Hiện nay, có nhiều người ở Việt Nam đang trồng và sử dụng các sản phẩm đào tiên như một loại thuốc nam để tăng cường, bảo vệ sức khoẻ. Mặc dù vậy, vẫn chưa có công trình nghiên cứu đầy đủ về tác dụng dược lý của loài cây quý này.
Quả trường sinh là tên gọi khác của quả đào tiên, thuộc họ núc nác. Loại quả này gần giống với trái bưởi lúc còn xanh, vỏ trái cứng, cơm màu trắng, vị chua chua, có nhiều hạt dẹp, nhỏ cũng màu trắng.
Dùng để tẩy độc
Lấy cơm quả đào tiên 600g, gạo 500ml, ngâm cơm quả đào tiên cất đi để làm thuốc tẩy độc ở đường tiêu hóa, nhờ khả năng khi uống này vào sẽ kích thích co bóp ruột tống chất độc ra ngoài theo đường hậu môn.
Ổn định huyết áp
Đào tươi khi ăn gọt vỏ bỏ hạt, mỗi ngày ăn 2 lần vào buổi sáng và tối, mỗi lần ăn 1-2 quả. Tác dụng chữa tăng huyết áp.
Chữa biếng ăn, cơ thể suy nhược
Quả đào tiên hái về, để từ khi vỏ quả màu xanh, chuyển sang màu đen thì bổ ra lấy phần thịt bên trong để ngâm rượu. Cứ 200g thịt quả đào tiên, kèm theo 10 quả chuối hột thái ra phơi khô, sao vàng, ngâm với 2 lít rượu trắng loại ngon. Ngâm khoảng 10 ngày là dùng được. Mỗi ngày dùng 3 lần, mỗi lần 30ml uống trước khi ăn.
Thuốc chữa đau lưng, nhức xương, phong tê thấp
Quả đào tiên để từ khi vỏ màu xanh chuyển sang màu đen. Bổ quả đào, nạo lấy phần ruột bên trong lúc này đã chuyển sang màu đen. Lấy 200g thịt quả đào + 10 quả chuối hột còn xanh trái phơi khô, sao vàng + 200g thân rễ cây lá lốt. Ngâm với 2lít rượu trắng loại ngon. Sau 10 ngày đem ra sử dụng được. Mỗi ngày dùng 3 lần trước bữa ăn. Mỗi lần 30ml
Hen suyễn
Đào nhân, hạnh nhân, hạt tiêu mỗi thứ 6 gam, gạo nếp 10 hạt cùng tán thành bột, hòa với lòng trắng trứng, bôi vào lòng bàn tay, bàn chân.
Khi dùng thuốc kiêng ăn: tôm, thịt bò, thịt trâu, thịt ngan vịt
Giúp phụ nữ mang thai tiểu tiện không thông.
Hoa đào tươi 5 bông, tôm nõn 10g, chân giò hun khói 10g, trứng gà 4 quả, gia vị vừa đủ. Ngắt bỏ nhị hoa đào, rút từng cánh hoa ra rửa sạch, vẩy ráo cắt thành sợi nhỏ. Tôm nõn rửa sạch, cho rượu, gia vị vào, hấp chín, cắt nhỏ. Chân giò hun khói, gừng cắt nhỏ. Trứng gà đập vào bát, đánh tan, cho thêm nước dùng gà, mì chính, rượu, gia vị, bột tiêu trắng, đánh đều lên. Đặt chảo lên bếp, đun nóng rồi cho mỡ vào, cho gừng vào phi dậy mùi rồi vớt ra, đổ trứng gà đã cho gia vị vào, dùng muôi đảo, xào chín, đổ ra đĩa rồi rắc sợi hoa đào, tôm nõn, chân giò hun khói lên trên.
Viêm bóng đái
Đào nhân 15 gam, hoạt thạch 30 gam, tán thành bột uống với nước lã đun sôi.
Đau bụng sau khi đẻ
Đào nhân 9 gam, đan bì 5 gam, hồng hoa 3 gam, sắc uống.
Hoạt huyết, thông ứ, chủ yếu để trị đau tim đột ngột.
Một nhánh đào, rượu 500ml. Chặt nhỏ nhánh đào ra, cho 500ml rượu vào đun, đun cho đến khi chỉ còn 5ml, dùng ngay.
Chữa trị bệnh u cổ tử cung
Cành đào (cành mới đâm trong năm, còn cuống lá, 0,6-0,9m, khoảng 250g, trứng gà 3 quả. Cành đào chặt từng khúc khoảng 3,5cm, cho vào nồi đất luộc chung với trứng gà trong khoảng 2-3 giờ, đến khi vỏ trứng chuyển sang màu nâu sẫm, lòng trắng trứng có màu vàng nhạt thì thôi. Sáng, trưa, tối mỗi buổi ăn 1 quả, dùng liên tục trong 1-2 tháng thì ngừng.
Lưu ý cành đào phải là cành mới mọc trong năm, dùng tay bẻ hoặc mảnh sành chặt đứt, không sử dụng đồ kim loại để luộc.
Trị ho
Đào tươi 3 quả, gọt bỏ lớp vỏ ngoài, thêm 30g đường phèn, hầm cách thủy đến khi nát ra thì bỏ hạt, mỗi ngày dùng 1 lần.
Chế thuốc nhuận tràng, chống táo bón
Lấy cơm trái đào tiên còn chưa chín kết với một số vị thuốc khác điều chế thành thuốc tẩy hay làm thuốc nhuận tràng, chống táo bón.
Làm thuốc trường thọ
Thường xuyên ăn quả đào tiên chín hằng ngày. Vì theo một số tài liệu cũng có nói rằng quả đào tiên có tác dụng tăng cường tuổi thọ, trị được suy nhược cơ thể, dưỡng sinh lực và điều hòa được kinh lạc…
Một số bài thuốc chữa bệnh bằng đào:
– Phù thũng, báng bụng: Hoa đào phai 9 gam sắc uống, mỗi ngày 1 -2 lần.
– Đau bụng: Rễ đào 30 gam sắc uống.
– Đái đục: Nhựa cây đào 10 – 15 gam, cho đường vừa đủ, hấp cách thuỷ ăn.
– Đái tháo đường: Nhựa cây đào 15 gam, râu ngô 60 gam, sắc uống.
– Hư hàn, ra mồ hôi trộm: Bích đào khô 15 gam sắc uống.
– Thổ huyết: Tầm gửi đào, ngó sen đốt thành than, cỏ lác, mỗi thứ 9 gam, sắc uống.
– Có nhọt trong mũi: Lá đào non giã nát nhét vào mũi, mỗi ngày thay 3 lần.
– Nấm ăn chân, ghẻ: Lấy lá đào tươi giã nát, đắp.
– Bệnh trĩ: Lá đào, có thể dùng cả rễ cây đào đun lấy nước rửa.
Chú ý
Quả đào tính ôn, nếu ăn nhiều dễ gây trướng bụng, nổi nhọt.
Bài viết liên quan
- Những vitamin và chất khoáng quan trọng nhất cho não
- Bệnh viêm phổi không điển hình ở trẻ
- Thiếu Oxy não là gì?
- Điều nên biết về U xơ tử cung
- Chăm sóc gan và một số điều cần lưu ý
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng thực phẩm
- Viêm khớp ngón tay cái
- Bệnh về gan gây cản trở khả năng đi lại
- Liệu ăn quá nhiều chất xơ có bị co thắt…
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng men vi sinh