1. Các loại cá to
Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) khuyến cáo, phụ nữ mang thai không nên ăn cá kiếm, cá mập, cá thu và các loại cá cỡ lớn khác.
Ngoài ra, cá trong nước sông, hồ, suối, có thể chứa nhiều vi khuẩn hoặc nhiễm hóa chất, không nên ăn. Nếu ăn, bạn phải kiếm tra nguồn gốc thật kỹ. Tất nhiên, mỗi tuần ăn 360gam cá đổ lại thì không nguy hại gì.
2. Phomát chưa tiệt trùng
Phomát mềm làm bằng sữa chưa tiệt trùng có thể chứa vi khuẩn Listeria gây nguy hiểm thậm chí đe dọa đến tính mạng mẹ bầu và thai nhi. Chính vì vậy khi muốn ăn pho-mát, chị em nên chọn những loại được làm từ sữa đã tiệt trùng.
3. Đồ uống chưa được tiệt trùng
Không nên tùy tiện mua các loại đồ uống hoặc rượu vang ủ bán sẵn trên đường. Các đồ uống này không rõ nguồn gốc chất lượng đã qua tiệt trùng chưa, rất có thể sẽ chứa nhiều vi khuẩn E.coli và nhiều vi khuẩn có hại khác.
4. Rau mầm sống
Không nên ăn các loại rau mầm sống như rau mầm cải, giá đỗ, bởi chúng chứa nhiều vi khuẩn, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe thai nhi.
5. Thịt tái sống
Thịt sống hoặc chưa nấu chín được cho là chứa loại vi khuẩn toxoplasma gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho thai nhi. Vì vậy, chị em bầu cần đảm bảo ăn thịt đã được nấu chín kỹ ở mức nhiệt độ cao.
6. Cẩn thận với nước ép tươi
Trái cây tươi trong các nhà hàng, quán bar có thể được lấy từ nông trại về và chưa được tiệt trùng để loại bỏ các loại vi khuẩn có hại như salmonella và E.coli. Trái cây mua ngoài tiệm cũng chưa được rửa sạch hoặc tiệt trùng. Chính vì vậy, tốt hơn cả các mẹ nên mua hoa quả về nhà, rửa sạch, tiệt trùng trước khi ép thành nước để thưởng thức. Nước trái cây được đóng lọ của những hãng uy tín cũng là một sự lựa chọn an toàn cho mẹ bầu.
7. Sushi
Chia buồn nếu bạn là fan của món sushi của đất nước mặt trời mọc. Mặc dù hải sản là nguồn thực phẩm tuyệt vời cho mẹ bầu nhưng hải sản sống trong sushi có thể chứa ký sinh trùng và vi khuẩn gây hại. Vì vậy, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo phụ nữ mang thai chỉ nên ăn hải sản đã được nấu chín.
8. Thực phẩm dễ gây dị ứng
Nếu trong gia đình phụ nữ mang thai có thành viên dễ bị dị ứng với thực phẩm, thai nhi cũng có khả năng lớn nhạy cảm với thực phẩm đó. Vì vậy, trong thời gian mang thai, bạn cần tránh ăn đậu phộng và các thực phẩm dễ gây dị ứng, để giảm nguy cơ đối với thai nhi.
9. Thực phẩm hun khói, đồ ăn chín mua ngoài đường
Vi khuẩn Listeria monocytogenes dễ sản sinh trong xúc xích, giăm bông, thịt gà tây, thịt nguội, hải sản đông lạnh, đồ hun khói. Phụ nữ mang thai nếu bị nhiễm vi khuẩn này sẽ dễ bị sẩy thai, thai chết lưu, dị tật hoặc nhiều hậu quả nghiêm trọng khác. Nếu muốn, bạn cần nấu chín kỹ các thực phẩm này rồi hãy ăn.
10. Sốt mayonnaise
Trứng sống được sử dụng để chế biến nhiều loại nước sốt chấm như sốt Béarnaise, nước sốt Hollandaise hay mayonnaise. Chính vì vậy, khi ăn chị em cần chọn những loại được chế biến từ trứng tiệt trùng, an toàn với mẹ bầu.
11. Cá có hàm lượng thủy ngân cao
Cá được cho là loại thực phẩm rất tốt cho sự phát triển não bộ của thai nhi. Tuy nhiên việc chọn lựa cá để bổ sung vào thực đơn mỗi ngày cần cẩn trọng. Cá kiếm, cá kình, cá thu, cá mập có chứa hàm lượng thủy ngân cao, có thể gây hại cho thai nhi. Tuy nhiên chị em có thể ăn khoảng 300gam/tuần là an toàn. Bà bầu nên chọn những loại cá có hàm lượng thủy ngân thấp như cá da trơn, cá hồi, cá tuyết, cá ngừ trắng đóng hộp. Hãy trao đổi với bác sĩ nếu muốn dùng dầu cá hoặc bất cứ chất bổ sung nào khác trong thai kỳ.
12. Rượu, đồ uống có ga
Uống quá nhiều rượu khi mang thai có thể gây dị tật bẩm sinh cho thai thai. Đồ uống có ga cũng không tốt tí nào cho sự phát triển của thai nhi. Để an toàn, tốt hơn hết chị em bầu nên tránh xa những đồ uống này nhé!
13. Ba ba
Ba ba có tác dụng bổ thận tráng dương. Tuy nhiên, nó cũng có thể tiếp thêm sinh lực lưu thông máu, mà còn có thể gây ra sẩy thai. Đồng thời, “sức đẩy thai” của chân ba ba mạnh hơn nhiều so với thịt ba ba.
14. Hạt trân châu
Hạt trân châu có tác dụng kích thích sự co bóp của tử cung. Nếu phụ nữ ăn trân châu trong thời gian mang thai, nó có thể gây ra nguy cơ sẩy thai.
15. Trà đặc
Trà đặc tuyệt đối bị cấm với những phụ nữ mang thai. Chất fluoride có trong trà là rất cao. Một tách trà đặc có chứa 1,25 mg florua. Nếu phụ nữ uống trà đặc trong thời kỳ mang thai, họ có thể dễ bị thiếu máu, thiếu sắt và quy trình cung cấp dinh dưỡng cho bào thai có thể bị cản trở, làm tăng nhịp tim của phụ nữ mang thai và làm trầm trọng thêm những gánh nặng cho tim và thận, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả người mẹ và bào thai.
16. Cà phê
Cà phê rất giàu caffeine. Cung cấp quá nhiều caffeine cho cơ thể có thể dẫn đến kích thích hệ thần kinh trung ương. Theo nghiên cứu, mỗi 300 gram cà phê có chứa từ 50 đến 80 mg caffeine.
Nếu phụ nữ trong giai đoạn mang thai, thai phụ thu nạp một lượng lớn cafein (nhiều hơn 4 cốc mỗi ngày) cũng sẽ làm tăng nguy cơ bị sảy thai. Để bảo vệ bào thai, phụ nữ mang thai nên tránh uống cà phê.
17. Chất ngọt nhân tạo
Những loại chất ngọt nhân tạo như đường sacarin, còn được biết đến như Sweet ‘N Low, stevia được cho là không an toàn cho phụ nữ mang thai. Ngoài ra, tất cả mọi người đều không nên dùng chất ngọt Cyclamate. Phụ nữ mang thai nên đặc biệt chú ý điều này.
Dược sĩ Hưng
CANXI KING – LỚN CÙNG TRẺ EM
Xem chi tiết sản phẩm tại đây.
Bài viết liên quan
- Những vitamin và chất khoáng quan trọng nhất cho não
- Bệnh viêm phổi không điển hình ở trẻ
- Thiếu Oxy não là gì?
- Điều nên biết về U xơ tử cung
- Chăm sóc gan và một số điều cần lưu ý
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng thực phẩm
- Viêm khớp ngón tay cái
- Bệnh về gan gây cản trở khả năng đi lại
- Liệu ăn quá nhiều chất xơ có bị co thắt…
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng men vi sinh