HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Bệnh tiêu hóa

    Bệnh liệt dạ dày

    Liệt dạ dày là một rối loạn tiêu hóa thường gặp ở những người mắc bệnh tiểu đường gây khó khăn không nhỏ cho việc kiểm soát đường huyết. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cũng như sinh hoạt và công việc của người bệnh.

    Bệnh liệt dạ dày là gì?

    Liệt dạ dày được biết đến là tình trạng liệt một phần của dạ dày. Đây là kết quả của việc thức ăn lưu lại trong dạ dày lâu hơn mức bình thường. Thông thường, dạ dày sẽ co thắt để tống thức ăn xuống ruột non để tiêu hóa và dây thần kinh phế vị điều khiển hoạt động của cơn co thắt này. Liệt dạ dày xảy ra khi các dây thần kinh phế vị bị hư cùng với đó là các cơ của dạ dày và ruột hoạt động không bình thường. Hậu quả là thức ăn di chuyển chậm hoặc dừng hẳn lại.

    Theo các chuyên gia, không có cách chữa trị căn bệnh này nhưng việc thực hiện chế độ ăn uống khoa học có thể giúp người bệnh đối phó với các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh liệt dạ dày.

    Cấu tạo dạ dày

    Cấu tạo của dạ dày

    Triệu chứng bệnh liệt dạ dày

    Các dấu hiệu và triệu chứng cơ bản của bệnh liệt dạ dày bao gồm:

    • Ói mửa
    • Buồn nôn
    • Cảm giác no sau khi ăn một vài miếng
    • Đầy hơi, chướng bụng
    • Ợ nóng hoặc trào ngược dạ dày
    • Có những thay đổi về lượng đường trong máu
    • Ăn không ngon
    • Giảm cân và suy dinh dưỡng.

    Nguyên nhân gây bệnh liệt dạ dày

    Các chuyên gia cho rằng, không có nguyên nhân rõ ràng cho bệnh liệt dạ dày. Nhưng trong nhiều trường hợp, bệnh liệt dạ dày có thể do dây thần kinh điều khiển các cơ bắp dạ dày (thần kinh phế vị). Các dây thần kinh phế vị có nhiệm vụ quản lý các quá trình phức tạp trong đường tiêu hóa bao gồm cả tín hiệu các cơ trong dạ dày co lại và đẩy thức ăn vào ruột non. Một thần kinh phế vị bị hư hỏng sẽ không thể gửi tín hiệu cho cơ bụng của bạn. Điều này khiến cho thức ăn lưu lại trong dạ dày của bạn lâu hơn và gây ra bệnh liệt dạ dày.

    Các dây thần kinh phế vị có thể bị hư hỏng do các bệnh như tiểu đường, hoặc bằng do phẫu thuật dạ dày và ruột non.

    Thức ăn lưu trữ trong dạ dày

    Thức ăn ứ đọng trong dạ dày.

    Yếu tố nguy cơ

    Những yếu tố sau có thể gây bệnh liệt dạ dày bao gồm:

    • Bệnh tiểu đường
    • Phẫu thuật ổ bụng
    • Nhiễm trùng
    • Một số loại thuốc làm chậm tốc độ làm rỗng dạ dày chẳng hạn như thuốc ngủ và thuốc chống trầm cảm.
    • Một số phương pháp điều trị ung thư
    • Chán ăn
    • Ăn vô độ
    • Xơ cứng bì
    • Bệnh Parkinson
    • Bệnh suy giáp

    Biến chứng của bệnh

    Liệt dạ dày có thể gây ra nhiều biến chứng như:

    Vi khuẩn phát triển quá mức trong dạ dày. Thực phẩm vẫn tồn tại trong dạ dày có thể bắt đầu lên men và phá vỡ sự cân bằng của các vi khuẩn tốt và xấu.Điều này có thể cho phép vi sinh vật có hại phát triển ngoài tầm kiểm soát.

    Thức ăn không tiêu mà cứng lại và vẫn còn lưu trữ trong dạ dày.  Thức ăn không tiêu hóa trong dạ dày của bạn có thể đông cứng lại thành một khối rắn gọi là Bezoars. Bezoars có thể gây buồn nôn và nôn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh.

    Biến động lượng đường trong máu. Mặc dù dạ dày không gây ra bệnh tiểu đường nhưng việc hấp thụ thực phẩm không phù hợp có thể gây ra những thay đổi bất thường đối với lượng đường trong máu, làm cho bệnh tiểu đường tồi tệ hơn. Đổi lại, kiểm soát kém lượng đường trong máu làm cho dạ dày nặng hơn.

    Bệnh liệt dạ dày

    Bệnh liệt dạ dày nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

    Phương pháp điều trị và thuốc

    Điều trị liệt dạ dày thường bắt đầu với việc xác định và xử lý các điều kiện cơ bản. Ví dụ, nếu bệnh tiểu đường gây ra liệt dạ dày, bác sĩ có thể giúp bạn kiểm soát bệnh tiểu đường. Hơn thế nữa, phương pháp điều trị liệt dạ dày khác có thể bao gồm:

    Thay đổi chế độ ăn uống

    Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chế độ ăn uống phù hợp nhất đối với bệnh liệt dạ dày là:

    • Ăn những bữa ăn nhỏ và thường xuyên hơn.
    • Chọn các loại thực phẩm ít chất béo.
    • Tránh xa các loại trái cây xơ và rau quả như cam, bông cải xanh vì có thể gây ra Bezoars.
    • Thử các món súp và thức ăn xay nhuyễn.
    • Uống nước trong bữa ăn.
    • Cố gắng luyện tập thể dục nhẹ nhàng sau ăn, chẳng hạn như đi dạo.

    Thuốc

    Thuốc điều trị dạ dày có thể bao gồm:

    Thuốc kiểm soát nôn và buồn nôn: Thuốc chống nôn bao gồm prochlorperazine (Compro), diphenhydramine (Benadryl, Unisom) và lorazepam (Ativan).

    Thuốc kích thích các cơ bắp dạ dày: Các loại thuốc này bao gồm metoclopramid (REGLAN) và erythromycin. Tuy nhiên, việc sử dụng loại thuốc này có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng nhé.

    Phẫu thuật

    Nếu những biện pháp ở trên không kiểm soát được bệnh liệt dạ dày, các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật dạ dày.

    Kết luận

    Bệnh liệt dạ dày không những ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ và chất lượng sống mà còn làm nặng thêm tình trạng bệnh tiểu đường, do khó kiểm soát lượng đường trong máu. Bệnh cần phát hiện sớm, để có những can thiệp thích hợp, qua đó giúp người bệnh cải thiện bệnh và có cuộc sống thoải mái.

    Dược sĩ Hưng


    513Dalovi-tri-viem-loet-da-day-thuong-vi

    DALOVI – SỰ HỒI SINH CỦA DẠ DÀY

    Xem chi tiết sản phẩm tại đây

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Tôi đã sử dụng sản phẩm trà An Bình được một thời gian. Thực sự, sản phẩm rất tốt và tình trạng huyết áp thấp của em được cải thiện rõ rệt. Cám ơn Dược phẩm An Bình rất nhiều!
    Thị Hồng Duyên – Tân Yên, Bắc Giang
    Tôi đã mua Canxi King cho cháu nhà tôi uống. Sản phẩm rất tốt và dễ uống.
    Nguyễn Minh, Khu D8, Thành Công, Đống Đa, Hà Nội
    Tôi rất yên tâm khi sử dụng sản phẩm của Dược An Bình. Từ khi sử dụng PHARZUBEST – Bổ sung vitamin và khoáng chất, sức khoẻ của tôi được cải thiện nhiều.
    Quang Trần