Trong quả lựu có chứa một lượng lớn các chất oxy hóa, vitamin C và nhiều loại vitamin khác giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ sức khỏe và chống lại nhiều bệnh tật.
Tác dụng từ quả lựu
Cải thiện sức khỏe của tim
David Grotto tác giả cuốn “101 Foods That Could Save Your Life” và cuốn sách sắp ra mắt “101 Optimal Life Foods’, cho biết: “Một số nghiên cứu trên người và động vật đã chỉ ra rằng lựu có khả năng giảm độ dày thành động mạch, giảm việc hình thành mảng bám, và giảm sự ôxy hóa Cholesterol xấu, vỗn là những nhân tố nguy hiểm của bệnh tim”.
“Lựu chứa nhiều polyphenol, chất hóa học thực vật nổi tiếng trong việc làm giảm quá trình sưng phù liên quan đến bệnh tim”.
Theo trang Nutrition Data, sưng phù mức độ thấp mãn tính trong cơ thể có liên quan đến nguy cơ bệnh tật, bao gồm bệnh tim và đột quỵ. Tăng lợi ích cho động mạch của bạn bằng cách kết hợp lựu với các thành phần có lợi cho tim khác như quả hạnh và quả lê, cả hai đều chứa chất béo “tốt” và chống sưng phù..
Lựu vừa là loại trái cây thanh nhiệt tốt cho sức khỏe, vừa là bài thuốc trị nhiều bệnh
Giảm huyết áp và nguy cơ đột quỵ
Grotto cho biết: "Trong một nghiên cứu ở người, những người tham gia đều bị tăng huyết áp. Họ được đưa cho uống hơn 220 gram nước lựu hàng ngày trong suốt 14 ngày. Huyết áp tâm thu trung bình giảm, dẫn đến nguy cơ đột quỵ giảm 36%”.
Hãy uống nước lựu hoặc trộn với nước khoáng xenxe hoặc cocktail. Bên cạnh đó, hãy cố gắng dùng nước lựu thay cho các loại nước khác trong một số công thức chế biến món ăn hoặc đồ uống.
Chống đông máu
Lựu được coi như một chất làm loãng máu rất hữu ích bởi có chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa nên được nhiều người sử dụng. Theo các nghiên cứu cho thấy, quả lựu rất tốt cho tim mạch.
Các nhà nghiên cứu đã đo khả năng chống oxy hóa của nước ép quả lựu cao trên ba lần so với rượu vang đỏ hoặc trà xanh, và nếu tiêu thụ nước ép quả lựu thường xuyên có thể làm giảm cholesterol, giảm mảng bám động mạch (một yếu tố nguy cơ cho bệnh tim), và tăng lưu lượng máu đến tim.
Các nghiên cứu cho thấy một phần của một chế độ ăn uống lành mạnh với lựu hàng ngày có thể giúp ngăn ngừa bệnh tim, đau tim và đột quỵ. Nguyên nhân do lựu có khả năng làm loãng máu, tăng lưu lượng máu đến tim, giảm huyết áp, giảm mảng bám trong động mạch và làm giảm cholesterol xấu trong khi tăng cholesterol tốt bảo vệ cơ thể.
Chống lại ung thư tuyến tiền liệt
Nhiều cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng nước lựu hoặc chiết xuất từ lựu đều có thể cản trở sự phát triển của các tế bào ung thư và loại bỏ các tế bào ung thư.
Grotto cho biết: "Những người đàn ông trải qua quá trình điều trị ung thư tuyến tiền liệt và trung bình hấp thụ hơn 220 gram nước lựu trong hai năm đã giảm đáng kế mức tăng của lượng PSA (kháng nguyên chuyên biệt tuyến tiền liệt), một nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển ung thư tuyến tiền liệt".
"Polyphenol có trong lựu làm tăng apoptosis, hoặc sự ra đi lập trình sẵn của tế bào, trong các tế bào ung thư nhất định".
Để bảo vệ tuyến tiền liệt, các chuyên gia khuyên bạn nên cắt giảm thịt đỏ và các sản phẩm làm từ sữa mà chứa nhiều chất béo và nên ăn các sảm phẩm tươi mới.
Chống lão hóa
Quả lựu chứa một nguồn giàu chất chống oxy hóa. Lựu chứa rất nhiều vitamin, nhất là vitamin C và các loại khoáng chất khác. Nước ép lựu có tác dụng hạ cholesterol và có thể làm giảm quá trình lão hóa.
Quả lựu còn là "thuốc tiên" chống lão hóa và làm đẹp cho chị em phụ nữ
Có thể giết chết các vi khuẩn gây hại
Grotto đã trích dẫn một cuộc nghiên cứu mới đây trên tạp chí Molecules mà chỉ ra rằng những chiết xuất từ 6 loại lựu Thổ Nhĩ Kỳ đã có hiệu quả trong việc giết chết 7 chuỗi vi khuẩn có hại khác nhau, bao gồm chuỗi E. coli và Staphylococcus.
Mặc dù cuộc nghiên cứu được tiến hành trong phòng thí nghiệm với các chiết xuất từ lựu nhưng nó cũng gợi ý rằng việc bổ sung nước lựu và hạt lựu vào chế độ ăn uống của mình có thể giúp cơ thể bạn chống lại một số loại vi khuẩn. Lựu, cùng với vỏ nho, rượu vang đỏ, và trà, có chứa tannin, hợp chất mà “có các tính chất kháng khuẩn và chống vi trùng”.
Hãy ăn lựu với các thành phần kháng khuẩn như tỏi, hành, hạt tiêu Giamaica và oregano, mà được phát hiện là “Chất giết chết vi khuẩn tốt nhất”.
Phòng chống xơ vữa động mạch
Nước quả lựu được biết là có nhiều tính năng tốt cho sức khỏe. Các chất chống oxy hóa trong quả lựu từng được chứng minh có tác dụng ngăn ngừa bệnh ung thư tuyến tiền liệt, bệnh Alzheimer. Các nhà nghiên cứu cho biết, quả lựu còn giúp chống bệnh xơ vữa động mạch do các động mạch bị bít kín.
Một người uống 2 ly nước ép quả lựu mỗi ngày trong 3 tháng liên tiếp sẽ làm giảm nguy cơ xơ vữa động mạch – một bệnh dễ dẫn đến thành động mạch trở nên xơ cứng và dày lên. Xơ vữa động mạch chiếm 80% tử vong cho một số bệnh nhân bị bệnh tiểu đường.
Ngoài ra, lượng đường tự nhiên có trong nước lựu sẽ không làm trầm trọng thêm mức độ đường trong máu của những bệnh nhân tiểu đường.
Phòng chống viêm khớp
Viêm khớp là một bệnh phổ biến ở những người lớn tuổi. Trong quả lựu còn chứa nhiều canxi, magie, sắt, phốt pho rất tốt cho xương, tránh hiện tượng loãng xương.
Với bệnh viêm xương khớp, nước ép quả lựu có tác dụng ức chế các enzym gây tổn thương sụn, đồng thời tăng cường chức năng khớp có tác dụng chống viêm, ngăn ngừa các yếu tố gây nên viêm, đau ở các đầu xương khớp.
Giảm huyết áp
Đối với những người mắc chứng huyết áp cao, uống 50ml nước quả lựu mỗi ngày trong 2 tuần liên tục có thể hạ được 5% mức huyết áp. Nghiên cứu ở người bị tăng huyết áp, cho uống hơn 220g nước lựu hàng ngày trong suốt 14 ngày. Kết quả cho thấy huyết áp tâm thu trung bình giảm, dẫn đến nguy cơ đột quỵ giảm 36%.
Cải thiện khả năng cương dương
Grotto cho biết chất polyphenol, mà được tìm thấy nhiều trong lựu, "không chỉ cải thiện sự lưu thông máu đến tim mà còn đến các bộ phận khác trên cơ thể”.
Ông cho biết trong một cuộc nghiên cứu về những người đàn ông được chẩn đoán bị rối loạn cường dương, “những người uống nước lựu trong 4 tuần thì sẽ cải thiện sự cương dương lên gấp hai lần so với những anh chàng dùng giả dược”.
Trong một số trường hợp, có vẻ như có sự liên hệ giữa huyết áp cao và rối loạn cương dương. Vì thế, thực hiện chế độ ăn uống giúp giảm huyết áp cũng đồng thời có thể giúp cải thiện chức năng cương dương.
Hiệp hội tim mạch khuyến cáo nên cắt giảm natri và ăn thực phẩm chứa nhiều kali, như khoai lang, khoai tây, nấm, đậu lima, cam và sữa chua không chất béo.
Tăng sức đề kháng
Quả lựu chứa vitamin C, chất xơ và kali dồi dào, giúp cơ thể chống lại cảm lạnh và giữ cho hệ thống tiêu hóa khỏe mạnh. Bổ sung nước lựu và hạt lựu vào chế độ ăn uống của mình có thể giúp cơ thể chống lại một số loại vi khuẩn. Lựu cũng chứa nhiều canxi, vitamin A, vitamin E và acid folic có lợi trong việc tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Nước ép lựu giúp tăng sức đề kháng của cơ thể và đặc trị nhiều bệnh khác
Một số bài thuốc chữa bệnh từ quả lựu
Theo Đông y, vỏ quả lựu vị chua, chát, tính ôn, có tác dụng làm săn ruột, cầm tiêu chảy, trừ giun. Vỏ rễ có tác dụng tẩy sán (chú ý có độc).
Lựu có tên khoa học là Puni-cagranatum L., là một cây gỗ nhỏ cao đến 3-4 mét, được trồng làm cây ăn quả hoặc làm cảnh; hoa màu đỏ hoặc trắng (bạch lựu). Quả lựu to bằng nắm tay, có lớp vỏ dày, trong chứa nhiều hạt, áo hạt mọng, màu vàng ngà, có vị ngọt, thơm.
Cây lựu được trồng ở nhiều nước châu Á và châu Âu làm cây ăn quả, cây cảnh, cây thuốc. Ở Pháp người ta dùng vỏ rễ, vỏ thân cây lựu để chiết suất alkaloid làm thuốc tẩy giun sán.
Các nghiên cứu cho thấy, vỏ quả lựu có tác dụng diệt trực khuẩn lỵ, dùng chữa lỵ trực khuẩn khá tốt. Vỏ rễ và vỏ thân cây lựu có tác dụng làm cho sán tê liệt và bị đẩy ra ngoài theo phân. Mới đây, các nhà khoa học Israel đã chứng minh, quả lựu có chứa chất chống oxy hóa rất mạnh. Nước ép quả lựu, hạt lựu, vỏ lựu có tác dụng hạ cholesterol, chống lão hóa, chữa bệnh hẹp động mạch cảnh (uống nước ép quả lựu liên tục 30 ngày có kết quả rõ rệt).
Đông y thường dùng lựu để trừ giun sán, chữa tiêu chảy hoặc bệnh phụ khoa. Một số ví dụ:
– Chữa lỵ kinh niên, phân có máu, mủ: Vỏ quả lựu, a giao, đương quy mỗi thứ 10 g, hoàng liên, hoàng bá, gừng tươi mỗi thứ 5 g, cam thảo bắc 3 g. Sắc 3 nước, cô lại còn 250 ml, chia làm 4 lần uống trong ngày, uống 7-10 ngày.
– Trị tiêu chảy hoặc tiêu ra máu, di tinh, bạch đới, lỵ trực khuẩn: Vỏ quả lựu 15 g, sắc 3 lần, mỗi lần với một bát nước, cô lại còn 250 ml, chia làm 3-4 lần uống trong ngày cho đến khi khỏi bệnh.
– Tẩy giun đũa, giun kim, giun tóc: Vỏ quả lựu 15 g; binh lang (hạt cau già) 10 g. Sắc sắc 3 lần rồi cô lại còn 100 ml, thêm đường đủ ngọt (20 g). Uống vào buổi tối trước khi đi ngủ (sau khi ăn 3 giờ), liên tục trong 3 ngày.
– Tẩy sán: Vỏ rễ lựu 40 g, đại hoàng 4 g, hạt cau già 4 g. Làm bột thô (to như mảnh ngô xay), sắc 3 lần, cô lại còn 250 ml thuốc. Tối hôm trước ăn nhẹ (cháo hoặc sữa), sáng sớm hôm sau chia nước sắc làm 3 lần uống, mỗi lần cách nhau 30 phút. Khi đi ngoài, phải nhúng mông vào chậu nước ấm (37 độ C) để sán ra hết (nhớ bổ sung nước nóng để đảm bảo nhiệt độ luôn ở khoảng 35-37 độ C).
Chú ý: Chỉ dùng ấm đất hoặc nồi, xoong nhôm, thép không rỉ để sắc thuốc vì lựu có hàm lượng tanin cao. Vỏ quả lựu cần sao khô, giã cho dập thành bột thô rồi mới sắc để rút hết chất thuốc.
Bài viết liên quan
- Những vitamin và chất khoáng quan trọng nhất cho não
- Bệnh viêm phổi không điển hình ở trẻ
- Thiếu Oxy não là gì?
- Điều nên biết về U xơ tử cung
- Chăm sóc gan và một số điều cần lưu ý
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng thực phẩm
- Viêm khớp ngón tay cái
- Bệnh về gan gây cản trở khả năng đi lại
- Liệu ăn quá nhiều chất xơ có bị co thắt…
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng men vi sinh