Thiếu dinh dưỡng và miễn dịch kém là yếu tố nguy cơ bị dịch bệnh tấn công. Dưới đây là danh sách các dưỡng chất nên tăng cường bổ sung cho con trong thời điểm này:
1. Các loại vitamin
Các loại vitamin A, C, E, D đã được chứng minh là giúp tăng cường hệ miễn dịch cho bé.
Vitamin A: đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các tế bào da, đường tiêu hóa và tế bào biểu mô phổi, tạo thành “hàng rào” chính bảo vệ trẻ khỏi các yếu tố từ môi trường bên ngoài. Những thực phẩm chứa nhiều vitamin A gồm: cà rốt, cải xoăn, súp lơ xanh, bí, quả mơ, cá và khoai lang.
Vitamin C: tìm thấy trong dâu tây, cam, chanh, bưởi, ….giúp tăng cường sản sinh tế bào bạch cầu và kháng thể gồm interferon kháng thể. Interferon bao phủ lên bề mặt tế bào giúp hạn chế sự xâm nhập của vi rút.
Vitamin D: có trong ánh sáng mặt trời, lòng đỏ trứng, dầu cá và các thực phẩm bổ sung vitamin D. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về nồng độ an toàn được khuyến khích cho con bạn.
Vitamin E: kích thích sự sản sinh các tế bào diệt vi khuẩn tự nhiên và tế bào B giúp sản sinh kháng thể chống lại vi khuẩn. Vitamin E có nhiều trong các loại hạt, dầu thực vật và ngũ cốc.
2. Khoáng chất và axit béo Omega-3
Kẽm: Kẽm rất quan trọng cho sự phát triển các tế bào bạch cầu giúp nhận biết và tiêu diệt các loại vi khuẩn, vi rút xâm nhập. Có thể bổ sung kẽm thông qua các loại thực phẩm gồm: thịt bò, hàu, thịt lợn, gia cầm, sữa chua, hoặc sữa.
Selen: Selen có nhiều trong những động vật có vỏ như hàu, tôm hùm, cua và sò, giúp các tế bào bạch cầu sản xuất các cytokine-protein giúp loại bỏ vi rút gây bệnh như vi rút cúm ra khỏi cơ thể.
Sắt: Cũng giống như kẽm, thiếu sắt có thể dẫn tới suy giảm hệ miễn dịch, tăng nguy cơ nhiễm trùng và nhiễm bệnh. Sắt có nhiều trong thịt đỏ, đậu phụ, ngũ cốc, đậu lăng.
Axít béo omega-3: được tìm thấy trong dầu lanh và cá béo (cá hồi, cá ngừ, cá thu) giúp tăng cường hoạt động của các tế bào bạch cầu tiêu diệt vi khuẩn. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về sử dụng acid béo omega-3 trong chế độ ăn cho bé.
3. Probiotic
Probiotic được tìm thấy trong nhiều sản phẩm sữa như sữa chua, là loại vi khuẩn lành mạnh giúp loại bỏ các vi khuẩn gây bệnh ra khỏi đường ruột. Bổ sung probitic giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ, và tránh các bệnh liên quan đến rối loạn tiêu hóa.
4. Tỏi
Mặc dù với trẻ nhỏ việc ăn tỏi không phải dễ dàng. nhưng các bà mẹ nên cố gắng thêm một chút gia vị tỏi vào món ăn cho bé vì trong tỏi chứa nhiều allicin giúp bảo vệ trẻ khỏi các loại virus gây bệnh.
Chế độ ăn uống cho trẻ bị bệnh sởi
Nếu bé nhà bạn không may mắc sởi. Các nguyên tắc dinh dưỡng sau đây có thể giúp bạn bảo vệ bé khỏi những biến chứng nghiêm trọng của bệnh:
– Nên cho bé ăn nhiều loại hoa quả trong 3 ngày đầu tiên bị bệnh. Kết hợp cả hoa quả tươi và các loại nước quả ép như nước cam, nước chanh cũng như uống nhiều nước vì ở giai đoạn này việc bổ sung nước rất quan trọng.
– Sau giai đoạn ăn nhiều loại quả này, bệnh nhân nên được ăn những đồ ăn mềm, ít muối và gia vị gồm hoa quả, ngũ cốc nguyên cám, súp nhạt. Các loại trái cây lý tưởng là dưa đỏ, nho, bưởi.
– Tiếp theo chế độ ăn mềm là chế độ ăn cân bằng chứa các loại thực phẩm tốt cho trẻ với nhiều vitamin A, B complex và vitamin C.
– Cha mẹ nên cố gắng tránh các loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, chất béo và thực phẩm chế biến sẵn. Tránh các loại đồ uống có chất kích thích, đồ uống có đường nhân tạo để giúp trẻ nhanh khỏi bệnh hơn.
Theo Dân Trí
BIO KING – SỨC MẠNH MEN TIÊU HÓA
xem chi tiết sản phẩm tại đây.
Bài viết liên quan
- Những vitamin và chất khoáng quan trọng nhất cho não
- Bệnh viêm phổi không điển hình ở trẻ
- Thiếu Oxy não là gì?
- Điều nên biết về U xơ tử cung
- Chăm sóc gan và một số điều cần lưu ý
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng thực phẩm
- Viêm khớp ngón tay cái
- Bệnh về gan gây cản trở khả năng đi lại
- Liệu ăn quá nhiều chất xơ có bị co thắt…
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng men vi sinh