HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Bệnh mắt

    Bệnh tăng nhãn áp

    Tăng nhãn áp là một căn bệnh nhãn khoa tương đối phổ biến do áp suất trong mắt tăng cao. Bệnh thường gặp ở những người trên 40 tuổi gây ảnh hưởng không nhỏ đến thần kinh thị giác, thậm chí gây mất thị lực.

    Theo các chuyên gia, bệnh tăng nhãn áp là một trong những nguyên nhân chính gây mù lòa ở Hoa Kỳ. Ước tính có 5,1 triệu trong số 38 triệu người mù trên thế giới là do tăng nhãn áp và đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến mù lòa không hồi phục được trên toàn thế giới. Ở singapore, bệnh tăng nhãn áp chiếm khoảng 40%.

    Cấu tạo mắt

    Cấu tạo mắt

    Bệnh tăng nhãn áp là gì?

    Tăng nhãn áp là tình trạng suy giảm thị lực dần dần. Đây được biết đến như là một “kẻ trộm thị lực” thầm lặng. Theo các bác sĩ, bệnh tăng nhãn áp có thể gây tổn thương thị giác một cách chậm chạp nên người bệnh không nhận thấy những thay đổi. Chỉ đến khi thị lực giảm một cách rõ rệt thì bệnh đã quá nặng.

    Bệnh tăng nhãn áp khó có thể chữa khỏi, nhưng mù lòa có thể được phòng ngừa được nếu tăng nhãn áp được chẩn đoán và điều trị sớm. Dù bệnh thường không có dấu hiệu cảnh báo nào, kiểm tra mắt thường xuyên sẽ giúp phát hiện bệnh.

    Triệu chứng của bệnh

    Các loại phổ biến nhất của bệnh tăng nhãn áp là bệnh tăng nhãn áp góc mở và bệnh tăng nhãn áp góc đóng. Hai loại này có những triệu chứng hoàn toàn khác nhau.

    Bệnh tăng nhãn áp góc mở với những triệu chứng như:

    • Dần dần mất đi tầm nhìn ngoại vi, thường ở cả hai mắt
    • Mất tầm nhìn khi bệnh tiến triển hơn.

    Bệnh tăng nhãn áp góc đóng với những triệu chứng như:

    • Đau mắt
    • Buồn nôn và nôn (kèm theo đau mắt nặng)
    • Rối loạn thị giác
    • Mờ mắt
    • Đỏ mắt

    Cả hai dạng tăng nhãn áp đóng và mở đều có thể tiên phát hoặc thứ phát. Tiên phát là khi nguyên nhân chưa được xác định rõ và thứ phát là do một số nguyên nhân như chấn thương mắt, thuốc men, viêm, ung thư, đục thủy tinh thể hoặc bệnh tiểu đường. Trong bệnh tăng nhãn áp thứ phát, các dấu hiệu và triệu chứng có thể bao gồm cả những điều kiện chính cũng như những triệu chứng của bệnh tăng nhãn áp thông thường.

    Bệnh tăng nhãn áp

    Mắt bình thường và mắt bị tăng nhãn áp.

    Nguyên nhân gây tăng nhãn áp

    Bệnh tăng nhãn áp thường là do áp suất chất lỏng trong nhãn cầu tăng quá cao mà thần kinh thị giác không thể chịu đựng đựợc. Các dây thần kinh thị giác có chức năng mang xung thần kinh thị giác từ mắt lên đến não. Nhãn áp tăng là do sự mất cân bằng giữa việc sản xuất và dẫn thoát của dịch lỏng bên trong nhãn cầu.

    Tăng nhãn áp góc mở tiên phát

    Trong bệnh tăng nhãn áp góc mở tiên phát, góc thoát nước được hình thành bởi các giác mạc và mống mắt vẫn mở, nhưng các kênh thoát nước nhỏ ở góc (còn gọi là meshwork trabecular) bị chặn một phần, khiến cho thủy dịch thoát ra khỏi mắt quá chậm. Chính điều này dẫn đến việc dự phòng dịch và tăng dần áp suất bên trong mắt gây ảnh hưởng đến dây thần kinh thị  giác. Nguyên nhân chính xác của bệnh tăng nhãn áp góc mở tiên phát vẫn chưa được biết.

    Tăng nhãn áp góc đóng

    Bệnh tăng nhãn áp góc đóng xảy ra khi mống mắt lồi ra phía trước thu hẹp hoặc chặn các góc thoát nước được hình thành bởi các giác mạc và mống mắt. Kết quả là dung dịch chất lỏng không còn có thể thoát ở góc này, vì thế làm tăng áp suất đột ngột mắt. Tăng nhãn áp góc đóng thường xảy ra đột ngột (cấp tính), nhưng nó cũng có thể xảy ra từ từ (mạn tính).

    Tăng nhãn áp hạ thế

    Đây là một dạng của bệnh tăng nhãn áp nhưng không phổ biến. Đối với tăng nhãn áp hạ thế, thiệt hại thần kinh thị giác xảy ra ngay cả khi mắt vẫn áp trong giới hạn hết sức bình thường. Nguyên nhân gây ra vấn đề này vẫn chưa được xác định rõ. Một số chuyên gia thì cho rằng những người có bệnh tăng nhãn áp hạ thế có thể có một dây thần kinh bất thường nhạy cảm hoặc một nguồn cung cấp máu đến thần kinh thị giác giảm do xơ vữa động mạch –  tích tụ mỡ (plaques) trong động mạch hay điều kiện hạn chế lưu thông khác. Trong những trường hợp này, thiệt hại dây thần kinh thị giác có thể xảy ra ngay cả khi áp suất bình thường.

    Tăng nhãn áp sắc tố

    Trong bệnh tăng nhãn áp sắc tố, hạt sắc tố từ mống mắt của bạn tích tụ trong các kênh thoát nước (trabecular meshwork), làm chậm hoặc ngăn chặn chất lỏng thoát khỏi mắt của bạn. Hoạt động thể chất, chẳng hạn như chạy bộ, đôi khi khuấy động lên các hạt sắc tố, gửi chúng trên kênh thoát nước và gây áp lực cao liên tục.

    Tăng nhãn áp

    Tăng nhãn áp góc mở và tăng nhãn áp góc đóng.

    Những ai hay bị bệnh tăng nhãn áp?

    Bệnh tăng nhãn áp không có dấu hiệu rõ ràng ngay từ ban đầu. Do đó, cần nắm bắt tất cả các yếu tố nguy cơ có thể phát triển căn bệnh này càng sớm càng tốt.

    Áp lực bên trong mắt. Nhãn áp cao chèn ép vào các bộ phận nội nhãn, làm giảm lưu lượng máu đến mắt để nuôi dưỡng thần kinh thị giác do đó gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị giác của người bệnh.

    Tuổi tác. Những người trên 60 tuổi đều có nguy cơ cao mắc tăng nhãn áp. Tuy nhiên, bệnh tăng nhãn áp cũng có thể xuất hiện ở những người trẻ tuổi và phổ biến ở những người trong độ tuổi 40.

    Dân tộc. Người Mỹ gốc phi trên 40 tuổi có nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp cao hơn người da trắng. Người Mỹ gốc Phi cũng có nhiều khả năng bị mù vĩnh viễn do hậu quả của bệnh tăng nhãn áp. Người gốc châu Á có nguy cơ phát triển tăng nhãn áp góc đóng trong khi đó người Nhật Bản có khả năng mắc tăng nhãn áp hạ thế.

    Tiền sử gia đình. Nếu gia đình bạn có người mắc bệnh tăng nhãn áp thì bạn có khả năng mắc căn bệnh này.

    Bệnh tật. Một số bệnh có thể phát triển bệnh tăng nhãn áp bao gồm bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch, bệnh cao huyết áp và suy giáp.

    Bệnh về mắt khác. Chấn thương mắt nặng có thể gây áp suất mắt tăng. Ngoài ra, các bệnh về mắt khác có thể làm tăng nguy cơ của bệnh tăng nhãn áp bao gồm khối u mắt, bong võng mạc, viêm mắt và trật khớp…Một số loại phẫu thuật mắt cũng có thể gây tăng nhãn áp. Thêm vào đó, cận thị hoặc viễn thị cũng có thể là nguyên nhân phát triển bệnh tăng nhãn áp.

    Sử dụng corticosteroid lâu dài. Dùng thuốc corticosteroid, đặc biệt là thuốc nhỏ mắt trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp.

    Kết luận

    Hiểu rõ được các nguyên nhân gây bệnh cũng như triệu chứng bệnh thì các chuyên gia mới có phương pháp điều trị kịp thời nhất. Đặc biệt, khi có cảm giác lại ở mắt, người bệnh không được sử dụng thuốc mà không theo sự chỉ dẫn của bác sĩ vì có thể gây ảnh hưởng đến “cửa sổ tâm hồn”, thậm chí gây mù lòa vĩnh viễn.

    Dược sĩ Hưng


    Euro-Pein-oxihoa-loa-hoa-mat

    EUROPEIN – SÁNG TRONG ĐÔI MẮT

    Xem chi tiết sản phẩm tại đây

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Khi dùng Grathozi – Trị nấm âm đạo, bệnh của tôi đã thuyên giảm và khỏi hẳn sau 7 ngày.
    Thu Hương
    Tôi đã sử dụng sản phẩm trà An Bình được một thời gian. Thực sự, sản phẩm rất tốt và tình trạng huyết áp thấp của em được cải thiện rõ rệt. Cám ơn Dược phẩm An Bình rất nhiều!
    Thị Hồng Duyên – Tân Yên, Bắc Giang
    Tôi rất yên tâm khi sử dụng sản phẩm của Dược An Bình. Từ khi sử dụng PHARZUBEST – Bổ sung vitamin và khoáng chất, sức khoẻ của tôi được cải thiện nhiều.
    Quang Trần