HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Thuốc quý quanh ta

    Khám phá công dụng tuyệt vời từ củ tam thất

    Cây tam thất có tên khoa học là: Panax pseudoginseng Wall (Panax repens Maxim), thuộc họ Ngũ gia bì (Araliaceae).

    Cây tam thất còn có tên là: sâm tam thất, kim bất hoán, nhân sâm tam thất, điền thất.

    Bộ phận dùng:

    Tam thất trồng từ 3 đến 7 năm mới thu hoạch rễ củ để làm thuốc.

    Đào rễ củ về, rửa sạch đất cát, cắt tỉa rễ con, phơi hay sấy đến gần khô, lăn xoa nhiều lần cho khô.

    Mặt ngoài củ màu vàng xám nhạt, trên mặt có những nét nhăn nhỏ theo chiều dọc

    Rễ củ hình trụ hoặc khối, hình thù thay đổi, dài khoảng 1,5 – 4 cm, đường kính 1 – 2 cm. Mặt ngoài củ màu vàng xám nhạt, trên mặt có những nét nhăn nhỏ theo chiều dọc. Khi chưa chế biến có lớp vỏ cứng bên ngoài, khó bẻ và khó cắt. Có thể tách riêng khỏi phần lõi. Củ có mùi thơm nhẹ đặc trưng của tam thất. Rễ củ trồng lâu năm, củ càng to, nặng giá trị càng cao.

    Căn cứ vào trọng lượng củ để phân loại khi thu mua:

    Loại 1: 105-130 củ nặng 1 kg;

    Loại 2: 160-220 củ nặng 1 kg;

    Loại 3: 240-260 củ nặng 1 kg.

    Thành phần hóa học

    Rễ củ tam thất có các chất như Acid amin, hợp chất có nhân Sterol, đường, các nguyên tố Fe, Ca và đặc biệt là 2 chất Saponin: Arasaponin A, Arasaponin B. Saponin trong tam thất ít độc.

    Công dụng

    Rễ củ tam thất vị đắng ngọt, tính ấm vào 2 kinh can và vị. Có tác dụng bổ huyết, cầm máu, giảm đau, tiêu ứ huyết. Theo Dược điển Việt Nam, tam thất dùng trị thổ huyết, băng huyết, rong kinh, sau khi đẻ huyết hôi không ra, ứ trệ đau bụng, kiết lỵ ra máu, lưu huyết, tan ứ huyết, sưng tấy, thiếu máu nặng, người mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, ít ngủ.

    Theo tài liệu nước ngoài, tam thất có tác dụng giúp lưu thông tuần hoàn máu, giảm lượng Cholesterol trong máu, hạ đường huyết, kích thích hệ miễn dịch, ức chế vi khuẩn và siêu vi khuẩn, chống viêm tấy giảm đau… được dùng trong các trường hợp huyết áp cao, viêm động mạch vành, đau nhói vùng ngực, đái tháo đường, các chấn thương sưng tấy đau nhức,viêm khớp xương,  đau loét dạ dày tá tràng, trước và sau phẫu thuật để chống nhiễm khuẩn và chóng lành vết thương, chữa những người kém trí nhớ, ăn uống kém, ra mồ hôi trộm, lao động quá sức.

    Gần đây, tam thất được dùng trong một số trường hợp ung thư (máu, phổi, vòm họng, tiền liệt tuyến, tử cung, vú ) với những kết quả rất đáng khích lệ. Một số bị huyết áp thấp do thiếu máu nặng cũng dùng tam thất được.

    Phụ nữ có thai không được uống tam thất.

    Chưa có tài liệu nào nói đến việc dùng hoa tam thất nhưng có thể dùng hoa tam thất như một loại trà. Khả năng chống bệnh cao huyết áp của hoa tam thất cũng chưa được chứng minh

    Liều lượng, cách dùng:

    Theo Dược điển Việt Nam, liều lượng uống từ 4 đến 5g mỗi ngày; theo tài liệu nước ngoài lại ghi uống từ 6 – 10 g mỗi ngày.

    Một số trường hợp bệnh nhân ung thư dùng từ 10 – 20 g mỗi ngày chia làm 4 đến 5 lần uống.

    Tam thất dùng dưới dạng thuốc sắc hoặc dạng bột, dùng ngoài có tác dụng cầm máu tại chỗ.

    Người ta dùng tam thất để chữa ung thư bằng cách lấy bột sống uống bằng thìa nhỏ chiêu với nước lọc nguội hoặc dùng dạng thái lát ngậm nhai rồi nuốt. Trên thực tế một số người nhai tam thất sống đã bị rộp niêm mạc miệng, vì vậy có thể dùng bột hoặc thái lát tam thất hãm với nước sôi uống cả nước nhai cả bã vừa đơn giản giữ được hương vị, hoạt chất dễ bay hơi không mất đi, vừa có tác dụng chữa bệnh tốt.

    Ngoài cây tam thất (Panax pseudoginseng Wall) kể trên còn có 2 loại tam thất mọc hoang:

    – Vũ diệp tam thất còn gọi là tam thất hoang có tên khoa học Panax bipinna tifidus Seem có rễ củ nhiều đốt.

    – Cây tam thất mọc hoang ở vùng Hà Giang, Lao Cai có tên khoa học Panax pseudoginseng Nees.

    Hai cây này công dụng như cây tam thất nhưng rễ củ dài nhiều đốt.

    Cần phân biệt một số cây có tên là “tam thất” hoặc các cây lấy củ giả làm tam thất để bán ngoài thị trường:

    – Cây hổ trượng (cốt khí củ, điền thất nam) có tên khoa học là Polygonum cuspidatum Sieb et Zucc, họ Polygonaceae.

    Rễ củ cây này dài ngắn không đều, mặt ngoài màu nâu vàng, mùi không rõ vị hơi đắng, dùng chữa phong thấp đau nhức xương, viêm gan, mhiễm trùng đường tiểu tiện.

    – Cây thổ tam thất có tên khoa học là Gynura segetum (L.) Merr. hoặc Gynura pinnatifida thuộc họ Cúc (Compositae), lá và rễ dùng làm thuốc cầm máu, chữa rắn cắn.

    – Tam thất gừng (tam thất nam, khương tam thất) có tên khoa học là Staplianthus thorlii Gagnep. thuộc họ gừng Zingiberaceae. Lá mọc thẳng từ thân rễ, phiến lá nguyên thân dài, hình mác hẹp đầu nhọn màu nâu tím. Củ rễ hình tròn thuôn một đầu hoặc hình trứng nhẵn, mặt ngoài màu vàng nhạt, thịt màu trắng ngà, vị cay nóng. Rễ tam thất gừng dùng chữa nôn mửa, kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh.

    – Cây ngải tím (nghệ đen, nga truật) có tên khoa học Curcuma zedoaria Rose họ Zingiberaceae.

    Củ khô rất cứng, vỏ ngoài màu nâu, có mùi thơm đặc biệt củ hình con quay (người ta hay làm giả tam thất bắc để bán). Củ này dùng chữa ứ huyết bế kinh, đau bụng vùng dưới .

    Theo y học hiện đại, tam thất có các tác dụng sau:

    – Bảo vệ tim chống lại những tác nhân gây loạn nhịp. Chất noto ginsenosid trong tam thất có tác dụng giãn mạch, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, tăng khả năng chịu đựng của cơ thể khi bị thiếu ôxy (tránh choáng khi mất nhiều máu). Nó cũng ức chế khả năng thẩm thấu của mao mạch; hạn chế các tổn thương ở vỏ não do thiếu máu gây ra.

    – Cầm máu, tiêu máu, tiêu sưng: Chữa các trường hợp chảy máu do chấn thương (kể cả nội tạng), tiêu máu ứ (do phẫu thuật, va dập gây bầm tím phần mềm).

    – Kích thích miễn dịch.

    – Tác dụng với thần kinh: Dịch chiết rễ tam thất có tác dụng gây hưng phấn thần kinh. Nhưng dịch chất chiết lá tam thất lại có tác dụng ngược lại: kéo dài tác dụng của thuốc an thần.

    – Giảm đau: Dịch chiết của rễ, thân lá, tam thất đều có tác dụng giảm đau rõ rệt.

    Sau đây là một số bài thuốc có tam thất:

    1)- Chữa thống kinh (đau bụng trước kỳ kinh): Ngày uống 5 g bột tam thất, uống 1 lần, chiêu với cháo loãng hoặc nước ấm.

    2)- Phòng và chữa đau thắt ngực: Ngày uống 3-6 g bột tam thất (1 lần), chiêu với nước ấm.

    2a)-Đau thắt ngực do bệnh mạch vành: Tam thất 20g, đan sâm 20g sắc uống hoặc lấy nước nấu cháo. Ăn liên tục trong vài tháng.

    3)- Chữa thấp tim: Ngày uống 3 g bột tam thất, chia 3 lần (cách nhau 6-8 giờ), chiêu với nước ấm. Dùng trong 30 ngày.

    4)- Chữa các vết bầm tím do ứ máu (kể cả ứ máu trong mắt): Ngày uống 3 lần bột tam thất, mỗi lần từ 2-3 g, cách nhau 6-8 giờ, chiêu với nước ấm.

    5)- Chữa đau thắt lưng: Bột tam thất và bột hồng nhân sâm lượng bằng nhau trộn đều, ngày uống 4 g, chia 2 lần (cách nhau 12 giờ), chiêu với nước ấm. Thuốc cũng có tác dụng bồi bổ sức khỏe cho người suy nhược thần kinh, phụ nữ sau sinh, người mới ốm dậy.

    6)- Chữa bạch cầu cấp và mạn tính: Đương quy 15-30 g, xuyên khung 15-30 g, xích thược 15-20 g, hồng hoa 8-10 g, tam thất 6 g, sắc uống.

    7)-Trong dân gian có bài Thập bổn thang gia giảm có dùng tam thất chữa bệnh băng huyết: tam thất 1g, gia cỏ mực 5g, nhỏ chảo gang 1g, muồng 1g. Thuốc sắc hoặc chế thành bột uống.

    8)-Liều lượng dùng: bột tam thất thật mịn dùng từ 4g-8g, trung bình 6g, pha với nước sôi để nguội thêm 1-2 thìa mật ong rồi uống hàng ngày. Hoặc ngâm rượu tam thất dùng cho những bệnh nhân đau nhức xương khớp, đau lưng (chống chỉ định với bệnh nhân cao huyết áp).

    9)-Dùng sống dưới dạng bột hoặc mài với nước uống để chữa thổ huyết, băng huyết, rong kinh, chảy máu cam, máu hôi sau khi đẻ, kiết lỵ ra máu. Bột tam thất rắc làm cầm máu vết thương.

    9a)-Những trường hợp chảy máu bầm tím do chấn thương, ho ra máu, rong kinh rong huyết, chảy máu cam: Dùng bột hòa nước ấm uống hàng ngày, mỗi ngày 20g.

    10)-Tam thất còn phối hợp với kỷ tử, cúc hoa chữa các chứng bệnh về mắt.

    11)-Tam thất với linh chi lại tăng cường miễn dịch, chống stress, cải thiện trí nhớ.

    12)-Bài thuốc chữa sơ gan cổ trướng

    Dược liệu:

    – Cây chó đẻ răng cưa còn gọi diệp hạ châu. Cả cây dược liệu khô 100g (tươi 300g).

    – Quả dứa dại tách ra từng múi dùng khô 100g, dùng tươi 300g.

    – Cây mã đề, dùng tươi 50g.

    – Củ tam thất, xay thành bột mịn 6g/ngày chia làm 3 lần.

    Cách dùng: Sắc 3 vị thuốc đầu với 2 lít nước còn 1/2 lít. Chia làm 3 lần hòa với bột tam thất 2g mỗi lần – ban ngày uống 2 lần, ban đêm uống 1 lần. Uống liên tục một ngày một thang,uống trong vòng 30 ngày.

    Ngày thứ 31 có thể bỏ vị mã đề nếu bụng mềm, đi tiểu bình thường, và giảm vị tam thất còn 3g/ngày chia 3 lần hòa thuốc uống.

    Liệu trình điều trị 6 tháng (theo kinh nghiệm).

    – Điều trị 15 ngày: Bệnh nhân thấy người nhẹ nhõm, ăn ngủ được, đi lại trong nhà.

    – Điều trị 30 ngày: Bụng mềm, nhỏ lại, bệnh nhân khỏe, tự giải quyết mọi sinh hoạt cá nhân.

    – Điều trị 3 tháng: Bệnh nhân hoàn toàn khỏe, gan, lách mềm, nhỏ nhưng siêu âm thấy gan còn thô (còn xơ gan).

    Tháng thứ 4 vẫn uống 3 vị trên (dứa dại, diệp hạ châu và tam thất).

    Tháng thứ 5 và 6 uống 1 tuần 2 thang gồm 2 vị (dứa dại, diệp hạ châu).

    Sau 6 tháng điều trị bệnh nhân khỏe đạt 80-90%, lao động bình thường.

    Ghi chú: Nếu bụng trướng nước, gan cứng to gây khó thở thì trục nước ra bằng một trong các cách sau:

    Bài 1: Rễ cỏ tranh khô 70g (tươi 210g), vỏ quả cau (đại phúc bì) 3 vỏ, hạt mã đề (xa tiền tử) 30g, đậu đen sao vàng 50g. Cho nước 1.000ml sắc còn 300ml chia 2 lần uống trong ngày.

    Bài 2: Nếu đã uống bài 1 từ 1-2 thang bệnh nhân vẫn khó thở, bụng vẫn trướng nước thì uống bài 2.

    – Vị thuốc: Lá nhót tươi 100g + lá cây cà phê, chè tươi 100g. Nước 600ml sắc còn 200ml uống hết một lần khi nước còn ấm.

    – Sau khi uống từ 1-2 giờ bệnh nhân đi tiểu 7-8 lần/ngày (lượng nước tiểu từ 8-9 lít).

    – Cầm đi tiểu: Cho uống nước sắc hạt đậu xanh còn nguyên vỏ. Đậu xanh 150g nước 400ml sắc còn 150ml để thật nguội. Khi bệnh nhân đi tiểu được 7-8 lít thì cho bệnh nhân uống.

    – Khi cần đến bài trục nước thứ 2 này thì dừng uống thuốc trị bệnh một ngày.

    Ngoài ra có thể dùng một số loại thuốc Nam thông thường, dễ tìm như: râu ngô, mã đề, rễ cỏ tranh, lá tre xanh. Mỗi ngày dùng chừng 100 g (một trong 4 loại) nấu với 300 ml nước còn khoảng 150 ml chia uống 3 lần trong ngày (sáng, trưa, chiều). Nếu dùng phối hợp (có thể dùng chung nhiều loại, không nhất thiết phải đủ cả 4 loại), mỗi loại chừng 50 g, nấu nước uống như trên.

    Đối với những trường hợp tiểu ít, có phù và cổ trướng có thể dùng rễ cây si: lấy phần rễ còn lơ lửng (chưa chạm đất) dài chừng 5-7 cm, băm nhỏ, sao vàng hạ thổ. Mỗi ngày dùng 50 g, sắc với 200 ml nước còn 100 ml, uống làm 3 lần sáng, trưa, chiều. Đối với những người bị xơ gan, cổ trướng, giai đoạn gan còn “bù” (gan còn có thể phục hồi) sẽ có tác dụng rõ rệt.

    Có thể dùng bẹ buồng cau (vỏ bọc buồng cau khi còn non, đông y gọi là đại phúc bì) hay quả cau tươi bỏ hạt: bẹ buồng cau thái nhỏ, sao vàng, hạ thổ mỗi ngày dùng 50g, sắc với 200 ml, còn 100 ml, uống làm 3 lần sáng, trưa, chiều. Nếu dùng quả cau tươi: 3- 5 quả, bỏ hết hạt, thái nhỏ sắc với 200 ml nước còn 100 ml, uống làm 3 lần/ngày.

    Tam thất – Những điều cần biết

    Cô ruột của tôi là Đào Ngân Bình ở Quận Hoàn Kiếm – Hà nội bị ung thư đại tràng từ năm 1996, nhưng may là phát hiện ở giai đoạn 1, sau khi mổ và cắt khối u, cô bi quan, chán nản và suy sụp, nhưng được bác sĩ trực tiếp điều trị tư vấn ngoài việc dùng thuốc Tây theo chỉ định, cần kết hợp dùng tam thất với mật ong. Từ đó đến nay, không thấy có sự phát triển hay di căn của khối u, sức khỏe cô tôi như một người bình thường, vẫn tham gia các hoạt động xã hội và chăm lo cho con cháu. Tôi muốn chia sẻ kinh nghiệm này đến những gia đình có bệnh nhân bị mắc căn bệnh ung thư và muốn mọi người hãy thử xem? Tôi cũng muốn nói rằng: Tam thất không có tác dụng chữa ung thư, nhưng có thể góp phần làm chậm quá trình phát triển và di căn của khối u.

    Tại Hà nội, giá bán của một lạng tam thất loại tốt là 320 đến 350 ngàn một lạng, tốt nhất bạn nên chọn củ rồi nhờ nhà hàng xay luôn tại chỗ, mua ở các hiệu thuốc Bắc có thương hiệu hoặc ở phố Thuốc Bắc, phố Hải Thượng Lãn Ông – Hà nội sẽ có nhiều sự lựa chọn.

    Với người bình thường không bị ung thư, uống tam thất cũng rất tốt, đặc biệt là với những người ở độ tuổi trung niên.

    Ung thư cũng không có nghĩa là chết, hãy lạc quan, bạn nhé!

    Hiện nay nhiều người chưa hiểu hết công dụng của tam thất nên đã sử dụng tam thất một cách tùy tiện. Để sử dụng tam thất một cách khoa học, hợp lý với hiệu quả chữa bệnh cao, cần lưu ý một số điểm.

    Sơ chế trước khi dùng: Để bảo đảm hiệu quả chữa bệnh và an toàn, trước hết, rửa thật nhanh củ tam thất bằng nước đun sôi để nguội vài lần, không cho nước kịp ngấm vào ruột, phơi nắng hoặc sấy ở nhiệt độ 50-60oC (tuyệt đối không rang tam thất trực tiếp trên chảo hoặc tẩm dược liệu với mỡ gà, rồi phơi sấy khô như một số người đã làm). Khi dùng, mới thái lát hoặc tán bột. Dùng đến đâu làm đến đó vì để nguyên củ thì thời hạn sử dụng có thể kéo dài đến 2 năm; nếu thái lát hoặc tán bột, chỉ bảo quản được trong 6-12 tháng, có thể lâu hơn nếu ngâm bột với mật ong hoặc rượu.

    Công dụng và cách dùng: Tam thất có hai tác dụng chính là cầm máu và bổ dưỡng do chứa saponin triterpen là ginsenozid, một hoạt chất quý của nhân sâm. Gần đây, tam thất còn được dùng trong một số trường hợp ung thư (phổi, tuyến tiền liệt, vòm họng, vú) với kết quả tốt.

    Dùng sống dưới dạng bột hoặc mài với nước uống hoặc dạng lát cắt thì ngậm nhai rồi nuốt để chữa thổ huyết, băng huyết, rong kinh, chảy máu cam, máu hôi sau khi đẻ, kiết lỵ ra máu, khối u (ung thư). Bột tam thất rắc ngoài làm cầm máu nhanh các vết thương.

    Dùng chín trong những trường hợp thiếu máu, suy nhược, phụ nữ sau khi đẻ, người mới ốm dậy. Củ tam thất hấp cho mềm, thái mỏng hoặc sao khô, tán bột rồi hầm với thịt gà, thịt chim, ăn hằng ngày trong vài tuần. Có thể ngâm rượu uống. Đơn giản thì hãm tam thất với nước sôi như pha trà, uống làm nhiều lần vừa dễ làm, tiện lợi, vừa giữ được hương vị, hoạt chất. Nước hãm tam thất pha với sữa dùng cho trẻ em rất tốt.

    Có thể phối hợp với nhân sâm trong trường hợp uống riêng tam thất thấy có cảm giác “nóng”, nhất là đối với những người mà khí, huyết đều suy kiệt. Tuy nhiên, nên uống hỗn hợp sâm – tam thất vào ban ngày và uống riêng tam thất vào buổi tối vì nhân sâm sẽ làm cho tỉnh táo, khó ngủ.

    Tam thất còn phối hợp với kỷ tử, cúc hoa chữa các chứng bệnh về mắt; với hoa hòe hoặc rutin trong những trường hợp chảy máu; với linh chi lại tăng cường miễn dịch, chống stress, cải thiện trí nhớ.

    Chú ý: Phụ nữ có thai không được dùng tam thất.

    Liều lượng: Dùng cầm máu, giảm đau nhanh, mỗi ngày uống 10-20g chia làm 4-5 lần. Để bổ dưỡng, mỗi ngày, người lớn: 5-6g chia hai lần; trẻ em tùy tuổi bằng 1/2 – 1/3 liều người lớn. Uống sau khi ăn 5 – 10 phút. Đối với các trường hợp ung thư, mỗi ngày có thể dùng liều 10g, liên tục trong 12 tháng hoặc lâu hơn.

    Các loài dùng thay thế: Ngoài cây tam thất trồng, hai loài tam thất mọc hoang đã được phát hiện, làm cho vị thuốc trở nên phong phú và đa dạng, giúp cho việc sử dụng tam thất được thuận lợi hơn. Đó là cây tam thất lá xẻ (Panax bipinna tifidus Seem.) và cây tam thất rừng (Panax stipuleanatus H.T.Tsai et K.M.Feng). Cả hai loài đều đã được nghiên cứu sâu về hóa học và dược lý với kết quả tác dụng như tam thất trồng và có thể dùng để thay thế. Tam thất lá xẻ còn được ngâm rượu, rồi chiết dưới dạng tinh sâm dùng rất tốt, đặc biệt có tác dụng kích thích sinh dục.

    Phân biệt thật giả: Trên thực tế, tam thất đã bị giả mạo bởi tam thất gừng (Stahlianthus thorellii Gagnep.), thổ tam thất (Gynura pinnatifida DC.) do trùng tên gọi hoặc hồi đầu thảo (Tacca plantaginea (Hanee) Drenth) do cùng tính dược. Những dược liệu này cũng dưới dạng củ đều được bôi đen bằng mực tàu hoặc bút chì đen, rồi xoa bột hoạt thạch (talc) cho bóng giống màu của tam thất thật.

    Dựa vào những sai khác sau đây về mặt hình thái thực vật, ta có thể phân biệt dễ dàng và tránh nhầm lẫn để có dược liệu tam thất đúng:

    Củ tam thất hình thoi hoặc hình con quay (đa số), dài 2-4cm, đường kính 1-2cm. Đầu củ sần sùi do những vết tích của thân cây rụng hằng năm tạo thành. Mặt ngoài màu đen, có nhiều nếp nhăn dọc. Thịt màu xám đen. Vị ngọt, hơi đắng, mùi thơm nhẹ, tính ấm.

    Củ tam thất gừng hình tròn thuôn một đầu hoặc hình trứng (giống quả trứng chim), dài 1,5 đến 2 cm.

    Mặt ngoài màu trắng vàng, có nhiều vòng song song ngang củ. Thịt màu trắng ngà. Vị cay, nóng, mùi thơm như gừng.

    Củ thổ tam thất (gọi bạch truật nam) hình tròn hoặc gần tròn, dài 4-5cm, đường kính 3,5-4cm, sần sùi không đều. Mặt ngoài màu nâu vàng. Thịt màu vàng ngà. Vị nhạt, chát, hơi ngứa, không mùi.

    Củ hồi đầu thảo hình tròn méo mó không đều, dài 1,5-2cm. Đầu củ sần sùi do những vết tích của lá cây rụng. Mặt ngoài màu trắng bẩn. Thịt màu trắng đục. Vị đắng, hàn, không mùi.

    Lưu ý trong một số trường hợp, củ tam thất rỗng ruột còn bị kẻ xấu nhồi chì cho nặng thêm để trục lợi gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng.

    Tam thất – Vị thuốc quý

    Tam thất là rễ của cây tam thất, còn gọi là sâm tam thất. Trước đây được coi như vị thuốc “giả nhân sâm”, ý nói có thể thay nhân sâm. Chính vì vậy mà ngay tên khoa học của nó cũng phản ánh được điều này: Panax pseudo ginseng Wall. Ở đây từ Panax mang ý nghĩa tên “chi” của nhân sâm (về phân loại thực vật), xuất phát từ tiếng Hy Lạp Panacen, tức là chữa được rất nhiều loại bệnh. Còn pseudo, có nghĩa là giả và ginseng là phiên âm từ nhân sâm. Ngày nay tên khoa học của tam thất là Panax Notoginseng (Bark.) F.H. Chen, họ nhân sâm Araliaceae (ngũ gia bì). Trong Đông y, tam thất còn được gọi là “kim bất hoán”, “kim”, tức là vàng, bất hoán, là không đổi được; có nghĩa là vị thuốc tam thất rất quý, đến mức có vàng cũng không thể đổi được.

    Tác dụng sinh học của tam thất

    Tam thất có tác dụng tăng lực rất tốt, tác dụng này giống với tác dụng của nhân sâm; rút ngắn thời gian đông máu; tiêu máu ứ và tăng lưu lượng máu ở động mạch vành của động vật thí nghiệm. Làm tăng sức co bóp cơ tim ở liều thấp; tác dụng kích dục, đối với chức năng nội tiết sinh dục nữ, thể hiện ở các hoạt tính oestrogen và hướng sinh dục; giãn mạch ngoại vi và không ảnh hưởng đến huyết áp và hệ thần kinh trung ương; điều hòa miễn dịch; kích thích tâm thần, chống trầm uất.

    Tại sao tam thất lại tác dụng tốt như vậy?

    Tam thất cũng chứa các hợp chất giống như nhân sâm. Các bộ phận của cây như rễ con, lá, hoa tam thất đều chứa các hợp chất saponosid nhóm dammaran. Ngoài ra còn phải kể đến các thành phần có giá trị khác như các acid amin, các chất polyacetylen và panaxytriol…

    Tính đa dạng trong sử dụng tam thất

    Trong Đông y, tam thất được xếp vào loại đầu vị của nhóm chỉ huyết (cầm máu). Khi nhấm có vị đắng nhẹ, hơi ngọt và để lại dư vị đặc trưng của nhân sâm. Để dễ phân biệt, tiền nhân có câu nói về vị của tam thất: “Tiền khổ, hậu cam, hậu cam cam”. Nghĩa là khi nhấm, lúc đầu thấy vị đắng, sau thấy ngọt và càng về sau càng thấy ngọt. Trên thực tế, tam thất được sử dụng rất đa dạng. Như ta đã biết, tam thất thuộc vào dòng nhân sâm nên có tác dụng bổ, song lại có phần khác với nhân sâm là tam thất lại theo hướng tác dụng vào phần âm huyết là chính. Tuy nhiên từ trước đến nay, tam thất vẫn là vị thuốc được sử dụng chính để cầm máu, tiêu máu cục và bổ máu. Cầm máu vẫn là tác dụng được ưu tiên của tam thất. Với 3 tác dụng trên, đối tượng được quan tâm sử dụng nhiều nhất của tam thất vẫn là phụ nữ sau khi sinh, vì thuốc có tác dụng chữa chảy máu, máu tụ và thiếu máu. Để tăng thêm ý nghĩa bổ, tam thất thường được sử dụng dưới dạng tần gà. Tam thất được dùng để cầm máu khi xuất huyết bên trong như rong kinh, băng huyết, chảy máu cam, ho ra máu, thổ huyết, trĩ xuất huyết… hoặc thiếu máu gây hoa mắt, chóng mặt, da dẻ xanh xao… Có thể sử dụng dưới dạng uống (thuốc hãm, bột thuốc). Với chảy máu bên ngoài như chấn thương, bị thương chảy máu có thể dùng bột tam thất rắc vào vết thương rồi băng lại.

    Cần chú ý thêm rằng, đối với trường hợp làm tiêu máu tụ, chỉ nên sử dụng tam thất khi triệu chứng xuất huyết mới xảy ra. Ví dụ xuất huyết tiền phòng ở mắt, dùng tam thất lúc này rất tốt. Nếu trong mạch máu hoặc trong tim đã có các cục máu đông, không nên dùng tam thất nữa. Nếu dùng, cục máu này sẽ là trung tâm để kết tụ, làm cho cục máu to dần lên, ảnh hưởng đến sự lưu thông của mạch máu, đôi khi gây ra đột quỵ. Ngày nay, tam thất còn được dùng để trị các bệnh u xơ, u cục…, cho kết quả khá tốt, tuy nhiên không phải là tất cả. Ngoài ra còn dùng tam thất kết hợp với một số vị thuốc khác, như đan sâm để trị bệnh đau thắt ngực do xơ vữa động mạch vành, hoặc lưu lượng huyết quản giảm, hoặc sau tai biến mạch máu não…

    Những cây mang danh tam thất

    Do tam thất có nhiều tác dụng tốt nên trên thực tế, người ta đã dùng nhiều vị thuốc “giả danh” tam thất. Do vậy, khi sử dụng vị thuốc quý này, cần biết những vị thuốc thường được dùng dưới tên gọi là tam thất, song không có những tác dụng như vị tam thất đã giới thiệu.

    Tam thất gừng Stablianthus thorelli Gagnep, họ Gừng Zingiberaceae.

    Cây này có hình thái thực vật giống cây nghệ, lá có mùi nghệ, được trồng nhiều ở Ba Vì. Ở mỗi gốc nhổ lên có rất nhiều củ nhỏ, có hình tròn dẹt. Trên thị trường đôi khi người ta đánh bóng vỏ rễ bằng một lớp màu đen, khi nhấm có vị đắng, mùi nghệ. Nhiều người đã mua nhầm.

    Thổ tam thất Gynura pinnatifida L., tên đồng danh Gynura segetum (Lour.) Merr, G. japonica (Thunb.) Juel., họ cúc Asteraceae. Cây này thường trồng ở Hải Dương, Hưng Yên với tên bạch truật nam, cũng được gọi là tam thất.

    Dùng tam thất có phòng được ung thư?

    Cùng với những nhân sâm, linh chi… tam thất cũng được coi là một vị thuốc quý. Do có sự phổ biến rộng rãi, nên nhiều người dùng đã coi tam thất như một vị “thuốc tiên”, có thể trị được nhiều bệnh, ngay cả đối với căn bệnh ung thư…

    Nhà nhà dùng tam thất

    Củ tam thất có hình thoi, hoặc hình con quay, không phân nhánh, đầu sần sùi thành những mấu. Vỏ ngoài của tam thất có màu xám hoặc xám đen, nhưng sau khi sơ chế, tam thất chuyển sang màu đen. Mùi tam thất nhẹ nhàng, nhưng vị có phần hơi đắng. Bên cạnh đó tam thất có vị hơi ngọt và để lại dư vị đặc trưng của nhân sâm.

    Như ta đã biết, tam thất thuộc vào dòng nhân sâm nên có tác dụng bổ, song lại có phần khác với nhân sâm là tam thất lại theo hướng tác dụng vào phần âm huyết là chính. Trên thực tế, tam thất được sử dụng rất đa dạng. Việc dùng tam thất trị ung thư cũng đang trở thành phong trào của nhiều bệnh nhân.

    Chị Trần Thị Miều, trú tại phố Hoàng Mai, là một người đã “sống chung” với căn bệnh u xơ tử cung nhiều năm nay. Đến giai đoạn điều trị, chị đã nhờ đến tam thất, với hy vọng bệnh tình của mình sẽ thuyên giảm ít nhiều. “Tôi đã sử dụng tam thất trong vòng vài năm trở lại đây. Ngày đó giá tam thất rẻ hơn bây giờ khoảng mấy trăm nghìn một cân. Có lẽ do công dụng của tam thất khá phổ biến, nên nhiều người dùng hơn, dẫn đến việc giá tam thấp cứ tiếp tục “leo thang” đến trên 2 triệu đồng một cân” – chị Miều thổ lộ.

    Tham khảo giá tại phòng khám Đông y gia truyền Hồng Phúc Đường, số 2A Thể Giao, lương y Hoàng Gia Trí giới thiệu: Hiện, tam thất thường được chia làm 2 loại. Loại 1 là loại 1 lạng có khoảng 7 củ tam thất to, có giá khoảng 200 nghìn đồng/lạng. Loại 2 gồm 10 củ tam thất nhỏ hơn, có giá 180 nghìn đồng/lạng. Khi được hỏi sự khác biệt về chất lượng của 2 loại tam thất, ông Trí cho biết: Hai loại tam thất trên đều có công dụng và chất lượng như nhau. Có chăng sự khác biệt là loại 2 gồm những củ tam thất nhỏ hơn.

    Cũng đang có mặt tại cửa hàng, chị Vân Anh ở tập thể Khương Thượng, tuy không mắc bệnh ung thư, nhưng do được nghe nhiều người “khuyên bảo”, chị cũng tìm đến vị đắng của tam thất: Thật ra khi kiểm tra sức khỏe định kỳ, cơ thể tôi hoàn toàn bình thường. Nhưng một vài người bạn khuyên tôi nên dùng tam thất để phòng ngừa ung thư, tôi cũng dùng thử. Dùng lâu nên thành quen, nếu bây giờ không sử dụng, tôi cảm thấy thiếu tự tin về sức khỏe của mình.

    Tam thất hỗ trợ điều trị ung thư

    Sau một thời gian điều trị với tam thất, bệnh tình của chị Miều không nặng hơn mà cũng chẳng thuyên giảm. “Tôi vẫn đi kiểm tra sức khỏe đều đặn, đặc biệt là khối u. Sau một thời gian dài dùng tam thất, khối u của tôi không phát triển, nhưng cũng không tiêu dần như lời mấy dược sĩ đã nói. Nếu ngưng sử dụng tam thất một thời gian, thì khối u có hiện tượng phát triển trở lại” – chị Miều cho biết. Hiện nay căn bệnh u xơ tử cung là “ác mộng” đối với nhiều chị em phụ nữ. Việc chị Miều và chị Vân Anh sử dùng tam thất để phòng ngừa và ngăn chặn những khối u là một việc làm cần thiết.

    Tiến sĩ Y khoa Hoàng Lam Dương, Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương khuyến cáo: Trong điều trị căn bệnh ung thư, ngoài những thuốc đặc trị, có thể sử dụng thêm tam thất. Thông thường, người mắc bệnh ung thư vẫn phải được điều trị bằng xạ trị hay hóa trị… Điều trị kết hợp với tam thất sẽ tăng tính nhạy cảm của mô ung thư, từ đó có thể sử dụng ít hơn thuốc đặc trị, như vậy sẽ ít gây độc hại hơn cho người bệnh. Nhưng nhấn mạnh rằng tam thất cũng không thể thay thế hoàn toàn thuốc đặc trị ung thư.

    Hiện chưa thực sự có một công trình nghiên cứu mang tính thuyết phục trên lâm sàng điều trị ung thư. Nhưng những kết quả khả quan có thể cho chúng ta những định hướng nghiên cứu tích cực. Ví dụ như phối hợp đa phương tiện trị liệu, vừa phẫu thuật, vừa dùng xạ trị, hóa trị, dùng thuốc đông y, hoặc dùng thuốc đông y để giải quyết những tác dụng phụ mà hoá trị và xạ trị gây ra.

    Vì vậy, đông y nói chung và tam thất nói riêng hỗ trợ điều trị bệnh ung thư là có cơ sở khoa học. Nhưng trong thời điểm này, không nên phóng đại tác dụng của nó, làm người bệnh lúng túng, hoang mang trong điều trị. Để đạt được kết quả tốt nhất trong điều trị bệnh ung thư, bệnh nhân nên tìm đến các bệnh viện để được tư vấn và điều trị kịp thời, bên cạnh đó nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ đông y để có thể điều trị kết hợp.

     

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Khi dùng Grathozi – Trị nấm âm đạo, bệnh của tôi đã thuyên giảm và khỏi hẳn sau 7 ngày.
    Thu Hương
    Tôi rất yên tâm khi sử dụng sản phẩm của Dược An Bình. Từ khi sử dụng PHARZUBEST – Bổ sung vitamin và khoáng chất, sức khoẻ của tôi được cải thiện nhiều.
    Quang Trần
    Tôi đã mua Canxi King cho cháu nhà tôi uống. Sản phẩm rất tốt và dễ uống.
    Nguyễn Minh, Khu D8, Thành Công, Đống Đa, Hà Nội