IBS, hay hội chứng ruột kích thích, là một bệnh thường gặp và đặc trưng bởi triệu chứng táo bón, tiêu chảy hay sự kết hợp của cả hai. Bệnh này thường xảy ra kèm theo là những cơn đau bụng, đi đại tiện thường xuyên và đầy hơi. Bệnh thường được chẩn đoán khi tất cả những bệnh ảnh hưởng đến đường tiêu hóa như: bệnh Celiac, bệnh Crohn, viêm loét đại tràng, bệnh tuyến giáp, tiểu đường và bệnh xơ gan được loại bỏ và loại trừ. Phương pháp điều trị tốt nhấ cho IBS là xác định được thực phẩm gây bệnh và loại bỏ chúng khỏi chế độ ăn. Một vài bệnh nhân có thể sẽ khỏi bệnh khi loại bỏ gluten.
Nhạy cảm với Gluten
Bệnh Celiac là một bệnh tự miễn, gluten sẽ phá hủy niêm mạc ruột, gây ra một loạt các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Theo một nghiên cứu năm 2003, được thực hiện bởi Trung tâm Nghiên cứu bệnh Celiac, cứ trong 133 người thì có 1 người bị bệnh này ở Mỹ. Ngoài bệnh này, không dung nạp gluten, cũng được gọi là nhạy cảm với gluten, xảy ra ở 6% người Mỹ, hay 18 triệu người. Những người bị nhạy cảm với Gluten có thể có nhiều triệu chứng như: mệt mỏi, đau đầu, giảm hay tăng cân cũng như các bệnh tự miễn dịch như bệnh đa xơ cứng và viêm khớp dạng thấp. Việc tiếp xúc với Gluten cũng có thể gây ra hội chứng ruột kích thích.
Loại thực phẩm chứa Gluten
Gluten có nhiều trong các thực phẩm mà người Mỹ tiêu thụ hàng ngày. Các thực phẩm từ ngũ cốc, như: ngũ cốc ăn sáng, bánh quy giòn, bánh mì, mì ống, pizza, bánh ngô, bánh quy, bánh nướng xốp, bánh ngọt và các loại ngũ cốc chế biến khác, hầu như đều được làm từ lúa mì hay bột có chứa Gluten. Hơn nữa, một lượng nhỏ Gluten có thể xuất hiện trong những thực phẩm mà bạn không ngờ tới như nước tương, nước sốt teriyaki, protein thực vật, bia, hỗn hợp các gia vị. Việc đọc kỹ danh sách thành phần và tránh các thực phẩm chế biến sẵn là điều cần thiết để loại gluten ra khỏi chế độ ăn của bạn.
Các nguyên nhân khác của IBS
Có rất nhiều các loại thực phẩm có thể gây ra IBS. Ngoài Gluten ra còn có các thực phẩm không dung nạp được như sữa, trứng, hạt, chuối và đậu nành. Nấm men phát triển quá mức, nhiễm ký sinh trùng, hoặc mất cân bằng trong hệ vi khuẩn trong đường ruột cũng có thể là các nguyên nhân gây ra IBS. Bạn nên đến gặp bác sĩ để họ có thể có những xét nghiệm xác định được nguyên nhân gây bệnh, từ đó có thể loại trừ được các thực phẩm có vấn đề hay chữa trị các bệnh nhiễm trùng tiềm ẩn.
Chế độ ăn không Gluten
Bạn có thể thử nghiệm để xác định mình có nhạy cảm với gluten hay không, nhưng vì những xét nghiệm này không phải lúc nào cũng chính xác và có thể rất tốn kém, một chế độ ăn loại bỏ gluten là một cách ít tốn kém và hiệu quả để có được cùng một kết quả. Loại trừ tất cả nguồn thực phẩm chứa gluten trong chế độ ăn, từ thực phẩm chứa nhiều gluten nhất đến thực phẩm chứa ít nhất, trong vòng tối thiểu 1 tháng, tốt nhất là hai tháng, và theo dõi các triệu chứng của IBS để xem có cải thiện được phần nào khi theo một chế độ ăn không gluten không. Sau đó, bạn từ từ đưa những thực phẩm đó quay lại vào chế độ ăn, cứ một lần một món, và ghi chú lại các triệu chứng để xác định thực phẩm nào làm trầm trọng thêm triệu chứng của bệnh.
Dược sĩ Hưng
BIO KING – SỨC MẠNH MEN TIÊU HÓA
Xem chi tiết sản phẩm tại đây.
Bài viết liên quan
- Những vitamin và chất khoáng quan trọng nhất cho não
- Bệnh viêm phổi không điển hình ở trẻ
- Thiếu Oxy não là gì?
- Điều nên biết về U xơ tử cung
- Chăm sóc gan và một số điều cần lưu ý
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng thực phẩm
- Viêm khớp ngón tay cái
- Bệnh về gan gây cản trở khả năng đi lại
- Liệu ăn quá nhiều chất xơ có bị co thắt…
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng men vi sinh