Như chúng ta đã biết, táo bón là trạng thái đi phân khô cứng, buồn đi mà không đi được, phải rặn mạnh, thời gian đi tiêu lâu hoặc nhiều ngày mới đi tiêu, trong điều kiện ăn uống bình thường, người bệnh có thể dễ dàng nhận ra táo bón qua các biểu hiện như ít đi cầu, đau bụng, đau đầu và đặc biệt là khó nhọc khi đi nhà xí. Táo bón lâu ngày là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bệnh trĩ.
Suy giáp
Thiểu năng tuyến giáp hoặc suy tuyến giáp sẽ làm chậm quá trình trao đổi chất của cơ thể, cụ thể là làm chậm quá trình trao đổi chất ở đường ruột. Carla H. Ginsburg, MD, phó giáo sư y khoa tại Trường Y Harvard ở Boston cho hay, “qua quá trình nghiên cứu trên rất nhiều bệnh nhân, chúng tôi nhận thấy rằng, những bệnh nhân bị suy tuyến giáp hoặc tuyến giáp bị hỏng hóc thì có thể gây ra táo bón”.
Sử dụng thuốc giảm đau
Theo nghiên cứu của một số các nhà khoa học đến từ trung tâm Y khoa thuộc trường đại học Rochester Mỹ, trong đó có tiến sỹ Thomas Park thì việc sử dụng thuốc giảm đau, đặc biệt là ma túy có thể gây táo bón. Nghiên cứu này cũng cho hay, những người sử dụng thuốc giảm đau aspirin và ibuprofen trong một thời gian dài có nguy cơ bị táo bón cao gấp nhiều lần so với những người không sử dụng hoặc sử dụng ít.
Thuốc giảm đau, đặc biệt là ma túy có thể gây táo bón
Ăn Socola
Tiến sỹ Thomas Park cho hay “Socola là một món ăn có thể giúp được rất nhiều người như giúp thư giãn, sống lâu hơn, vui khỏe hơn…. tuy nhiên, một vài bằng chứng lại cho rằng, ăn socola có thể gây táo bón.
Nghiên cứu trong năm 2005, những người bị táo bón mãn tính hoặc hội chứng ruột kích thích (hội chứng đại tràng kích thích) đã xác định được “thủ phạm” gây ra táo bón chính là socola. Do đó, hãy loại bỏ socola ra khỏi thực đơn hoặc cắt giảm số lượng đang sử dụng để tránh bệnh táo bón “ghé thăm”.
Vitamin
Theo phát ngôn viên của hiệp hội Tiêu hóa Mỹ, tiến sỹ Ginsburg “Vitamin nói chung sẽ không gây táo bón, nhưng một số thành phần chẳng hạn như canxi và sắt có thể là vấn đề”.
Lạm dụng thuốc nhuận tràng
Một trong những nguyên nhân nghi ngờ gây táo bón nặng là lạm dụng các chất kích thích nhuận tràng (như cây keo, dầu thầu dầu, và vài loại thảo mộc). Sử dụng chất kích thích đại tràng làm xuất hiện chu kỳ bất thường, sau đó tổn thương có thể gây táo bón và phải cần dựng lượng chất kích thích nhuận tràng nhiều hơn nữa. Điều quan trọng mà bạn nên nhớ, đó là không nên sử dụng thuốc nhuận tràng quá nhiều và quá lâu, vượt quá sự chỉ dẫn của bác sỹ. Vì nếu sử dụng cho thời gian dài, thuốc nhuận tràng kích thích có thể dẫn đến sự phụ thuộc, có nghĩa là cơ thể của bạn chỉ đơn giản là sẽ không hoạt động đúng mà không có chúng.
Uống quá nhiều sữa
Một chế độ ăn nhiều phomat và các loại thực phẩm giàu chất béo và ít chất xơ khác như trứng và thịt có thể làm chậm quá trinh quá trình tiêu hóa của bạn. Giải pháp ở đây được đưa ra là cắt giảm lượng thức ăn ở trên và tăng lượng chất xơ từ 20-35gram mỗi ngày. Hoặc bạn có thể ăn kèm phomat, các loại thịt và trứng với những thực phẩm khác có nhiều chất xơ. Đặc biệt, cần phải tránh những thức ăn nhanh và thực phẩm chế biến sẵn vì chúng rất ít chất xơ.
Uống nhiều sữa có nguy cơ bị táo bón
Thuốc chống trầm cảm
Theo tiến sỹ Park, táo bón có liên quan với các chất ức chế tái hấp thu serotonin (SSRI) chọn lọc như thuốc Prozac (fluoxetine). Ngoài ra, một trong những thuốc chống trầm cảm mới hơn và ít gây táo bón (ví dụ, fluoxetine ) có thể được thay thế cho amitriptyline và thuốc chống trầm cảm ba vòng imipramine. Hiện chưa có nguyên nhân rõ ràng nào chứng minh cho việc thuốc chống trầm cảm gây táo bón nhưng tiến sỹ Park cho rằng, nếu bạn đang uống thuốc chống trầm cảm và xuất hiện tác dụng phụ (táo bón) thì cách tốt nhất nên ngưng sử dụng thuốc và nghĩ đến việc dùng thuốc có tác dụng làm mềm phân hay thuốc giảm nhu động ruột.
Trầm cảm
Giống như thiểu năng tuyến giáp, trầm cảm gây nên sự suy giảm chung của các quá trình trao đổi chất bình thường của cơ thể, đặc biệt là sẽ ảnh hưởng đến đường ruột. Đồng thời, những người bị hội chứng ruột kích thích liên quan chặt chẽ đến bệnh trầm cảm và cũng rất dễ bị táo bón.
Bệnh trầm cảm gây nên sự suy giảm chung của quá trình trao đổi chất của cơ thể, dẫn đến táo bón
Thuốc kháng Acid
Các thuốc kháng acid là những thuốc có tác dụng trung hoà acid trong dịch vị, nâng pH của dạ dày lên gần 4, tạo điều kiện thuận lợi cho tái tạo niêm mạc. Khi pH dạ dày tăng, hoạt tính của pepsin sẽ giảm (pepsin bị bất hoạt trong dung dịch pH lớn hơn 4).
Thuốc kháng acid thường dùng nhất là các chế phẩm chứa nhôm và magnesi, có tác dụng kháng acid tại chỗ, hầu như không hấp thu vào máu nên ít gây tác dụng toàn thân. Thuốc kháng acid chứa magnesi có tác dụng nhuận tràng, ngược lại thuốc chứa nhôm có thể gây táo bón. Vì vậy, các chế phẩm kháng acid chứa cả hai muối magnesi và nhôm có thể làm giảm tác dụng không mong muốn trên ruột của hai thuốc này. Nếu chức năng thận bình thường, rất ít nguy cơ tích luỹ magnesi và nhôm.
Thuốc điều trị huyết áp và thuốc dị ứng
Táo bón có thể là do tác dụng phụ của một số loại thuốc thường được sử dụng để điều trị cao huyết áp chẳng hạn như thuốc chẹn kênh Canxi và thuốc lợi tiểu.
Thuốc kháng histamine dùng để điều trị các triệu chứng dị ứng có thể là một vấn đề gây táo bón.
Bệnh viêm ruột
Viêm đường ruột bao gồm các bệnh mãn tính bệnh dạ dày và viêm loét dạ dày tá tràng. Cả hai có thể gây ra chuột rút, giảm cân, phân có máu, và các vấn đề sức khỏe khác.
Táo bón cũng có thể là một trong các triệu chứng của bệnh viêm ruột. Ở bệnh Crohn, táo bón xảy ra như là kết quả của sự tắc nghẽn một phần nào đó ở ruột. Ở bệnh viêm ruột kết gây loét, táo bón có thể là một triệu chứng của viêm trực tràng, còn được gọi là viêm ruột thẳng.
Phụ nữ sau sinh
Đa phần các sản phụ đều sợ phải đối mặt với triệu chứng “Táo bón sau sinh” bởi táo bón kéo dài sẽ dẫn đến các hệ lụy nghiêm trọng như trĩ, sa trực tràng, sa dạ con, … gây nhiều phiền toái cho công việc và sinh hoạt.
Phụ nữ ở thai kỳ cuối, vào thời điểm sắp sinh tử cung to, chèn ép các vùng kế cận trong đó có ruột kết, ruột hình chữ S và ruột thẳng khiến cho nhu động ruột bị giảm gây táo bón, thường gọi là “táo bón khi mang thai”.
Trong thời gian thai kỳ, âm huyết tập trung để nuôi dưỡng thai nên đại tràng kém được nuôi dưỡng gây khô táo ruột mà sinh táo bón, ở những người mà triệu chứng táo bón xuất hiện từ những tháng cuối của thai kỳ thì sau khi sinh xong táo bón có nguy cơ nặng hơn.
Phụ nữ sau sinh thường mất huyết, mất sản dịch nên cơ thể hư hao tân dịch, máu chưa kịp xuống nuôi đại tràng. Như trên đã đề cập trong thời kỳ thai lớn đại tràng đã kém được nuôi dưỡng đến khi sinh xong, khí huyết lại bị hư tổn nặng nề nên rất dễ dàng bị táo bón.
Phu nữ sau sinh bị táo bón rất phiền toái cho công việc và sinh hoạt
Bệnh tiểu đường và bệnh thần kinh
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường nhưng chủ yếu là do lượng đường trong máu quá cao làm rối loạn một số chức năng trong cơ thể. Hệ quả của bệnh này thường gây ra tiêu chảy, sau đó phát sinh ra táo bón. Đó không phải là hiện tượng hiếm thấy. Theo kết quả của các báo cáo, có khoảng 25% số người mắc bệnh tiểu đường sẽ bị táo bón.
Bệnh tiểu đường cũng là một trong những nguyên nhân gây nên táo bón
Bệnh Thần kinh như bệnh đa xơ cứng, bệnh Parkinson cũng có thể gây ra táo bón.
Dược sĩ Hưng
SANTAFE – XUA TAN NỖI LO TÁO BÓN
Xem chi tiết tại đây.
Bài viết liên quan
- Điều trị thoái hóa khớp với liệu pháp hay
- U xơ cổ tử cung và một số thông tin…
- Những điều cần biết về chứng nóng gan
- Phòng ngừa táo bón cho trẻ trong độ tuổi đi…
- Điều cần biết về bệnh Viêm loét dạ dày
- Nguyên nhân nào khiến trẻ bị thiếu cân?
- MỘT SỐ LOẠI THỰC PHẨM HỖ TRỢ CẢI THIỆN THỊ…
- Những vitamin và chất khoáng quan trọng nhất cho não
- Nguyên nhân khiến phụ nữ bị rụng tóc và ngứa…
- Cứng khớp do thiếu canxi