Chống đau dạ dày
Nước ép từ nhãn có tác dụng điều trị bệnh đau dạ dày, chứng mất trí nhớ. Cách làm là bạn có thể bóc lấy cùi nhãn, ép lấy nước uống hoặc ngâm cùi nhãn với chút đường trong vài tuần, sau đó lấy nước cốt hòa với nước lọc và uống dần.
Chữa suy nhược thần kinh, căng thẳng, mất ngủ, hay quên
Sắc lấy nước long nhãn để uống có tác dụng chống suy nhược thần kinh do mệt mỏi, đau nhức hay kiệt sức. Việc thường xuyên ăn long nhãn sẽ giúp cải thiện triệu chứng mất ngủ vì nó giúp tăng cường hấp thụ các chất sắt vào cơ thể. Theo Đông y việc sử dụng long nhãn phơi khô hoặc sấy còn có thể chống lại căng thẳng, mệt mỏi, suy nhược cơ thể, lo lắng và khắc phục tình trạng hay quên.
Tốt cho lá lách
Ăn nhãn giúp kích thích lá lách và bệnh đau tim khỏe mạnh hơn. Vì nó giúp máu tuần hoàn tốt và tạo cảm giác dễ chịu đối với hệ thần kinh gần lách và tim.
Trị rắn cắn
Hạt quả long nhãn có tác dụng trị rắn cắn. Nhiều người thường lấy mắt hạt nhãn ấn vào chỗ rắn cắn, các chất trong hạt nhãn sẽ hấp thụ nọc độc, do vậy mà vết cắn được chữa trị.
Nhãn lồng Hưng Yên là "sản vật quý" của nước ta
Chống mất ngủ
Những người mà khó ngủ hoặc thường xuyên mất ngủ, nếu thường xuyên ăn long nhãn sấy sẽ cải thiện đáng kể. Lý do là khi nhãn đi vào cơ thể nó giúp cơ thể tăng cường hấp thụ các chất sắt.
Khử mùi hôi nách
Lấy bột hạt nhãn trộn đều với dấm chua, bôi lên vùng nách. Chỉ vài lần mà mùi hôi đã đỡ rồi hết hẳn, cho bạn cơ thể thơm tho.
Chữa mất ngủ, hồi hộp, hay quên
Ngoài ra, theo nghiên cứu về dược lý cho thấy trong long nhãn có tác dụng bổ huyết và trấn tĩnh, chữa hồi hộp do thần kinh; thuốc sắc long nhãn có tác dụng hạn chế trực khuẩn lỵ ngoài cơ thể và khuẩn nấm tiểu nha bào.
Cầm máu
Hạt nhãn giã nhỏ, đắp lên vết thương đang bị chảy máu sẽ giúp cầm máu, nhanh chóng lên da non và liền da. Hơn nữa, nhãn giúp chống lại các phân tử gốc tự do trong cơ thể, giúp các tế bào không bị tổn thương, tăng lượng tế bào sinh sản ở phụ nữ và làm giảm đáng kể nguy cơ mắc một số bệnh ung thư.
Làm đẹp tóc
Hạt của nhãn có chứa hợp chất với tên gọi là saponin nên rất tốt cho tóc. Do vậy mà có thể sử dụng thay nước gội đầu.
Tốt cho tuyến tụy
Ăn nhãn cũng có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc các bệnh ở tuyến tụy, sự thèm chất ngọt và tốt cho các cơ quan sinh sản của phụ nữ.
Tăng tuổi thọ
Từ lâu, nhãn cũng được biết đến là trái cây giúp nhanh lành vết thương và tăng cường sống thọ. Nó giúp chống lại các phân tử gốc tự do trong cơ thể và bảo vệ các tế bào không bị tổn thương. Hơn nữa chúng cũng giúp hạ thấp nguy cơ một số bệnh ung thư và tăng lượng tế bào sinh sản ở phụ nữ.
Không chỉ là hoa quả ăn ngon hàng ngày mà nhãn còn là công cụ chữa bệnh và giữ gìn nhan sắc
Trị thận hư
Cách dùng là lấy khoảng 500g long nhãn ngâm với 1 lít rượu. Để khoảng nửa tháng là có thể dùng được. Mỗi tối uống khoảng 1 chén nhỏ trước khi đi ngủ sẽ cải thiện bệnh tình.
Chữa vết bỏng
Lấy vỏ trái nhãn khô tán thành bột rồi trộn với dầu vừng, bôi lên chỗ bị bỏng.
Làm đẹp da
Việc rửa mặt sạch hàng ngày tuy đơn giản nhưng lại rất quan trọng trong việc giữ gìn một làn da khỏe mạnh, tươi sáng và trẻ trung đấy. Bí quyết cho làn da sáng bóng và mịn màng trong mùa hè của tôi một phần là nhờ ở cách rửa mặt đúng.
Nghiền nhỏ phần thịt 2 quả nhãn, đun sôi 10ml sữa tươi. Khi sữa sôi, vặn nhỏ lửa để sôi đều trong khoảng 10 phút rồi đổ nhãn vào. Để dung dịch này nguội rồi lọc bỏ bã, dùng một miếng vải thấm vào dung dịch, xoay tròn khắp vùng má, cằm, trán, mũi, vừa kết hợp mát xa khoảng 5 – 10 phút, rồi rửa lại bằng nước sạch. Cách này rất đơn giản nhưng có tác dụng tẩy trang sạch, làm dịu da, mềm da và cho một làn da sáng mịn.
Giúp mắt và răng miệng khỏe mạnh
Cuối cùng là nhãn có khả năng tăng cường sức khỏe cho mắt, bổ mắt, trị nướu răng, và có thể chống lại đau họng.
Một số bài thuốc từ hạt nhãn
Ngoài cùi nhãn, hạt nhãn có thể chữa trị rất nhiều chứng bệnh, kể cả một số bệnh khó chữa như sa đì, bí tiểu tiện… đặc biệt là vết thương lâu liền.
Hạt nhãn (long nhãn hạch) chứa tinh bột, saponin, chất béo và tanin, tính vị hơi đắng, chát, bình, có công năng và chủ trị: Cầm máu trong đau dạ dày, vết thương bỏng, vết thương ra máu, đau sán khí, bị thương ngoài da chảy máu.
Bí tiểu tiện: Hạt nhãn 12g gọt bỏ vỏ đen bên ngoài, giã nát sắc với nước, uống dần từng ít một. Tiểu tiện thông rồi, muốn cho tiểu bớt đi thì sắc cùi long nhãn uống.
Kẽ ngón chân lở ngứa: Hạt nhãn cạo bỏ vỏ đen, thái mỏng, phơi khô, tán mịn, rắc vào chỗ vết thương.
Vết thương không liền miệng: Hạt nhãn gọt bỏ vỏ đen tán thành bột mịn. Rửa sạch vết thương, sau đó rắc bột hạt nhãn vào băng lại.
Sa đì (sinh dục bị sưng to, xệ xuống, đau nhức): Dùng hạt nhãn, hạt vải, tiểu hồi hương 3 thứ lượng bằng nhau đem tán mịn ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 3 – 4 chiêu thuốc bằng rượu hoặc nước sắc vị thuốc thăng ma.
Chú ý:
Do hiện có một số người sử dụng lưu huỳnh hoặc hóa chất bảo quản để giữ tươi nên khi mua nhãn, chọn loại có cuống còn xanh, không mua những nhãn có vỏ trắng sạch, đã rụng cành hoặc có dấu hiệu thối nhũn. Mua nhãn về nên hòa muối vào nước sạch để rửa. Khi ăn tuyệt đối không được cho nhãn vào miệng cắn, bởi vỏ nhãn có nhiều nấm, mốc và vi khuẩn, thậm chí có cả hóa chất.
Bài viết liên quan
- Những vitamin và chất khoáng quan trọng nhất cho não
- Bệnh viêm phổi không điển hình ở trẻ
- Thiếu Oxy não là gì?
- Điều nên biết về U xơ tử cung
- Chăm sóc gan và một số điều cần lưu ý
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng thực phẩm
- Viêm khớp ngón tay cái
- Bệnh về gan gây cản trở khả năng đi lại
- Liệu ăn quá nhiều chất xơ có bị co thắt…
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng men vi sinh