HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Các bệnh khác

    Són tiểu – Nguyên nhân và cách điều trị

    Thế nào là bệnh són tiểu?
     
    Són tiểu là khi bệnh nhân không kiểm soát được lúc nào họ đi tiểu.  Kết quả là họ tiểu són ra quần, nhiều khi phải mang tã khi đi ra đường. Chứng bệnh ngại ngùng nhưng lại có thể chữa được.
     
    Chứng bệnh này xảy ra thường nhất ở những người phụ nữ trên 50 tuổi.  Và cũng có thể xẩy ra ở người phụ nữ trẻ hơn, nhất là trong khi mang thai, hoặc vừa sinh đẻ xong. Căn bệnh này gây không ít phiền toái cho người bệnh, họ không dám đi ra ngoài, gặp bạn bè và gia đình, lại còn bị sải, rôm da và nhiễm trùng đường tiểu.
     
    Các loại són tiểu
     
    – Són tiểu cố sức: Là hiện tượng són tiểu do hệ thống đóng bàng quang bao gồm các cơ thắt bàng quang, niệu đạo và các cơ tầng sinh môn bị suy yếu, bàng quang sa xuống thấp, xảy ra ở phụ nữ đã sinh đẻ nhiều hoặc đã có lần sinh con quá lớn (trên 4kg). Són tiểu loại này chiếm 80% các trường hợp, còn có thể gặp ở người chơi một môn thể thao nặng hoặc đã qua một phẫu thuật ở tầng sinh môn.
     
    Việc chữa trị các trường hợp són tiểu cố sức chủ yếu bằng tập luyện làm mạnh lại các cơ tầng sinh môn đẩy bàng quang lên do thầy thuốc chuyên về phục hồi chức năng hướng dẫn thực hiện. Có thể tập luyện bằng kích thích điện qua đường âm đạo. Phương pháp chữa trị không đau này có khả năng mang lại hiệu quả lâu bền khá cao.
     
    Điều trị són tiểu cố sức bằng phẫu thuật chỉ đặt ra với những phụ nữ bị són tiểu quá nặng mà phương pháp phục hồi chức năng thất bại. Người ta áp dụng một kỹ thuật mới ít gây chấn thương làm căng lại các dây chằng đỡ niệu đạo bằng gây tê tại chỗ…
     
    – Són tiểu khó kìm: Nguyên nhân là do bàng quang của bệnh nhân rất dễ bị kích động. Khi bàng quang đầy, cơ détrusor (thành phắn cấu tạo chính thành bàng quang) tự động co bóp ngoài ý muốn làm bệnh nhân són tiểu, không kìm lại được. Với loại són tiểu này, người ta dùng các loại thuốc kháng muscarin tác động trên các điểm cảm thụ gây co bóp bàng quang. Còn có thể dùng thuốc làm giảm tần số co bóp và cải thiện khả năng lưu giữ nước tiểu cửa bàng quang.
     
    Nguyên nhân gây bệnh són tiểu
     
    Chứng này có thể xảy ra trong khi có thai, khi ho hoặc ách xì, hoặc khi thực hiện một động tác nào đó làm tăng sức ép vào bọng đái (bàng quang). Nó cũng có thể liên quan đến nhiễm trùng đường tiểu, tổn thương của vùng chậu, xạ trị, hoặc gây ra do một số bệnh của hệ thần kinh hoặc các hệ thống khác của cơ thể. Rượu, cà phê, và một số thuốc cũng có thể là nguyên nhân hoặc góp phần gây ra tiểu són. Trong một số trường hợp, có người chỉ cần nghe tiếng nước chảy là són tiểu. Trong trường hợp quá sợ hãi, “sợ đến… “tè” ra quần” là chuyện không phải hiếm gặp.
     
     
     
     
    Són tiểu thường gặp nhiều ở phụ nữ
     
     
     
    Tiểu són thường gặp ở phụ nữ nhiều hơn ở nam giới, vì đường tiểu của phụ nữ ngắn hơn của nam giới nhiều. Ở phụ nữ trẻ, nguyên nhân thường gặp nhất là do thiếu sự nâng đỡ ở cổ bọng đái (nơi tiếp giáp của bọng đái với niệu đạo). Ở phụ nữ lớn tuổi, nguyên nhân thường gặp là do bọng đái bị yếu hoặc quá… “hăng hái” .
     
    Ngoài ra còn có những nguyên nhân sau:
    • Ở phụ nữ, lớp niêm mạc trong âm đạo bị mỏng và khô, nhất là sau khi tắt kinh nguyệt.
    • Ở đàn ông, sưng nhiếp hộ tuyến hoặc sau khi giải phẫu nhiếp hộ tuyến.
    • Suy thoái các bắp thịt ở bàn tọa.
    • Tê liệt nằm tại chỗ.
    • Nhiễm trùng đường tiểu.
    • Bệnh tiểu đường.
    Triệu chứng của bệnh són tiểu
     
    Triệu chứng chính của tiểu són, dĩ nhiên là… són tiểu. Sự són nước tiểu này có thể thường xuyên và nhiều, hoặc không thường xuyên và ít. Đối với những người còn hoạt động (đi làm, dự tiệc tùng nhiều), hoặc những người bị són nhiều nước tiểu, ngay cả một lần mỗi tuần (nhất là vào lúc không thích hợp) cũng có thể đã là quá nhiều.
     
    Các triệu chứng có thể đi kèm là:
    • Tiểu lắt nhắt hơn một lần mỗi hai tiếng đồng hồ, hoặc trên bảy lần một ngày.
    • Phải thức dậy để đi tiểu ít nhất hai lần một đêm.
    • Tiểu gắt.
    • Đái dầm.
    Cách hay loại bỏ chứng són tiểu
     
    Hầu hết mọi người đều có thể kiểm soát chuyện đi tiểu của mình. Tuy nhiên có nhiều người gặp phải vấn đề rối loạn khi đi tiểu hay còn gọi là đi tiểu tùy tiện, mất kiểm soát.
     
    Tuy nhiên bạn có thể làm để giữ cho bàng quang luôn được khỏe mạnh và giảm thiểu rắc rối nếu bạn không kiểm soát được chuyện đi tiểu của mình bằng những cách sau đây:
     
    Giữ trọng lượng ổn định
     
    Bạn tăng cân tức là sẽ dồn thêm trọng lượng về bàng quang, gây ảnh hưởng đến bàng quang. Tập thể dục đầy đủ và ăn một chế độ ăn uống vừa phải với đầy đủ các loại trái cây tươi và rau quả có thể giúp ngăn ngừa chứng tiêu tiểu không tự chủ. Tất cả những gì mà bạn làm để duy trì sức khỏe bình thường cũng rất quan trọng cho sức khỏe bàng quang.
     
    Tập Kegel
     
    Nổi tiếng với những lợi ích trong phòng ngủ, Kegels liên quan đến việc ép và thư giãn các cơ bắp sàn khung chậu, kết nối thông qua dây thần kinh bàng quang. Kegels là một cách tốt để duy trì sự kiểm soát bàng quang suốt đời.
     
    Hơn nữa, bài tập Kegel còn giúp tăng cường cơ sàn chậu của bạn trước và sau khi bạn có con, nhất là sau khi có con thì càng quan trọng vì sinh con có thể làm hỏng sự hỗ trợ tự nhiên cho bàng quang và niệu đạo.
     
    Vì vậy, cả nam giới và phụ nữ, cho dù trẻ hay già cũng nên thực hành Kegels thường xuyên.
     
    Hãy cẩn thận với thuốc
     
    Có ít nhất 300 loại thuốc khác nhau mà thực sự có thể gây ra hoặc làm xấu đi tình trạng tiểu không kiểm soát, trong đó có thuốc lợi tiểu. Nói chung, tác dụng phụ này không đủ để bạn ngưng dùng một loại thuốc nào đó. Nhưng nếu có thể, hãy nói chuyện với bác sĩ để có thể chuyển sang loại thuốc "thân thiện" hơn với bàng quang.
     
    Chú ý đến những gì bạn uống
     
    Bia, cà phê, trà, soda-hoặc hầu hết bất cứ điều gì có chứa cồn hoặc caffeine đều có thể làm tăng hoạt động bàng quang và dẫn đến rò rỉ nước tiểu. Uống các loại đồ uống một cách điều độ là chìa khóa giải quyết vấn đề.
     
    Bạn cũng không nên uống quá ít, vì điều này có thể dẫn đến tập trung nước tiểu và táo bón, cả hai có thể gây kích thích bàng quang và gây ra tiểu không kiểm soát. Một nguyên tắc nhỏ là để tiêu thụ 9 ly chất lỏng mỗi ngày (khoảng 2 lít). Tất cả các chất lỏng bao gồm nước, súp, và nước ép.
     
    Cân nhắc những rủi ro và lợi ích của các phương pháp điều trị
     
    Ở nam giới, tuyến tiền liệt nằm ngay dưới bàng quang, bao quanh niệu đạo. Kể từ khi tuyến tiền liệt bị phình to, nó có thể có ảnh hưởng sâu sắc đến sức khỏe đường tiểu. Đi tiểu không kiểm soát cũng là một tác dụng phụ thường gặp của điều trị ung thư tuyến tiền liệt. May mắn thay, có rất nhiều phương pháp điều trị cho bệnh phát phù tuyến tiền liệt. Hãy liên hệ với bác sĩ để trình bày về trường hợp của mình. Một bác sĩ phẫu thuật có kinh nghiệm có thể giúp giảm nguy cơ không hay rất nhiều.
     
    Và những người đàn ông phát triển các vấn đề có thể được hưởng lợi từ Kegels Atnip ghi chú.
     
      
    Cân nhắc những rủi ro và lợi ích của phương pháp điều trị
     
    Tránh táo bón
     
    Giữ ruột hoạt động trơn tru với một lượng các chất xơ lành mạnh và các chất lỏng có thể hỗ trợ bàng quang. Một trực tràng quá đầy có thể đặt áp lực lên bàng quang và khiến bàng quang phải hoạt động gấp gáp hơn.
     
    Không hút thuốc
     
    Không phải chỉ hút thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ ung thư bàng quang trong thời gian dài, mà khói thuốc lá và nicotine cũng hoạt động như một chất gây kích thích bàng quang ngay lập tức. Điều này có thể kích hoạt bàng quang để thải nước tiểu.
     
    Các chuyên gia y tế còn cho rằng, ho mãn tính liên quan đến hút thuốc lá cũng có thể dẫn đến rò rỉ nước tiểu.
     
    Tránh các loại thực phẩm kích thích
     
    Một số thực phẩm có thể khiến cho tình trạng mất kiểm soát khi đi tiểu trở nên tồi tệ hơn. Ví dụ như sô-cô-la (một nguồn caffeine), thức ăn cay hoặc có tính axit như cà chua và trái cây…
     
    Để xác định thủ phạm tiềm năng, bạn nên loại bỏ một loại thực phẩm mỗi 2-3 tuần để xem nếu các triệu chứng của bạn có được cải thiện hay không.
     
    Đối với các chị em phụ nữ, nên áp dụng một số biện pháp sau:
    • Sau khi sinh con nên đi khám trương lực cơ tầng sinh môn, có kế hoạch tập luyện nếu cần.
    • Trong ngày, nên tập tự co các cơ tầng sinh môn nhiều lần.
    • Mỗi ngày một lần tập kìm hãm tia tiểu. Khi đang tiểu tự giữ dòng tiểu trong vài giây rồi tiểu tiếp.
    • Tránh rặn tiểu trước khi buồn tiểu hoặc lại cố nhịn khi đã muốn tiểu.
    • Hàng ngày vẫn cần uống đủ nước (tối thiểu 1,5lít) vì có nhịn uống cũng không tránh được són tiểu.

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Tôi đã mua Canxi King cho cháu nhà tôi uống. Sản phẩm rất tốt và dễ uống.
    Nguyễn Minh, Khu D8, Thành Công, Đống Đa, Hà Nội
    Khi dùng Grathozi – Trị nấm âm đạo, bệnh của tôi đã thuyên giảm và khỏi hẳn sau 7 ngày.
    Thu Hương
    Tôi rất yên tâm khi sử dụng sản phẩm của Dược An Bình. Từ khi sử dụng PHARZUBEST – Bổ sung vitamin và khoáng chất, sức khoẻ của tôi được cải thiện nhiều.
    Quang Trần