Ngoài có vị cay nóng, ớt cay còn có thể khiến cơ thể nóng lên và tiết ra nhiều mồ hôi trong thời gian ngắn. Rất nhiều người phàn nàn rằng dạ dày bị kích ứng và bị ợ nóng sau khi ăn ớt cay, vậy có khi nào bạn tự hỏi liệu ớt cay có gây hại đến hệ tiêu hóa của mình chưa. Thực sự sẽ rất ngạc nhiên khi biết rằng, thay vì làm tổn thương đến hệ tiêu hóa, ớt cay đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ bảo vệ dạ dày.
Chứng khó tiêu
Ớt cay đôi khi khiến bạn bị trào ngược acid và làm dạ dày khó chịu, được gọi là chứng khó tiêu. Mặc dù nó không dễ chịu gì, nhưng ớt cay dường như không gây ra bất cứ tổn thương thực sự nào. Trong một nghiên cứu được công bố vào tháng 12 năm 1988 trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ, đã thử nghiệm về chủ để bữa ăn có chứa 30 gram ớt jalpeño. Bằng phương pháp nội soi, các nhà nghiên cứu đã không thể phát hiện bất cứ tổn thương nào trên niêm mạc dạ dày của người tham gia thử nghiệm.
Viêm dạ dày
Viêm niêm mạc dạ dày được gọi là viêm dạ dày. Dạ dày con người có chứa một mạng lưới các mạch máu nhỏ, giúp bảo vệ dạ dày và phục hồi các tổn thương dạ dày. Cơ thể sẽ điều chỉnh những hoạt động này bằng cách làm giản nở các mạch máu của dạ dày. Khi acid hay các chất kích thích khác thấm qua niêm mạc dạ dày, nó kích thích các dây thần kinh sản sinh ra chất giãn mạch máu. Một khi bị giãn, các mạch máu này có thể cung cấp một lượng lớn bicarbonate để trung hòa lượng acid dư thừa. Các mạch máu giãn này cũng loại bỏ độc tố và cũng cấp các hợp chất hóa học quan trọng khác để trợ giúp cho bất cứ tổn thương nào trong dạ dày. Một bài báo được phát hành vào tháng 5, 1997 trên Tạp chí Sinh lý học – Paris, cho biết rằng, capsaicin, thành phần hoạt chất trong ớt cay, cũng làm giãn nở các mạch máu của dạ dày, giúp bảo vệ và phục hồi niêm mạc dạ dày.
Loét
Cũng như việc ớt cay có thể giúp bảo vệ chống lại và phục hồi dạ dày bị viêm, một nghiên cứu được công bố năm 2006 trên Tạp chí “Current Pharmaceutical Design”, báo cáo rằng, chất capsaicin dường như cũng có những tác dụng tương tự như vậy với các vết loét. Bằng cách kích thích sản sinh các chất làm giãn mạch, ớt cay cũng có thể hỗ trợ cho quá trình phục hồi. Nguyên nhân hàng đầu gây loét dạ dày là một loại vi khuẩn được gọi là Helicobacter pylori, có thể lây từ người này sang người khác, qua nước ô nhiễm hay thực phẩm. Không giống như hầu hết các loại vi khuẩn khác, H.pylori có thể phát triển mạnh trong môi trường acid dạ dày. Mặc dù ớt cay có thể giúp chữa các vết loét, nhưng Trung tâm Y tế Langone cho biết rằng, chất capsaicin trong ớt không thể tiêu diệt được vi khuẩn H.pylori.
Các tác hại của ớt cay
Thực phẩm bổ sung không thể thay thể cho các phương pháp điều trị bệnh thích hợp được. Trung tâm Y tế thuộc trường Đại học Maryland cho biết, bên cạnh việc gây kho chịu, ớt cay cũng có thể gây ra tổn thương cho gan hoặc thận nếu như ăn nhiều. Chất capsaicin có tính chất làm loãng máu, do đó không được dùng chung ớt với các loại thảo mộc, viên bổ sung hay thuốc làm loãng máu. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ có nên ăn ớt cay hay không nếu đang mang thai hoặc dùng bất cứ loại thuốc nào, đặc biệt là các chất ức chế ACE hay theophylline..
Dược sĩ Hưng
DALOVI – SỰ HỒI SINH CỦA DẠ DÀY
Xem chi tiết sản phẩm tại đây.
Bài viết liên quan
- Những vitamin và chất khoáng quan trọng nhất cho não
- Nguyên nhân khiến phụ nữ bị rụng tóc và ngứa…
- Lựa chọn men tiêu hóa sống cho hệ tiêu hóa…
- Một số phương pháp để bảo vệ dạ dày
- Bệnh viêm phổi không điển hình ở trẻ
- Thiếu Oxy não là gì?
- Điều nên biết về U xơ tử cung
- Chăm sóc gan và một số điều cần lưu ý
- Sinh lý yếu và một số giải pháp cho nam…
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng thực phẩm