ. Các mẹ không nên ăn thực phẩm nhiều chất béo và các loại thức ăn có gia vị vào buổi tối vì chúng làm tăng nguy cơ bị ợ nóng, khiến bạn tỉnh táo hơn. Các chuyên gia luôn khuyên chị em bầu không nên ăn bất cứ thứ gì trong 1 giờ trước khi đi ngủ.

    Mẹ bầu cũng được khuyên không nên dùng đồ uống có chất gây kích thích như caffeine sẽ làm bạn khó khăn để tìm được một giấc ngủ ngon.

    Thư giãn trước giờ ngủ

    Các mẹ có thể ngồi thiền, đọc truyện cười hoặc tắm nước ấm trước khi đi ngủ sẽ giúp mẹ bầu ngủ ngon hơn. Nếu có thể, hãy cố gắng tránh xa mọi áp lực trong công việc cũng như trong cuộc sống để tinh thần được thoải mái nhất.

    Tạo thói quen đi ngủ đúng giờ

    Hãy ép mình phải lên giường vào đúng một giờ nhất định trong ngày. Điều này sẽ giúp cơ thể bạn quen dần với thói quen đi ngủ đúng giờ. Làm như vậy sẽ khiến mẹ bầu dễ dàng ngủ ngon mỗi lúc lên giường. Chị em bầu nên bắt đầu đi ngủ từ 9-10 giờ tối.

    Mặc đồ ngủ thoải mái

    Các mẹ bầu cũng nên mua những bộ quần áo thai sản rộng rãi để cảm giác thoải mái nhất khi ngủ. Nếu mặc đồ chật hoặc khó chịu sẽ làm bạn cảm thấy ngột ngạt và cảm trở giấc ngủ giữ đêm của bạn. Lưu ý này là vô cùng quan trọng đấy nhé.

    Giữ nhiệt độ phòng vừa phải

    Phòng ngủ của mẹ bầu nên giữ ở mức nhiệt 27-28 độ là phù hợp nhất. Chị em cũng nên để sẵn một chiếc chăn mỏng để đắp trong đêm khi bị lạnh. Thông thường, không khí trong phòng lạnh một chút sẽ dễ ngủ và ngủ ngon hơn khi nóng.

    Chọn tư thể ngủ phù hợp

    Các chuyên gia khoa sản luôn khuyên chị em không nên ngủ ngửa mà nên nằm nghiêng về bên trái để máu lưu thông đến thai nhi được tốt nhất và bạn cũng dễ dàng ngủ sâu hơn. Các mẹ cũng nên cần đến sự hỗ trợ của những chiếc gối ôm chuyên dụng cho bà bầu để nâng đỡ bụng bầu, giúp bạn đỡ mỏi mình và nằm ngủ thoải mái nhất.

    Khó thở

    Trong giai đoạn đầu khi mang thai, một loại hormone tự nhiên trong cơ thể người phụ nữ là progesterone bắt đầu gia tăng rất mạnh. Sự gia tăng này hoàn toàn bình thường, không gây nguy hại cho sức khỏe của bạn và thai nhi nhưng nó có thể là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến sự khó thở của bạn trong thời gian mang thai. Bạn sẽ cảm thấy như đang phải nỗ lực rất nhiều để có thể thở sâu, thoải mái được.

    Tử cung của bạn sẽ dần lớn hơn trong thời gian mang thai để thích nghi được với sự phát triển của em bé. Khi tử cung càng lớn, nó có thể ép ngược lại phía dưới cơ hoành của bạn. Cơ hoành là một cơ quan trong cơ thể, hoạt động kết hợp với phổi, giúp đưa không khí vào phổi. Khi bị tử cung chèn ép như vậy, khả năng mở rộng của cơ hoành sẽ bị hạn chế, gây nên khó thở. Có những trường hợp thai nhi khỏe, đạp mạnh, khiến cho tử cung ép chặt lấy cơ hoành làm cho thai phụ có thể bị ngất do không khí không vào phổi kịp. Nó là nguyên nhân gây khó thở khi mang thai.

    Ngồi ở vị trí thích hợp sẽ giúp bà bầu tránh tình trạng khó thở

    Hướng xử lý

    • Bà bầu không nên làm việc vội vàng, hấp tấp để tránh gây căng thẳng cho cơ thể.
    • Khi ngồi hãy cố gắng ngồi thẳng và đẩy vai của mình về phía sau để tạo điều kiện thuận lợi cho không khí vào phổi nhiều hơn. Ngồi ở vị trí này sẽ giúp phổi của bạn mở rộng và giảm đi áp lực cho cơ hoành.
    • Nếu bạn bị suyễn hoặc bất cứ căn bệnh nào khác liên quan đến đường thở nên chú ý khi mang thai. Với một số trường hợp hiếm hoi, khó thở có thể gây ra cục máu đông trong phổi và đe dọa đến tính mạng.
    • Trước khi mang thai, để phòng ngừa tốt cho sức khỏe, bạn nên có biện pháp phòng ngừa bằng cách không nên làm việc quá sức, kiểm tra sức khỏe định kỳ và luôn lắng nghe cơ thể của bạn.
    • Nếu bạn cảm thấy khó thở đột ngột hay thoáng qua trong vòng vài phút thì nên đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị sớm.
    • Bên cạnh đó, bạn cũng nên chú ý thêm những điều sau để giảm áp lực cho cơ hoành, giảm thiểu được tình trạng khó thở:
    • Để bảo vệ an toàn sức khỏe cho mẹ và thai nhi, bạn nên chú ý nhiều hơn trong sinh hoạt thường nhật của mình. Tránh không gắng sức khi mang vác đồ đạc, bạn sẽ thở được tốt hơn. Tránh các yếu tố dị thoáng cho đường hô hấp, chúng sẽ giúp bạn thở nhẹ nhàng hơn. Có nhiều trường hợp họ cần kê đến 2 chiếc gối để ngủ vào ban đêm để không phải ngủ ngồi. Cũng nên kê cao chân để máu lưu thông tốt hơn.
    • Tránh các yếu tố dị nguyên có thể làm tái phát suyễn và nhờ chồng hoặc người thân giúp đỡ, không nên tự ý làm những việc nặng nhọc.
    • Vào ba tháng cuối của thai kỳ, bạn nên chọn một chiếc ghế dựa thật thoải mái để ngồi nghỉ ngơi. Giai đoạn này, việc nằm nhiều có thể khiến cho bạn cảm thấy khó thở hơn rất nhiều vì em bé chèn ép cơ hoành nhiều hơn vào giai đoạn này.
    • Chọn những trang phục thoải mái giúp bạn thở dễ dàng hơn. Quần áo chật ở phần giữa ngực có thể gây cản trở hệ hô hấp của bạn.
    • Vào ban đêm khi ngủ, bạn nên nâng cao đầu để mở đường thông thoáng cho đường hô hấp, chúng sẽ giúp bạn thở nhẹ nhàng hơn. Có nhiều trường hợp họ cần kê đến 2 chiếc gối để ngủ vào ban đêm để không phải ngủ ngồi. Cũng nên kê cao chân để máu lưu thông tốt. Làm như vậy bạn sẽ tránh được việc khó thở khi mang thai.

    Kiểm soát được tất cả những triệu chứng trên là bạn đã có được một quá trình mang thai thoải mái hơn rồi đấy.

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Tôi đã sử dụng sản phẩm trà An Bình được một thời gian. Thực sự, sản phẩm rất tốt và tình trạng huyết áp thấp của em được cải thiện rõ rệt. Cám ơn Dược phẩm An Bình rất nhiều!
    Thị Hồng Duyên – Tân Yên, Bắc Giang
    Khi dùng Grathozi – Trị nấm âm đạo, bệnh của tôi đã thuyên giảm và khỏi hẳn sau 7 ngày.
    Thu Hương
    Tôi rất yên tâm khi sử dụng sản phẩm của Dược An Bình. Từ khi sử dụng PHARZUBEST – Bổ sung vitamin và khoáng chất, sức khoẻ của tôi được cải thiện nhiều.
    Quang Trần