Trào ngược acid là sự chảy ngược acid lên thực quản – ống dẫn thức ăn từ miệng xuống dạ dày. Các triệu chứng của trào ngược acid bao gồm ợ nóng, đau họng, một vị chua dậy lên trong miệng và ho. Theo một bài báo được đăng tháng 10 năm 2003 trên “Bác sĩ gia đình Mỹ”, hơn 40% người lớn ở Mỹ bị ợ nóng ít nhất một lần một tháng. Các lựa chọn phương pháp điều trị bệnh này gồm thay đổi lối sống, dùng thuốc và phẫu thuật.
Thay đổi lối sống
Thay đổi những sở thích hay thói quen có lẽ sẽ làm giảm tần suất và độ nghiêm trọng của các triệu chứng nếu bị trào ngược acid. Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày và hạn chế ăn các thức ăn chứa nhiều acid, như các loại trái cây họ cam quýt và cà chua. Tránh dùng caffein, rượu bia, sô cô la, bạc hà và hành tây.
Thức ăn chữa chất béo khiến dạ dày hoạt động chậm và chứng trào ngược càng trầm trọng thêm, vì vậy cố gằng giảm lượng chất béo trong chế độ ăn của mình. Tránh ăn cách 3, 4 h trước khi đi ngủ. Nếu bạn hút thuốc thì hãy bỏ ngay. Béo phì cúng là một nguyên nhân gây ra tình trạng trào ngược acid, vì vậy bác sĩ chăm sóc sức khỏe chắc chắn sẽ khuyên bạn nên giảm cân nặng của mình xuống. Thay đổi lối sống là một phần của kế hoạch chữa trị, ngay cả khi bạn cần dùng thuốc hay phẫu thuật để kiểm soát chứng trào ngược acid.
Dùng thuốc
Thuốc kháng aicid, thuốc ngăn histamin và thuốc ức chế bơm proton là các loại thuốc thường được sử dụng để điều trị trào ngược acid. Tất cả những loại thuốc này đều có sẵn. Cimetidine (Tagamet) và ranitidine (Zantac) là những ví dụ của thuốc ngăn histamine. Omeprazole (Prilosec) và lansoprazole (Prevacid) là những thuốc ức chế bơm proton. Nếu triệu chứng trào ngược không giảm hay tái phát mặc dù vẫn uống các thuốc này, người bệnh cần đến gặp bác sĩ ngay. Bác sĩ có thể tiếp tục điều trị, bằng loại thuốc mạnh hơn hay một phương pháp kết hợp của các loại thuốc-hay người bệnh cũng có thể được giới thiệu đến chuyên gia để kiểm tra thêm tình trạng của bệnh.
Phẫu thuật
Trào ngược acid gây nguy hiểm hay tạo ra các triệu chứng khó chịu dai dẳng được gọi là trào ngược dạ dày thực quản, hay GERD. Trong trường hợp là bệnh mãn tính không thể chữa trị bằng thuốc, thì phẫu thuật có thể là phương pháp thay thế. Phẫu thuật nội soi là phương pháp phẫu thuật thường được sử dụng nhất để chữa trị trào ngược mãn tính. Cách làm này là tăng cường lại các mối nối giữa thực quản và dạ dày. Tuy nhiên, một số bệnh nhân sau khi phẫu thuật vẫn phải dùng thuốc ức chế acid. Nên trước khi phẫu thuật các bác sĩ sẽ tư vấn để người bệnh đưa ra quyết định có làm phẫu thuật chữa trị, đây có phải là lựa chọn tốt cho người bệnh hay không.
Trào ngược acid có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng, bao gồm thực quản bị thu hẹp và ung thư. Nếu người bệnh có tái phát hay bị triệu chứng trào ngược kéo dài, hãy đến gặp bác sĩ để tư vấn và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.
Dược sĩ Hưng
DALOVI – SỰ HỒI SINH CỦA DẠ DÀY
Xem chi tiết sản phẩm tại đây.
Bài viết liên quan
- Những vitamin và chất khoáng quan trọng nhất cho não
- Bệnh viêm phổi không điển hình ở trẻ
- Thiếu Oxy não là gì?
- Điều nên biết về U xơ tử cung
- Chăm sóc gan và một số điều cần lưu ý
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng thực phẩm
- Viêm khớp ngón tay cái
- Bệnh về gan gây cản trở khả năng đi lại
- Liệu ăn quá nhiều chất xơ có bị co thắt…
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng men vi sinh