Nếu bé nhà bạn đi đại tiện phân khô, cứng, thì có thể bé đã bị táo bón. Trẻ nhỏ có một lịch trình đi đại tiện riêng; bạn không thể xác định sự bất thường của bé nhà mình bằng cách so sánh với quá trình đi đại tiện của trẻ khác. Tuy nhiên, nếu bé nhà bạn đi đại tiện ít hơn bình thường, có thể cần đưa bé đi khám. Một số loại thực phẩm nhất định-bao gồm đậu xanh-có thể giúp thuyên giảm tình trạng táo bón ở trẻ. Đừng bao giờ cho bé dùng thuốc nhuận tràng hay thuốc đặt mà chưa có sự đồng ý hay hướng dẫn của bác sĩ.
Các triệu chứng của táo bón ở trẻ
Phân cứng và đi đại tiện ít hơn bình thường là những triệu chứng cơ bản nhất của chứng táo bón. Các triệu chứng khác bao gồm: chán ăn, cáu kỉnh, đau bụng co thắt, buồn nôn, chảy máu và rách hay có vết xước ở hậu môn. Ngoài ra, nếu phân của bé bị giữ lại trong hậu môn, kích thước của phân sẽ tăng lên khiến hậu môn của bé căng lên mỗi khi đi vệ sinh. Điều này có thể khiến bố mẹ và trẻ khó có thể nhận biết được nhu cầu đi vệ sinh của bé cho đến phân lớn đến nỗi muốn đẩy ra ngoài. Sẽ có hiện tượng chất lỏng chảy ra giống như tiêu chảy bao quanh phân và rỉ ra ngoài hậu môn. Vấn đề này được goi là encopresis.
Nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón
Trẻ nhỏ đang bú sữa mẹ hiếm khi bị táo bón; một số trẻ uống sữa công thức có thể bị táo bón, và chỉ có thể giải quyết bằng cách đổi sang loại sữa công thức khác. Tuy nhiên, trong thời gian bé chuyển sang chế độ ăn dặm, bé rất có thể hay bị táo bón nhẹ; điều này là do thức ăn được dùng làm đồ ăn dặm chủ yếu là gạo ngũ cốc có chứa ít chất xơ. Chất xơ thực sự rất cần thiết cho nhu động đường ruột. Mất nước cũng có thể gây táo bón. Khi trẻ không uống đủ nước, cơ thể của trẻ sẽ hấp thụ chất lỏng từ thực phẩm và chất thải, dẫn đến phân bị khô. Ngoài ra một số bệnh lý tiềm ẩn cũng có thể là nguyên nhân gây ra chứng táo bón, mặc dù đây không phải là nguyên nhân thường gặp.
Chế độ ăn cho trẻ bị táo bón
Việc tăng cường chất xơ cho trẻ thông qua chế độ ăn dặm có thể là một cách giúp trẻ tránh được táo bón. Chất xơ là một phần thức ăn mà cơ thể con người không thể tiêu hóa; nó giúp làm mềm phân. Đậu xanh là thực phẩm giàu chất xơ, cũng giống hầu hết các loại rau củ khác. Ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, đậu và một số loại hoa quả cũng chứa rất nhiều chất xơ. Một chút thìa mơ, mận khô và lê xay nhuyễn cũng có thể có ích cho trẻ. Việc cho trẻ ăn những món ăn cho trẻ em tự tay làm ở nhà là một lựa chọn tốt khác vì chúng chứa nhiều chất xơ hơn là những món ăn mua ngoài cửa hàng thực phẩm.
Phương pháp chữa trị
Thay đổi chế độ ăn thường mang lại lợi ích đặc biệt cho người bị bệnh táo bón, nhưng còn có nhiều cách khác bạn có thể áp dụng để chữa táo bón cho bé nhà bạn. Trẻ dưới 6 tháng tuổi có thể phản ứng tích cực với phương pháp uống 2 ounce nước hai lần mỗi ngày để tăng lượng chất lỏng trong cơ thể. Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể chườm một chiếc khăn ấm lên bụng bé để giúp trẻ. Những trẻ lớn hơn 6 tháng tuổi có thể giảm chứng táo bón bằng cách chăm vận động. Nếu bé chưa biết bò, bố mẹ có thể di chuyển chân của bé như thể bé đang trong tư thể đạp xe. Ngoài ra, 2 ounce nước kết hợp cùng với nước táo hay nước ép mận trong hai lần một ngày cũng có thể tăng khả năng hydrate hóa.
Dược sĩ Hưng
SANTAFE – XUA TAN NỖI LO TÁO BÓN
Xem chi tiết sản phẩm tại đây.
Bài viết liên quan
- Những vitamin và chất khoáng quan trọng nhất cho não
- Nguyên nhân khiến phụ nữ bị rụng tóc và ngứa…
- Lựa chọn men tiêu hóa sống cho hệ tiêu hóa…
- Một số phương pháp để bảo vệ dạ dày
- Bệnh viêm phổi không điển hình ở trẻ
- Thiếu Oxy não là gì?
- Điều nên biết về U xơ tử cung
- Chăm sóc gan và một số điều cần lưu ý
- Sinh lý yếu và một số giải pháp cho nam…
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng thực phẩm