Tất cả chúng ta đều biết tầm quan trọng của việc nhai thức ăn. Và một số người tin rằng uống nước đá lạnh sẽ giúp cải thiện tiêu hóa. Tuy nhiên, uống đồ uống trong bữa ăn có thể có hại nhiều hơn là có lợi. Bạn có thể vô tình làm chậm quá trình tiêu hóa vì có quá nhiều chất lỏng trong dạ dày, lúc này có thể bạn sẽ còn cảm thấy đầy hơi khó tiêu.
Các nhà dinh dưỡng học cho rằng, cho dù uống bất kì loại nước nào khi ăn đều làm cho quy trình tiêu hóa bị ảnh hưởng, vì nó làm tăng kích thích của dạ dày. Khi có quá nhiều chất lỏng và thức ăn trong dạ dày, quá trình tiêu hóa sẽ chậm lại.
Uống nước trong bữa ăn làm thức ăn không được nhai kỹ
Nếu ta vừa ăn lại vừa uống chắc chắn rằng thức ăn sẽ không được nhai kĩ ,mà thức ăn không được nhai kĩ thì là một gánh nặng cho bộ máy tiêu hóa. Khi ta ăn thường thức ăn đưa vào miệng, thì răng có nhiệm vụ nghiền thức ăn cho nhỏ để khi ta nuốt được dễ, và khi thức ăn được nuốt xuống dạ dày thì dạ dày có nhiệm vụ co bóp thức ăn kết hợp với một số loại men tiêu hóa và dịch vị dạ dày, thức ăn được nhào lộn, tiêu hóa. Chất dinh dưỡng trong thức ăn được đưa xuống hành tá tràng và ruột non rồi hấp thu vào máu qua các niêm mạc ruột đi nuôi cơ thể .còn các chất cặn bã được đưa xuống ruột già và được đào thải ra bên ngoài .
Vậy khi ta ăn nếu cùng một lúc lại uống cả nước thì thức ăn chưa được nhai kĩ nhưng theo phản xạ tự nhiên của cơ thể cộng với nước là chất lỏng dễ nuốt nên vô tình ta đưa thức ăn chưa được nhai kĩ xuống dạ dày. Như vậy là ta bắt da dày phải làm việc nhiều hơn, khó nhọc hơn, và như vậy đương nhiên ta tạo cho bộ máy tiêu hóa một gánh nặng. Không những thế mà còn làm cho dạ dày khi phải làm việc nhiều thì mau chóng bị mệt mỏi và nếu tình trạng đó kéo dài thi chúng ta sẽ bị các bệnh liên quan đến dạ dày.
Uống nước trong bữa ăn làm gián đoạn quá trình tiêu hóa
Cho dù uống bất kì loại nước nào khi ăn cũng đều làm cho quy trình tiêu hóa của bạn bị ảnh hưởng, vì nó làm tăng kích thước của dạ dày của bạn. Khi có quá nhiều chất lỏng và và thức ăn cần tiêu hóa trong dạ dày, quá trình tiêu hóa sẽ chậm lại.
Một số chuyên gia cho rằng uống nước cũng làm loãng axit dịch vị do dạ dày tiết ra để tiêu hóa thức ăn. Axit dạ dày tiết ra không đầy đủ, kết hợp với nhiều chất lỏng sẽ khiến thức ăn không được tiêu hóa hết, gây ra các chất béo và các loại dầu thực phẩm bám với nhau ngăn cản sự hấp thụ dinh dưỡng.
Các chuyên gia cho biết rằng, nói chung, mỗi bữa ăn chỉ nên uống một cốc nước nhỏ nếu muốn. Tuy nhiên, nếu bạn đang bị bệnh trào ngược axit hoặc khó tiêu nghiêm trọng, bạn không nên uống nước trong khi ăn.
Làm tăng tích tụ mỡ trong cơ thể
Thói quen uống nước trong suốt bữa ăn có thể gây cản trở cho năng suất làm việc của hệ tiêu hóa, dẫn đến hàm lượng insulin bị dao động mạnh và tạo cơ hội cho việc tích tụ mỡ trong cơ thể tăng cao.
Một số thức uống khác cần tránh trong bữa ăn
Nếu bạn có thói quen uống soda, sữa hoặc nước trái cây trong bữa ăn thì bạn nên xem xét lại lại và thay đổi thói quen này ngay lập tức nếu muốn hệ tiêu hóa của mình làm việc tốt hơn. Đồ uống lạnh có thể khiến các cơ của dạ dày co bóp và làm cho bạn cảm thấy yếu và mệt mỏi. Nếu bạn không thể dung nạp lactose dù ở mức nhẹ hoặc nhạy cảm với các sản phẩm sữa, và bạn vẫn duy trì thói quen uống sữa cùng bữa ăn thì càng làm cho tình trạng dị ứng thực phẩm hoặc viêm dạ dày và các vấn đề tiêu hóa khác tăng lên.
Cuối cùng, cacbonat trong soda có thể để lại cho bạn cảm giác trướng bụng và mệt mỏi, đặc biệt là sau một bữa ăn có chứa nhiều carbohydrate và chất béo.
Lời khuyên
Cách tốt nhất để đảm bảo rằng bạn đang nhận được đủ nước là nước uống nước 10-20 phút trước mỗi bữa ăn, hoặc 3 giờ sau khi ăn. Dưới đây là một số lời khuyên để cải thiện tình trạng tiêu hóa của bạn:
1. Ăn thực phẩm cứng và mềm một cách riêng biệt: Bạn sẽ thấy dễ dàng nhai và nhai kĩ hơn nếu ăn cùng một loại đồ ăn, hoặc là mềm hoặc là cứng. Hãy nhớ rằng nó có thể mất đến 10 lần nhai cho trái cây và rau quả, và lên đến 30 lần nhai cho thịt và bánh mì được chia nhỏ hoàn toàn trong miệng.
2. Lưu ý bổ sung enzyme: Nếu cơ thể của bạn không sản xuất đủ các men tiêu hoá, bạn có thể gặp vấn đề tiêu hóa. Bổ sung enzyme tiêu hóa có thể đẩy nhanh quá trình tiêu hóa bằng cách phá vỡ khó khăn trong quá trình tiêu hóa thức ăn.
3. Ăn thành những phần nhỏ trong suốt cả ngày: Thay vì ngày ăn ba bữa lớn, hãy ăn thành những bữa nhỏ với một vài món ăn mỗi lần. Điều này làm tăng cơ hội tiêu hóa hoàn toàn thực phẩm và cũng có thể giúp bạn thưởng thức những món ăn ngon lành hơn.
Bài viết liên quan
- Những vitamin và chất khoáng quan trọng nhất cho não
- Bệnh viêm phổi không điển hình ở trẻ
- Thiếu Oxy não là gì?
- Điều nên biết về U xơ tử cung
- Chăm sóc gan và một số điều cần lưu ý
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng thực phẩm
- Viêm khớp ngón tay cái
- Bệnh về gan gây cản trở khả năng đi lại
- Liệu ăn quá nhiều chất xơ có bị co thắt…
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng men vi sinh