HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Bệnh tiêu hóa

    Cho trẻ ăn thô sớm có ảnh hưởng đến dạ dày không?

    Có rất nhiều mẹ cho con ăn dặm từ 4 tháng thậm chí sớm hơn ở các vùng tỉnh lẻ mà ko quan tâm là bé đã sẵn sàng hay chưa với quan niệm rằng ăn dặm cho cứng cáp.

    Từ khi bé sinh ra tới khoảng 6 tháng tuổi, bé ăn sữa mẹ hoàn toàn vì sữa mẹ là thức ăn tự nhiên nhất mà giàu dinh dưỡng nhất. Quan trọng hơn cả là sữa mẹ là thức ăn phù hợp nhất cho bé vì sữa sẽ tiêu hóa được trực tiếp ở ruột mà ko cần thêm men tiêu hóa trong cơ thể bé tiết ra. Bé chỉ cần ăn và ruột làm nốt phần còn lại.
    Khi bé được 6 tháng tuổi, hệ thống tiêu hóa của bé gồm dạ dày, gan, tụy, mật … và tuyến nước bọt hoàn thiện để sẵn sàng cho những thức ăn đặc/rắn mà bé sẽ ăn.
    Ăn thô sớm có hại cho dạ dày không?
    Thực tế ăn thô không hại cho dạ dày mà lại giúp cho dạ dày và ruột của bé vì hai nguyên nhân sau:
    Thứ nhất việc làm nhỏ thức ăn là ở miệng chứ ko phải ở dạ dày. Dạ dày chủ yếu là co bóp nhào trộn thức ăn với dịch tiêu hóa do gan, mật và tụy tiết ra.
    Việc bé nhai sẽ làm tuyến nước bọt tiết ra dịch vị, cũng là một loại men tham gia vào quá trình tiêu hóa. Vì vậy khi ăn thô thì bé phải nhai vừa làm nhỏ thức ăn vừa trộn dịch vị vào thức ăn. Khi thức ăn vào đến dạ dày thì sẽ được trộn thêm dịch tiêu hóa khác từ gan, mật, tụy. Cuối cùng thức ăn được lên men và phân hủy thành dạng lỏng để thẩm thấu qua thành ruột.
    Việc các mẹ nghĩ rằng cho con ăn lỏng, nhuyễn là giúp cho con tiêu hóa dễ dàng hơn nhưng thực tế lại làm cho ruột quá tải khi thức ăn không được trộn men tiêu hóa một cách tự nhiên .Thức ăn nhuyễn bé chỉ cần nuốt là đã thiếu đi dịch vị rồi. Khi vào đến dạ dày,dạ dày không cần co bóp nhiều nữa thì cũng làm giảm lượng dịch tiêu hóa được trộn vào thức ăn. Nếu việc này xảy ra trong thời gian dài (bé ăn cháo quá lâu) thì các tuyến tiết dịch trong cơ thể sẽ không còn tiết ra dịch nữa dẫn đến hiện tượng chán ăn. Bé chán ăn mẹ lại cho uống men tiêu hóa, nếu dừng uống bé lại chán ăn. Như cái vòng luẩn quẩn các mẹ ko tìm ra lời giải trong khi chính phương pháp cho ăn thiếu khoa học lại ko được các mẹ nghĩ đến.
    Thứ hai dưới 1 tuổi sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất, ăn dặm chỉ là tập cho bé làm quen với thực phẩm và độ thô.
    Tại sao lại như vậy?
    Bởi vì dưới 1 tuổi các bé chưa cần nhiều năng lượng (vì đa số các bé chưa biết đi giai đoạn này), sữa vẫn cung cấp đủ năng lượng cho bé, đồng thời sữa cũng dễ tiêu hóa. Giai đoạn này thực tế là giai đoạn tập dượt cho dạ dày cũng như hệ tiêu hóa của bé tập tiêu hóa thức ăn. Khi hệ tiêu hóa của bé đã qua rèn luyện thì việc sau 1 tuổi bé ăn với lượng nhiều hơn, dinh dưỡng từ thực phẩm ăn dặm là chính cũng ko làm hệ tiêu hóa của bé làm việc quá tải.
    Bạn thử so sánh việc bé ăn một bát tô cháo (chủ yếu là nuốt) với một lưng bát cơm kèm thức ăn thì cái nào làm cho hệ tiêu hóa của bé quá tải hơn.
    Một hệ tiêu hóa được rèn luyện thì sẽ khỏe mạnh và sẵn sàng để tiêu hóa cả những thứ khó tiêu nhất. Còn nếu ko tiêu hóa được thì cho ra thôi nhỉ
    Ăn dặm kiểu Nhật – an toàn cho dạ dày của bé
    Các bà mẹ ít khi biết rằng, bắt đầu từ 5 tháng đã có thể cho bé tập ăn dặm mà không cần phải đợi đến 6 tháng, nếu như bé có các biểu hiện muốn ăn.
    Các biểu hiện muốn ăn dặm của trẻ bao gồm:
    • Miệng nhai tóp tép bắt chước người lớn.
    • Đùn lưỡi ra vào nhiều khi nhìn người lớn ăn.
    • Đã ngồi khá vững (cứng cổ).
    Mục đích của giai đoạn này là TẬP cho bé làm quen với cách ăn bằng thìa, với thức ăn đặc hơn sữa là chính.
    Vì vậy, lượng ăn hàng ngày của bé nên tính theo thìa. Bắt đầu từ 1 thìa (1 thìa = 5ml) và có thể tăng dần nếu bé hào hứng. Lượng tối đa là 10 thìa.
    Cách thức cho bé ăn dặm ở tháng thứ 5
    • Lượng thức ăn dặm: 1 bữa/ngày
    • Lượng sữa bột/sữa mẹ: Tùy theo nhu cầu của bé.
    • Độ mềm của thực phẩm: Nghiền nhuyễn.
    Thứ tự các loại thực phẩm cho bé ăn:
    • Nhóm I: Ngũ cốc (Bắt đầu từ cháo trắng nghiền thật nhỏ)
    • Nhóm II: Rau, quả (Tiếp đến là rau củ nghiền thật nhỏ)
    • Nhóm Ⅲ: Cá Thịt Đậu phụ Trứng Các sản phẩm từ sữa (Tiếp tới là đậu phụ và cá thịt trắng)
    Tập cho bé 5 tháng ăn dặm kiểu Nhật thế nào?
    Bắt đầu bằng cháo nấu tỷ lệ 1 gạo: 10 nước, cà nhuyễn. Lượng bắt đầu là 1 thìa (5ml).
    Sau 1 tuần cho bé ăn cháo trắng nghiền, bắt đầu chế biến các loại rau củ và cho bé ăn kèm với cháo. Với bất kỳ 1 loại thực phẩm nào mới, lượng ăn chỉ nên là 1 thìa lúc ban đầu và theo dõi phản ứng của bé (rối loạn tiêu hóa, hay nôn trớ, v.v… nếu có) để có hướng xử trí phù hợp. Chỉ giới thiệu 1 loại thực phẩm mới mỗi lần và không trộn chung 2 loại thực phẩm.
    Khi bắt đầu tuần thứ 3, cũng bắt đầu với 1 thìa đạm khi cho bé thử lần đầu tiên. Nếu tăng lượng thì chỉ cho bé ăn từng phần nhỏ mỗi lần. Mục đích của giai đoạn này chỉ là tập ăn và giới thiệu mùi vị của các loại thực phẩm mà thôi, sữa vẫn là chính, do đó nếu như bé không khoái lắm thì cũng đừng quá sốt ruột hay lo lắng.
    Chú ý trong quá trình tập cho bé ăn dặm kiểu Nhật
    Nên chọn cháo nghiền là món ăn đầu tiên để cho bé tập ăn dặm do đặc tính lành và mềm, mùi vị trung tính của gạo.
    Tất cả đều bắt đầu với lượng là 1 thìa (5ml) trong mỗi lần giới thiệu thực phẩm mới cho bé.
    Chỉ cho bé ăn từng thực phẩm mới mỗi lần, không được trộn lẫn để có thể biết được nguyên nhân gây ra dị ứng (nếu có).
    Quan trọng nhất là vì đây mới là giai đoạn tập ăn và nếm thử mùi vị, do đó nếu như lượng ăn của bé không được như mong đợi thì mẹ cũng cần phải rất kiên nhẫn và kiên định.
    Có thể cho bé ăn những gì?
    Tất cả các thực phẩm cho bé ăn trong giai đoạn này cần được nấu chín nhừ và nghiền nhuyễn.
    Không nêm mắm muối để bé có thể biết được vị tự nhiên của thực phẩm và từ đó đưa ra lựa chọn (thích hoặc không thích, ăn ít hoặc ăn nhiều).
    Danh sách gợi ý
    • Nhóm đường bột: Gạo, bánh mỳ, mỳ, khoai tây, khoai lang, chuối.
    • Nhóm đạm: Lòng đỏ trứng luộc, sữa chua trắng (không có vị gì, không đường), phô mai, đậu phụ, cá thịt trắng.
    • Nhóm vitamin: Rau chân vịt, bắp cải, cải thảo, rau diếp, bông cải xanh, súp lơ, cà rốt, củ cải, bí đỏ, cà chua, dâu tây, táo.
    Cho bé ăn vào lúc nào?
    Bữa ăn dặm nên được tách ra riêng biệt so với cữ sữa của bé. Một phần là để cho bé nhận thức được đó là ăn dặm, phần khác quan trọng hơn là để phòng ngừa khả năng rối loạn tiêu hóa có thể xảy ra nếu kết hợp thực phẩm nào đó với sữa.
    Thời gian cho ăn hay được khuyên là 9 – 10h sáng, thời điểm bé tỉnh táo và dễ dàng hợp tác. Tuy nhiên giờ ăn có thể thay đổi để phù hợp với lịch sinh hoạt của từng gia đình.
    Một gợi ý là cho bé ăn gần hoặc trùng giờ với giờ ăn của cả nhà để bé có thể hưởng niềm vui ăn uống cùng mẹ và mọi người.
    Cần lưu ý tới các giấc ngủ của bé, tránh cho bé ăn trong lúc ngái ngủ dễ khiến bé không thoải mái.
    Dược sĩ Hưng

    513Dalovi-tri-viem-loet-da-day-thuong-vi

    DALOVI – SỰ HỒI SINH CỦA DẠ DÀY
    Xem chi tiết tại đây.

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Khi dùng Grathozi – Trị nấm âm đạo, bệnh của tôi đã thuyên giảm và khỏi hẳn sau 7 ngày.
    Thu Hương
    Khi sử dụng V-Sorento – Hỗ trợ chữa trị viêm đại tràng, các triệu trứng viêm đại tràng của tôi đã được cải thiện rõ rêt.
    Nguyễn Cường, 60 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội
    Tôi rất yên tâm khi sử dụng sản phẩm của Dược An Bình. Từ khi sử dụng PHARZUBEST – Bổ sung vitamin và khoáng chất, sức khoẻ của tôi được cải thiện nhiều.
    Quang Trần