HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Bệnh tiêu hóa

    Phụ nữ và nỗi lo táo bón sau sinh

    Tại sao nhụ nữ sau khi sinh hay bị táo bón?

    Theo Đông Y, táo bón ở sản phụ hầu hết là hư chứng, tức là do cơ thể suy nhược, khí huyết hao tổn mà bị táo bón. Trong giai đoạn cuối của thai kỳ, âm huyết tập trung để dưỡng thai nên tân dịch xuống đại tràng giảm. Sau khi sinh mà đặc biệt là sinh mổ thường bị mất nhiều máu, sản dịch khiến đại tràng đã kém nuôi dưỡng lại càng bị khô kiệt hơn. Cơ thể chưa kịp hồi phục, giờ lại cần thêm một lượng lớn dịch và khí huyết để tạo sữa cho con khiến tân dịch, khí huyết càng hư tổn. Phụ nữ vừa sinh ổ bụng lỏng lẻo do tử cung co nhỏ lại làm giảm áp lực lên các đoạn ruột kết cộng thêm nhu động ruột kém do ít vận động và ăn uống kiêng khem hơn bình thường… Hàng loạt nguyên nhân khiến sản phụ bị táo bón, càng để lâu càng nặng.
    Táo bón là nỗi lo lớn đối với chị em sau sinh
    Táo bón sau khi sinh sẽ dẫn đến những phền toái cho cả mẹ và bé
    Đối với mẹ, lại phải chịu thêm những đau đớn không đáng có. Bởi sau khi sinh, các vết khâu vốn chưa lành mà bị thêm táo bón thì quả thật “đứng ngồi không yên”.
    Táo bón làm cho sản phụ thể trạng vốn đã yếu càng trở nên mệt mỏi, suy kiệt, lâu ngày gây ra trĩ, sa trực tràng, sa dạ con… Mặt khác, nó còn gây ra cảm giác khó chịu, bí bách trong người dẫn đến ăn uống kém, điều này sẽ làm ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng sữa dành cho bé.
    Táo bón ở mẹ cho con bú sẽ dẫn đến nguy cơ táo bón ở trẻ. Trẻ bị táo bón sẽ có thể bị nứt hậu môn, chảy máu mỗi lần đi tiêu, bé trở nên khó chịu, quấy khóc, bồn chồn, mất tập trung, biếng ăn, chậm lớn
    Phụ nữ sau khi sinh cẩn thận trong khi dùng thuốc điều trị bệnh táo bón
    Phụ nữ cho con bú cần tránh dùng các thuốc bài tiết qua sữa mẹ vì bé bú mẹ sẽ trở thành người dùng thuốc bị động, có thể phải chịu các tác dụng không mong muốn giống như mẹ và có khi còn nặng hơn do chức năng gan thận của bé còn non yếu. Tránh dùng các sản phẩm làm giảm số lượng và chất lượng sữa mẹ cũng như tránh lạm dụng các biện pháp tháo thụt vì sẽ dẫn đến mất phản xạ đại tiện.
    Phụ nữ sau sinh nên cẩn trọng trong việc dùng thuốc trị táo bón để không gây ảnh hưởng cho con
    Giải pháp nào điều trị táo bón ở phụ nữa sau khi sinh
    Nguyên nhân gây táo bón ở sản phụ hầu hết là do hư chứng, tức là do cơ thể suy nhược, khí huyết hao tổn. Vì vậy giải pháp điều trị tận gốc là dùng các sản phẩm có tác dụng điều trị bệnh táo bón theo cơ chế bồi bổ cơ thể, giúp cơ thể tái tạo huyết, sinh tân dịch. Khi tân dịch dồi dào thì không những táo bón tự khắc sẽ hết mà nguồn sữa dành cho con yêu cũng không bị ảnh hưởng. Nếu chỉ dùng các thuốc chữa triệu chứng (tháo thụt, xổ… ) thì càng làm cho tân dịch bị khô kiệt, táo bón không chữa được căn nguyên sẽ dẫn đến những hậu quả trầm trọng: ruột kết to, cơn thiếu máu cục bộ (vì phải rặn lâu), xoắn ruột, tắc ruột, trĩ, sa trực tràng, sa tử cung… Ngoài ra, chị em có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian như: ăn cháo vừng đen, ăn sắn dây nấu chín, ăn khoai lang nấu với nước đường, uống mật ong pha với nước ấm… Nhưng dù dùng biện pháp gì mẹ cũng phải luôn nhớ: “Không dùng các sản phẩm ảnh hưởng đến chất lượng và độ an toàn của sữa mẹ” nhé!
    Bí kíp phòng ngừa táo bón
    Chú ý đến chế độ ăn uống
    Các chị em nên ăn nhiều thực phẩm có chứa chất xơ như rau và trái cây. Rau chân vịt, cần, mướp đắng, rau muống và các loại quả như: chuối, táo, lê, là những thực phẩm rất tốt cho phụ nữ sau sinh. Một điều cần chú ý là tuyệt đối không nên ăn chuối tiêu còn xanh bởi không những không có hiệu quả mà còn gây táo bón tệ hơn.
    Tập thể dục thường xuyên
    Sau khi đã hết ở cữ, nếu nằm lỳ một chỗ trên giường, ít vận động thì bạn đã khiến quá trình trao đổi chất chậm lại, càng dễ gây nguy cơ táo bón. Vì vậy, bạn nên tránh nằm bất động trong thời gian dài mà nên đi lại, vận động cơ thể và tập các bài thể dục phù hợp. Theo các bác sỹ sản khoa, hai ngày sau khi sinh, sản phụ đã có thể tự ngồi dậy và di chuyển khỏi giường của mình.
    Đừng quên uống nhiều nước
    Do mất nhiều máu trong quá trình sinh con và cần tiếp tục bài thải sản dịch sau khi sinh nên sản phụ cần được bổ sung nhiều nước. Bạn nên uống nhiều nước đun sôi để nguội, nước muối nhạt, nước canh rau, sữa đậu nành và nước trái cây tươi.
    Giữ tinh thần thoải mái
    Tâm trạng buồn bã, bi quan sẽ cản trở quá trình co bóp của dạ dày, khiến quá trình tiêu hóa bị chậm lại. Người nhà và bản thân sản phụ nên biết điều này để tránh các kích thích tinh thần không đáng có.
    Ngoài ra, các mẹ nên kết hợp làm việc và nghỉ ngơi hợp lý để đảm bảo sức khỏe và thể lực tốt nhất.
    Món ăn phòng, chữa bệnh táo bón
    Rau Bina
    Rau Bina còn gọi là cải bó xôi hay rau chân vịt. Ngoài công dụng chống ung thư, chống viêm, hạn chế béo phì, bảo vệ mắt và giúp chắc xương. Nó còn là một loại thực phẩm rất hữu ích cho việc thanh lọc cơ thể. Loại rau lá xanh này cung cấp hàm lượng vitamin cần thiết để thúc đẩy quá trình tiêu hóa được thuận lợi hơn.
    Rau bina hữu ích trong việc điều trị táo bón sau sinh
    Lưu ý khi ăn rau chân vịt: Nên mua rau chân vịt còn tươi xanh. Rau tươi xanh chứa rất nhiều vitamin C, rau chân vịt chứa nhiều axit oxalic. Do đó, nếu bạn mắc các bệnh về thận thì không nên ăn quá nhiều rau chân vịt.
    Hoa quả
    Hoa quả chứa nhiều chất xơ có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa. Ngoài ra hoa quả còn cung cấp các vitamin và dưỡng chất cần thiết giúp cơ thể khỏe mạnh.
    Ngũ cốc
    Một bát ngũ cốc là lựa chọn ăn uống không chất béo rất tốt cho các bà mẹ đang cho con bú và còn có tác dụng phòng ngừa táo bón.
    Ngoài ra, ngũ cốc thô có chứa chất xơ không hòa tan và kéo dài thời gian “cư trú” của thức ăn trong dạ dày, giúp làm giảm khả năng hấp thụ đường, giảm nguy cơ huyết áp cao, tiểu đường, béo phì, các bệnh tim mạch…
    Quả và các loại hạt sấy khô
    Nho khô, chà là, táo hoặc việt quất sấy khô là những lựa chọn ăn nhẹ lành mạnh tốt cho tiêu hóa.
    Quả và hạt sấy khô là những lựa chọn ăn nhẹ lành mạnh tốt cho tiêu hóa
    Nước
    Các bà mẹ sau sinh được khuyên nên uống ít nhất 3-4 cốc nước lọc và hai cốc nước dừa mỗi ngày để bổ sung đủ lượng nước cho cơ thể và kích thích nhu động ruột.
    Sữa chua
    Ngoài tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, sữa chua còn chứa các probiotic quan trọng chống nhiễm trùng đường tiết niệu. Để tránh táo bón, các bà mẹ đang cho con bú nên ăn sữa chua hàng ngày.
    Lưu ý chung: Để phòng táo bón, chị em nên ăn nhiều các thức ăn mềm, dễ tiêu, thực phẩm có chất xơ như rau tươi, quả chín…; không nên ăn các chất quá cay nóng như ớt, hạt tiêu và các chất kích thích như cafe, chè, rượu, thuốc lá…
     Dược sĩ Hưng

    santafe-tao-bon

    SANTAFE – XUA TAN NỖI LO TÁO BÓN
    Xem chi tiết tại đây.

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Khi sử dụng V-Sorento – Hỗ trợ chữa trị viêm đại tràng, các triệu trứng viêm đại tràng của tôi đã được cải thiện rõ rêt.
    Nguyễn Cường, 60 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội
    Tôi đã sử dụng sản phẩm trà An Bình được một thời gian. Thực sự, sản phẩm rất tốt và tình trạng huyết áp thấp của em được cải thiện rõ rệt. Cám ơn Dược phẩm An Bình rất nhiều!
    Thị Hồng Duyên – Tân Yên, Bắc Giang
    Khi dùng Grathozi – Trị nấm âm đạo, bệnh của tôi đã thuyên giảm và khỏi hẳn sau 7 ngày.
    Thu Hương