Uống trà xanh có thể giúp bạn sống khoẻ, sống thọ nhưng uống không đúng cách lại có thể dẫn tới ung thư thực quản hay bệnh máu vón cục, gây tắc nghẽn thành mạch máu…
Trà xanh có chứa caffeine
Mặc dù trà xanh có hàm lượng caffeine thấp hơn so với “đối tác” của mình như cà phê và trà thông thường. Nhưng việc tiêu thụ quá mức trà xanh có thể khiến chúng ta bồn chồn, hồi hộp, lo lắng, khó ngủ, tăng nhịp tim và huyết áp cao.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, bạn có thể dễ dàng đối phó với những vấn đề trên bằng cách chuyển sang trà xanh có nồng độ theanine cao hơn. Theanine là một hợp chất có tác dụng làm dịu não và làm giảm những tác động của caffeine.
Đau bụng và buồn nôn
Trà xanh có chứa tannin có tác dụng kích thích dạ dày tiết ra nhiều axit hơn. Do đó, những bệnh nhân bị viêm loét dạ dày tá tràng hoặc bị trào ngược axit khi sử dụng trà xanh có thể gây buồn nôn hoặc đau bụng.
Thiếu sắt
Các tannin trong trà xanh ngăn ngừa máu hấp thụ chất dinh dưỡng nhất định. Do đó khiến cơ thể giảm hấp thu chất sắt. Nghiên cứu cho thấy rằng tiêu thụ quá nhiều trà xanh dẫn đến giảm hấp thu sắt trong cơ thể lên đến 25%. Theo các chuyên gia, để chống lại tác dụng phụ này, khi uống trà, hãy thêm chanh vào. Chanh giúp làm giảm tác dụng của tannin trên cơ thể.
Uống trà xanh khi mang thai
Đối với phụ nữ có kế hoạch mang thai, không nên uống trà xanh ngay cả khi họ uống ở liều nhỏ cũng có thể là một vấn đề cho các bà mẹ mang thai vì nó ảnh hưởng đến sự hấp thụ axit folic trong cơ thể. Trong khi đó, axit folic lại là một chất dinh dưỡng cực kỳ quan trọng, đặc biệt là trong 12 tuần đầu tiên của thai kỳ. Thiếu hụt axit folic và làm tăng nguy cơ khuyết tật ống thần kinh, chẳng hạn như tật nứt đốt sống. Trong quá trình mang thai, nếu uống trà xanh quá nhiều có thể sẽ khiến cơ thể nhận được một số lượng lớn cafein trong khi mang thai. Điều này có thể gây ra hiện tượng thai nhi nhẹ cân.
Vì vậy, để an toàn hơn trong giai đoạn mang thai, thai phụ không nên uống quá nhiều trà xanh, đặc biệt trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ. Nếu thỉnh thoảng uống một cốc nhỏ cũng không quá ảnh hưởng đến thai nhi và tốt nhất là không nên uống trà xanh đặc trong hoặc ngay sau bữa ăn vì nước trà đặc có thể làm cơ thể khó hấp thụ chất sắt từ thực phẩm.
Trà xanh và thuốc
Trà xanh cũng giống như bất kỳ loại trà nào khác có thể gây ra phản ứng tương tác với một số thuốc. Nghiên cứu nhỏ được các nhà khoa học thuộc Trường ĐH Fukushima thực hiện trên 10 tình nguyện viên. Kết quả cho thấy, trà xanh làm giảm tác dụng của thuốc điều trị cao huyết áp. Do đó hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ về loại thuốc mình đang uống trước khi có ý định uống trà xanh bạn nhé!.
Loãng xương
Đây được coi là một trong những ảnh hưởng nghiêm trọng của trà xanh lên sức khỏe chúng ta. Một số nghiên cứu cho thấy, chất kiềm thiên nhiên trong lá trà hạn chế sự hấp thu canxi trong nước tiểu, gây thiếu hụt caxi trong cơ thể làm cho người còi cọc và loãng xương.
Kết luận
Tác dụng phụ của trà xanh chỉ là một phần nhỏ so với lợi ích mà loại thức uống này mang lại. Ngoài ra, bạn cũng có thể nhận thấy rằng, hầu hết các tác dụng phụ chỉ xảy ra khi tiêu thụ quá mức cho phép, dẫn đến dư thừa. Do đó, cách tốt nhất là bổ sung 2-3 tách trà xanh mỗi ngày để cơ thể khỏe mạnh hơn và phòng chống được bệnh tật bạn nhé!.
Bài viết liên quan
- Những vitamin và chất khoáng quan trọng nhất cho não
- Bệnh viêm phổi không điển hình ở trẻ
- Thiếu Oxy não là gì?
- Điều nên biết về U xơ tử cung
- Chăm sóc gan và một số điều cần lưu ý
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng thực phẩm
- Viêm khớp ngón tay cái
- Bệnh về gan gây cản trở khả năng đi lại
- Liệu ăn quá nhiều chất xơ có bị co thắt…
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng men vi sinh