Ở tuần lễ này, thai nhi được xem là đủ tháng! Tuy nhiên, bé vẫn không ngừng lớn thêm trong bụng mẹ. Bé vẫn tiếp tục tăng cân với tốc độ khoảng 15 gram mỗi ngày. Khi được sinh ra, thông thường bé trai sẽ nặng cân hơn bé gái.
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THAI NHI TRONG 41 TUẦN
Thai nhi tháng đầu tiên (tuần 1 – 4)
Thai nhi tháng thứ hai (tuần 5 – 9)
Thai nhi tháng thứ ba (tuần 10 – 14)
Thai nhi tháng thứ tư (tuần 15 – 18)
Thai nhi tháng thứ năm (tuần 19 – 22)
Thai nhi tháng thứ sáu (tuần 23 – 27)
Thai nhi tháng thứ bảy (tuần 28 – 32)
Thai nhi tháng thứ tám (tuần 33 – 36)
Thai nhi tháng thứ chín (tuần 37 – 40)
TUẦN LỄ THỨ 37
Sự phát triển của bé:
Sự phối hợp vận động của bé dần hoàn thiện hơn nên lúc này bé có thể nắm các ngón tay lại với nhau. Nếu có một luồng sáng nào chiếu vào bụng Bạn, bé sẽ quay mặt đi hướng khác.
Sự thay đổi trong cơ thể Bạn:
Sau tuần lễ này, nút nhầy ở cổ tử cung để bít kín cổ tử cung tránh nhiễm trùng và sự xâm nhập của vi khuẩn, có thể bị bong ra. Tuy nhiên, nút nhầy này có thể chỉ bong ra một vài tuần, một vài ngày, thậm chí chỉ một vài giờ trước khi sanh và trông nó sền sệt, có màu hơi vàng và đôi khi có lẫn chút máu. Khi cổ tử cung của Bạn nở rộng ra chuẩn bị cho cuộc sanh nở, nút nhầy này được thải ra ngoài cơ thể Bạn. Tốt hơn hết, trong trường hợp này Bạn nên thông báo cho BS để có những hướng dẫn cụ thể.
TUẦN LỄ THỨ 38
Sự phát triển của bé:
Thai nhi lúc này cân nặng khoảng 3.100 gram và dài khoảng 35 centimet. Lượng mỡ dự trữ vẫn tiếp tục được tích lũy nhưng với tốc độ chậm hơn. Bạn có thể thấy Bạn tăng cân ít đi hoặc đôi khi đôi khi đứng chựng lại không tăng cân nữa.
Trong lúc các cơ chức năng ở má của bé được hình thành để bé có thể bú và nuốt, thì các chất thải cũng đồng thời đang tích lũy trong ruột bé. Các tế bào thải ra từ ruột, các tế bào da chết, và ngay cả lông măng rụng đi là các chất thải tạo thành phân của bé, một chất màu xanh đen, còn được gọi là phân su, sẽ được thải ra trong lần đi tiêu phân đầu tiên của bé sau khi chào đời.
Nếu cục cưng của Bạn là bé trai, tinh hoàn sẽ tụt xuống bìu dái, trừ khi bé có dấu hiệu được gọi là chứng tinh hoàn lạc chổ. Nếu Bạn sinh bé gái, môi âm hộ của bé giờ đây đã phát triển hoàn chỉnh.
Sự thay đổi trong cơ thể Bạn:
Vì thai nhi giờ đã tụt xuống khung xương chậu, nên bàng quang của Bạn bị chèn ép rất nhiều, đó là lý do khiến Bạn đi tiểu thường xuyên hơn.
Thai nhi 38 tuần tuổi
Bạn và ông xã có nghĩ đến chuyện cắt bao quy đầu cho bé hay không? Cắt bao quy đầu là một thủ thuật cắt bỏ đi lớp da thừa phía trên đầu dương vật của bé trai. Có một số bậc cha mẹ tiến hành thủ thuật này cho con vì lý do tôn giáo. Còn đối với các bậc cha mẹ khác, quyết định này thật hết sức khó khăn. Vì vậy, nếu có ý định này, Bạn hãy thảo luận với BS để biết thêm chi tiết và được hướng dẫn cụ thể, bao gồm cả những biện pháp giảm đau cho bé.
TUẦN LỄ THỨ 39
Sự phát triển của bé:
Dây rốn của bé, mang dưỡng chất từ bào thai đến thai nhi, giờ đây dài khoảng 50 centimet và có độ dày khoảng 1.3 centimet. Bới vì lúc này bé cân nặng đến hơn 3 ký và chiếm hết các khoảng trống trong tử cung nên thông thường dây rốn sẽ búi lại thành cục hoặc quấn quanh người bé.
Hầu hết chất gây bao phủ trên da bé biến mất, cũng như lông măng vậy. Cơ thể Bạn lúc này bắt đầu cung cấp kháng thể cho bé thông qua bánh nhau, giúp cho hệ miễn dịch của bé hoạt động chống lại sự nhiễm trùng trong suốt sáu tháng đầu đời.
Sự thay đổi trong cơ thể Bạn:
Các cơn chuyển dạ giả, có thể đau và có cường độ mạnh như các cơn chuyển dạ thật, bắt đầu xuất hiện trong tuần lễ này. Không như các cơn chuyển dạ thật, các cơn chuyển dạ giả xảy ra không thường xuyên và sẽ mất đi nếu Bạn hoạt động.
Các dấu hiệu của chuyển dạ, như vỡ túi ối, có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong tuần lễ này. Một số thai phụ thấy một lượng lớn nước ối chảy ra từ âm đạo trong khi một số thai phụ khác chỉ rỉ một ít nước ối khi bị vỡ ối. Nếu Bạn nghĩ Bạn bị vỡ ối hay các cơn co chuyển dạ xảy ra thường xuyên hơn, hãy gọi ngay cho BS để có hướng dẫn cụ thể.
TUẦN LỄ THỨ 40
Sự phát triển của bé:
Sau nhiều tuần giữ gìn và chờ đợi, bé yêu đây rồi! Tuy nhiên, chỉ có 5% thai phụ sanh đúng vào ngày dự sanh, và phần đông các phụ nữ lần đầu tiên làm mẹ thường phải đếm từng ngày, có khi lố đến 2 tuần lễ sau ngày dự sanh mới chuyển dạ.
Một bé sinh ở tuần thứ 40 có cân nặng trung bìng khoảng 3.500 gram và dài khoảng 48 đến 51 centimet. Đừng quá mong đợi em bé của Bạn trông bụ bẩm như các em bé trong các mẫu quảng cáo nào đó. Một em bé mới sinh có thể có cái đầu không được tròn trịa cho lắm do phải đi qua ngã âm đạo rất hẹp của mẹ trong lúc sanh, người bé có thể được phủ đầy chất gây trắng và máu nữa chứ. Da bé có thể trông nhăn nheo, bạc thếch, có những mảng da khô và cả những vết bớt trên người bé – tất cả những điều nêu trên hoàn toàn bình thường vì vậy Bạn chớ quá lo lắng nhé!
Bởi vì có sự hiện diện các hormon của Bạn trong cơ thể bé nên bộ phận sinh dục ngoài của bé (bìu dái nếu là bé trai và môi âm hộ nếu là bé gái) có thể trông lớn hơn một cách khác thường. Và bé của Bạn, không kể là bé trai hay bé gái, có thể có hiện tượng rỉ ra một ít sữa ở đầu vú. Hiện tượng này sẽ biến mất trong một vài ngày sau và đó là điều hoàn toàn bình thường.
Ngay sau khi sinh, bé sẽ cất tiếng khóc chào đời. BS sẽ hút hết chất nhầy trong miệng và mũi của bé, và lúc này Bạn có thể nghe được rõ hơn tiếng khóc ấy của đứa con yêu thương mà Bạn mong thấy mặt từng ngày từng giờ trong suốt thời gian mang thai dài đằng đẳng. Bé lúc này có thể được đặt trên bụng mẹ và sẽ được các BS cắt dây rốn. Một chuỗi các thủ thuật kiểm tra nhanh cho bé được thực hiện như chỉ số Apgar để xác định các phản ứng nhanh của bé và các dấu hiệu của sự sông như chức năng hô hấp, nhịp tim, sắc da và các cử động của bé. Bé cũng sẽ được cân và đo chiều dài của cơ thể.
Nếu tình trạng thai nghén của Bạn có nhiều rủi ro, hoặc nếu Bạn phải sanh mổ, BS nhi khoa sẽ túc trực bên Bạn trong suốt cơn chuyển dạ để có thể can thiệp giúp đỡ bé ngay lập tức nếu cần. BS sẽ giúp đỡ và hỗ trợ bé nếu cần để bé có thể nhanh chóng thích nghi với cuộc sống bên ngoài bụng mẹ và sau đó thì …. bé sẽ được đặt nằm gọn trong vòng tay ấm áp của Bạn ngay thôi mà!
Sự thay đổi trong cơ thể Bạn:
Tuần lễ này Bạn sẽ phải trải qua những thời khắc mà Bạn đã tiên lượng trước – gặp gỡ cục cưng của Bạn! Tuy nhiên để có thể trông thấy bé Bạn sẽ phải trải qua một cuộc chuyển dạ sanh nở không kém phần cam go đâu nhé! Bạn có thể học để biết được 3 giai đoạn trong quá trình chuyển dạ ở các lớp học tiền sản. Giai đoạn đầu của quá trình chuyển dạ là các cơ của tử cung sẽ co lại để cổ tử cung mở rộng ra để bé có thể chui qua, giai đoạn hai là lúc Bạn rặn để đẩy bé chui qua ngã âm đạo và ra ngoài, giai đoạn ba là giai đoạn bánh nhau bong tróc ra khỏi cơ thể Bạn.
Nếu Bạn không có dấu hiệu chuyển dạ trong vòng một tuần sau ngày dự sanh, BS sẽ yêu cầu Bạn thực hiện xét nghiệm về tim thai (nonstress test), có thể theo dõi được nhịp tim và các cử động của thai nhi để xác định xem bé có nhận đủ lượng oxy cần thiết và hệ thống thần kinh của bé có đáp ứng hay không. Bạn hãy trao đổi với BS để có thể hiểu tường tận hơn về xét nghiệm này.
Nếu quá trình chuyển dạ của Bạn không có gì tiến triển và cộng thêm tình trạng sức khỏe của mẹ và bé không ổn định, các BS sẽ tiến hành dục sanh cho Bạn (giúp cho quá trình chuyển dạ xảy ra), bằng cách chọc ối hoặc tiêm hormon oxytocin (giúp cho tử cung co bóp) hoặc một số loại thuốc khác do BS quyết định. Nếu thai của Bạn có nguy cơ rủi ro cao, hoặc có các rắc rối tiềm ẩn khác, BS sẽ đề nghị mổ bắt con cho Bạn.
Một số thai phụ biết trước rằng mình sẽ sanh mổ nên đã lựa chọn ngày sinh cho bé trước, nếu Bạn cũng đang ở trong trường hợp như vậy, có lẽ Bạn cũng đang nhẩm trong đầu ngày sinh của bé sẽ là ngày nào phải không! Điều đó có thể khiến Bạn cảm thấy đỡ thất vọng hơn khi biết rằng cũng có nhiều bà mẹ khác sanh con không qua ngã âm đạo như bình thường. Trong trường hợp Bạn phải mổ bắt con không chủ động (mổ cấp cứu), Bạn cũng đừng thất vọng và cũng cứ tin rằng giữa Bạn và bé luôn có một mối liên kết đặt biệt và bé rất muốn được chào đời để được ở bên mẹ cho dù bằng bất cứ cách nào! Đó có thể là một cuộc sanh nở không như mong đợi của Bạn, nhưng Bạn có biết không, sự hiện diện của một em bé sơ sinh rất đáng yêu có thể khiến Bạn xua tan đi hết những đau đớn và lo âu Bạn nhé!
Canxi đóng vai trò thiết yếu đối với cơ thể, nhất là cơ thể của phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ. Đối với phụ nữ mang thai, thiếu Canxi sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển răng và xương của thai nhi, bên cạnh đó, các bà mẹ có thể phải đối mặt với bệnh loãng xương và chứng tăng huyết áp nguy hiểm…Đối với trẻ nhỏ, thiếu canxi sẽ làm chậm sự phát triển của xương, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Vì vậy, việc cần cung cấp và bổ sung canxi là việc cần ưu tiên hàng đầu và tiến hành ngay từ giai đoạn đầu đời của mỗi trẻ nhỏ.
Canxi King là sản phẩm chức năng được bổ sung Canxi gluconat (loại canxi dễ hấp thu nhất). Đặc biệt Canxi King có chứa men tiêu hóa sống là 3 chủng vi khuẩn đã được định tên rõ ràng. Ngoài ra còn chứa Lysin, các Vitamin như Vitamin D3, men bia tươi, có tác dụng giúp cơ thể hấp thu Canxi dễ dàng hơn. Canxi King là sản phẩm tiện sử dụng, ngon miệng và không gây táo bón. Sản phẩm bổ sung lượng canxi thiếu hụt cho phụ nữ có thai, giúp trẻ phát triển khỏe mạnh từ trong bụng mẹ. Đồng thời, dùng Canxi King, bé yêu của bạn sẽ có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, tăng cường khả năng hấp thu canxi và dưỡng chất, giúp bé hay ăn chóng lớn, có một cơ thể cân đối và chiều cao lý tưởng.
CANXI KING – LỚN CÙNG TRẺ EM
Canxi King là sản phẩm chứa canxi và vitamin D3 duy nhất được bình bầu trong top 100 sản phẩm “Mẹ tin dùng, con lớn khôn” năm 2013, chương trình bình chọn do Bộ Lao Động – Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Y tế thực hiện. Lễ trao giải được truyền hình trực tiếp trên VTC1 và HD1 vào lúc 9h ngày 27/12/2013 tại Nhà hát lớn Hà Nội.
Quý khách có thể tìm mua sản phẩm Canxi King tại tất cả các hiệu thuốc trên cả nước hoặc liên hệ trực tiếp tới văn phòng đại diện theo số điện thoại: 0983 194 458 – 04 3577 2507 để được tư vấn.
Bài viết liên quan
- Những vitamin và chất khoáng quan trọng nhất cho não
- Bệnh viêm phổi không điển hình ở trẻ
- Thiếu Oxy não là gì?
- Điều nên biết về U xơ tử cung
- Chăm sóc gan và một số điều cần lưu ý
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng thực phẩm
- Viêm khớp ngón tay cái
- Bệnh về gan gây cản trở khả năng đi lại
- Liệu ăn quá nhiều chất xơ có bị co thắt…
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng men vi sinh