Vì đặc điểm trên nên rau chân vịt còn được gọi là cải tử hoàn thảo, hồi sinh thảo, trường sinh thảo. Cây cũng có tên là móng lưng rồng, thạch bá chi, nhả nung ngựa, vạn niên tùng, hoàng dương thảo, linh chi thảo… Tên khoa học Selaginella Tamariscina Spring, thuộc họ quyển bá (Selaginellaceae). Đây là cây thảo sống lâu năm, cao 15-30 cm, mọc trong rừng râm mát, rễ phụ bám chắc vào các phiến đá. Thân đứng hoặc nằm, tròn, màu cánh gián, phân nhánh theo lối rẽ đôi. Rễ phụ từ gốc tỏa các nhánh đâm xuống đất. Lá nhiều, nhỏ, có lưỡi nhỏ, hình trứng, đầu nhọn, mép lá có răng cưa thưa. Đầu các cành có bông sinh bào tử, cấu tạo bởi các lá đặc biệt, gọi là lá bào tử.
Cách đây hơn trăm năm, ở các nước phương Tây xuất hiện lời đồn đại liên đới giữa việc ăn rau chân vịt và tăng trưởng cơ bắp. Lời đồn đoán này càng được “xác thực” khi một nhà khoa học đưa ra công bố sai sót gấp 10 lần về hàm lượng dinh dưỡng thực tế của loại rau này. Sai lầm ấy chỉ được sữa chữa vào 70 năm sau đó – khoảng thời gian đủ để người ta xây dựng một niềm tin vững chắc. Một bữa ăn có bổ sung rau chân vịt hàng ngày cộng với quá trình tập luyện kiên trì có thể giúp bạn có một sức khỏe cường tráng, tuy nhiên nếu chỉ ăn rau chân vịt mà lên cơ bắp thì trên thế giới này ngoài chàng thủy thủ Popeye có lẽ không còn ai!
Công dụng tuyệt vời của rau chân vịt đã được truyền lại từ xa xưa
Rau chân vịt được cho là có nguồn gốc từ Ba Tư cổ đại, tiếp đó được các thương buôn Ả Rập mang vào Ấn Độ và tới Trung Quốc vào năm 647. Vào thế kỷ 14, rau chân vịt xuất hiện lần đầu tại Anh, Pháp và nhanh chóng được yêu thích do xuất hiện vào cuối đông, đầu xuân – khi các loại rau khác còn hiếm hoi. Loại rau này là nguồn cung cấp chất sắt và vitamin K, có tác dụng cầm máu, giúp duy trì, tăng độ dẻo dai và phòng ngừa chứng gãy xương ở người cao tuổi. Trong chiến tranh thế giới thứ 1, nước ép rau chân vịt được binh lính Pháp dùng như loại thuốc đặc trị xuất huyết.
Ở Việt Nam, rau chân vịt chỉ thấy có tại các tỉnh miền núi Tây Bắc và Việt Bắc, khi khô cuộn tròn xếp lại giống như chân vịt. Cây chịu khô hạn tốt, cho vào túi nylon giữ trong thời gian bao lâu cũng được, khi cần dùng cho vào nước đun sôi là lại nở to ra. Để làm thuốc, người ta thu hái toàn cây rồi cắt bỏ rễ, dùng khô hoặc tươi đều được. Đến nay, chưa thấy có tài liệu nghiên cứu hiện đại về loại cây này.
Theo tài liệu cổ Trung Quốc, Hàn Quốc, chân vịt vị hơi đắng, không mùi, tính lạnh, không độc. Cây tươi có tác dụng tan huyết; dùng khô sao đen có tác dụng cầm máu. Do đó, nó được dùng để điều trị tiểu tiện ra máu, trĩ ngoại, đại tiện có máu tươi (Hemeroic), phụ nữ kinh nguyệt kéo dài quá lâu. Ngoài ra, chân vịt còn được dùng để chữa bỏng.
Đặc biệt, chân vịt khô điều trị tốt bệnh viêm gan, vàng da, vàng mắt, tắc mật, hủy hoại tế bào gan, tiểu tiện vàng sánh hoặc bệnh Leptospira (da, mắt vàng và chảy máu). Nó cũng có tác dụng bổ máu (dùng chung với hạt sen, gà con múm đuôi tôm, củ tam thất để hầm ăn). Ngày dùng 20-30 g cả lá và rễ khô dưới dạng thuốc sắc, uống trong ngày. Dùng ngoài dưới dạng sao giòn, tán bột rắc lên vết thương.
Rau chân vịt có thể chữa được nhiều bệnh
Một số công dụng cụ thể của rau chân vịt
Giúp trị chứng táo bón
Nhờ chứa hàm lượng chất xơ cao nên nước ép rau chân vịt giúp trị chứng táo bón mạn tính và các rối loạn tiêu hóa. Loại nước ép này cũng tốt cho người bị loét dạ dày, viêm đại tràng và cải thiện hệ miễn dịch.
Giúp giảm đau khớp
Nước ép rau chân vịt có hàm lượng cao vitamin K, canxi giúp giảm tình trạng viêm khớp và đau khớp. Kết hợp nước ép rau chân vịt với hạt lanh có tác dụng giảm đau do loãng xương và phòng ngừa đau khớp.
Tăng cường thị lực
Nước ép rau chân vịt giàu vitamin A giúp giảm nguy cơ mắc bệnh quáng gà và carotenoid hỗ trợ phòng ngừa đục thủy tinh thể. Uống nước ép rau chân vịt thường xuyên có tác dụng tăng cường thị lực và giảm mỏi mắt.
Hỗ trợ điều trị thiếu máu
Rau chân vịt giàu chất sắt hỗ trợ tạo hồng cầu và giảm tình trạng thiếu máu. Nước ép rau chân vịt kết hợp với cà rốt có thể giúp chống lại các rối loạn do thiếu máu ở phụ nữ.
Chống chảy máu lợi
Rau chân vịt có hàm lượng cao vitamin C. Thường xuyên uống nước ép rau chân vịt có thể giúp giảm tình trạng chảy máu lợi và tăng cường miễn dịch, chống lại bệnh cảm lạnh và bệnh cúm.
Giúp ổn định huyết áp
Nước ép rau chân vịt rất giàu mangan. Uống nước ép rau chân vịt 1 hoặc 2 lần mỗi tuần giúp duy trì huyết áp ở mức bình thường.
Tốt cho da
Nhờ chứa hàm lượng cao axít folic và các chất chống oxy hóa nên nước ép rau chân vịt rất tốt cho da. Kết hợp rau chân vịt cùng với các loại rau xanh khác trong chế độ ăn hàng ngày sẽ giúp “thổi bay” mụn trứng cá và ngăn ngừa các dấu hiệu lão hóa.
Trị Bỏng lửa
Chân vịt sao thơm, tán bột, trộn với lòng trắng trứng gà, đắp lên nơi bỏng, sau 2-3 giờ thay một lần.
Váng đầu, hoa mắt, vàng da
Toàn cây chân vịt 30 g sắc với 400 ml nước, chia 2 lần uống trong ngày.
Lưu ý: Nên thận trọng khi dùng và phải căn cứ theo cơ địa của mỗi người nhằm tránh tác dụng phụ có thể xảy ra.
Bài viết liên quan
- Những vitamin và chất khoáng quan trọng nhất cho não
- Bệnh viêm phổi không điển hình ở trẻ
- Thiếu Oxy não là gì?
- Điều nên biết về U xơ tử cung
- Chăm sóc gan và một số điều cần lưu ý
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng thực phẩm
- Viêm khớp ngón tay cái
- Bệnh về gan gây cản trở khả năng đi lại
- Liệu ăn quá nhiều chất xơ có bị co thắt…
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng men vi sinh