Lá mơ, còn có các tên khác như: ngưu bì đống, khau tất ma, co tốt ma, mơ tròn, dây mơ lông, mơ tam thể, mẫu cầu đằng, ngũ hương đằng… Tên khoa học là Peaderia scandens (Lour.), là một loại cây leo mọc hoang hoặc được trồng làm hàng rào nhiều nơi ở nước ta.
Lá mơ lông tính mát, có tác dụng nhuận gan, giải nhiệt, mạnh tỳ vị, tiêu thực, sát khuẩn, chữa phong tê thấp, tẩy giun, giải độc… nhưng thông dụng nhất vẫn là chữa các bệnh về đường tiêu hóa.
Lương y Hoàng Duy tân cho biết, theo dược học cổ truyền, lá mơ lông vị chua, tính bình, có công dụng trừ phong hoạt huyết, chỉ thống giải độc, tiêu thực đạo trệ, trừ thấp tiêu thũng. Thường được dùng để chữa các chứng bệnh như phong thấp (đau khớp), phúc thống (đau bụng), lỵ tật (kiết lỵ), phù thũng, thực tích (đầy bụng, chậm tiêu), cam tích (trẻ em suy dinh dưỡng), can tỳ thũng đại (gan, lách to), trúng độc, thoát giang (sa trực tràng), bối ung (mụn nhọt mọc ở lưng), bạch đới (khí hư), thương tổn do trật đả…
Mơ lông có tác dụng chữa bệnh rất hiệu quả
Dưới đây là những công dụng của lá mơ:
Sôi bụng, ăn khó tiêu: Lấy một nắm lá mơ tươi, rửa sạch, ăn kèm với cơm như rau hoặc giã nát lấy nước uống. Ăn, uống liền trong 2 – 3 ngày sẽ có kết quả.
Tiêu chảy do nóng: Khi bị tiêu chảy do nhiệt với các biểu hiện phân khẳm, nước tiểu vàng, bụng quặn đau, đầy hơi, khát nước nhiều, hậu môn nóng rát, dùng 16 gr lá mơ, 8 gr nụ sim sắc với 500 ml nước lấy 200 ml. Uống trong ngày mỗi lần 100 ml.
Đau dạ dày: Lấy 20 – 30 gr lá mơ rửa sạch, giã nát lấy nước uống mỗi ngày một lần. Kiên trì dùng sẽ có có tác dụng giảm đau dạ dày.
Chữa chứng bí tiểu tiện: Nếu mắc bệnh sỏi thận dẫn đến bí tiểu tiện lấy lá mơ sắc uống ngày 2 – 3 lần.
Co giật: Nghiền nát khoảng 15 – 60g lá tươi, thêm 1 bát nước ấm và một tí muối, khuấy đều và vắt lọc để lấy nước và uống trước bữa tối.
Làm lành vết thương: Một nắm lá mơ lông xay thật mịn và đắp vào vết thương.
Chữa thấp khớp, bí tiểu: Lấy khoảng 15 – 60g lá tươi, đun sôi trong nước, gạn bỏ xác lá và uống nước, ngày uống một lần.
Lá mơ lông được trồng khá phổ biến ở nước ta
Chữa cảm lạnh: Hấp chín khoảng 25 lá mơ lông ăn hoặc ăn sống.
Chống viêm loét: Nghiền nát một nắm lá mơ lông và vắt lấy một chén nước, chia 2 – 3 lần uống trong ngày.
Chữa lỵ (có 2 cách): Nghiền mịn 15 – 60g lá mơ lông, thêm 1 chén nước ấm và một ít muối, ép xác lấy nước và uống trước khi ăn. Cách khác là cắt nhỏ lá mơ lông rồi đánh chung với một quả trứng gà, để chảo nóng và sau đó đổ hỗn hợp trên vào, để cho khô trên chảo rồi ăn, ngày 1 – 2 lần.
Trị ho gà: Lá mơ tam thể 150 gr, bách bộ, cỏ mần trầu, rễ chanh, cỏ nhọ nồi, rau má, mỗi vị 250 gr, cam thảo dây 150 gr, trần bì 100 gr, gừng 50 gr, đường kính vừa đủ. Cho vào 6 lít nước, trộn lẫn rồi đun sôi còn 1 lít. Chia ra ngày uống 2-3 lần.
Trị mụn, ghẻ: Lấy lá mơ lông rửa sạch, đập dập nát, vắt lấy nước, chấm vào các nốt ghẻ.
Nấm da, chàm, eczema, giời leo: Lấy toàn cây mơ lông (một nắm tay), rửa sạch nghiền mịn, bôi vào chỗ ngứa.
Giảm đau: trong các trường hợp đau bụng, sình bụng, đầy hơi, bí tiểu: Lấy 15 – 60g lá tươi, đun sôi trong khoảng 3 bát nước, gạn lọc sau đó cho thêm vào dung dịch một cốc nước trái cây, uống hỗn hợp này mỗi ngày 1 lần, có tác dụng giảm đau, nhuận tràng, lợi tiểu giúp thanh lọc cơ thể và kích thích sự ngon miệng, thèm ăn.
Bài viết liên quan
- Những vitamin và chất khoáng quan trọng nhất cho não
- Bệnh viêm phổi không điển hình ở trẻ
- Thiếu Oxy não là gì?
- Điều nên biết về U xơ tử cung
- Chăm sóc gan và một số điều cần lưu ý
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng thực phẩm
- Viêm khớp ngón tay cái
- Bệnh về gan gây cản trở khả năng đi lại
- Liệu ăn quá nhiều chất xơ có bị co thắt…
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng men vi sinh