Loét là một tổn thương da hoặc tổn thương một lớp niêm mạc trong hay ngoài cơ thể. Vết loét ở dạ dày hay ruột non được gọi là viêm loét dạ dày- tá tràng. Đôi khi, viêm loét không có triệu chứng gì khiến bệnh nhân không phát hiện được.
Viêm loét dạ dày và cách nhận biết
Viêm loét dạ dày thường dùng để chỉ các vết loét trong đường tiêu hóa. Ngoài các lý do thường thấy như căng thẳng thường xuyên, chế độ dinh dưỡng, lối sống không phù hợp hay lượng axit trong dạ dày quá cao, thì vi khuẩn tên là Helicobacter pylori ( H. pylori) mới là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh viêm loét dạ dày.
Hãy lưu ý các cơn đau bụng giữa vùng ức và rốn, với cường độ và mức độ khác nhau, kéo dài từ vài phút đến vài giờ. Các cơn đau thường kéo tới, kèm với cảm giác nóng ran, đau nhói trong ngực khi bạn để bụng trống không. Thông thường, các cơn đau sẽ lắng xuống ngay sau khi bạn ăn hoặc uống thuốc kháng axit. Một khi bị viêm loét dạ dày, bạn có thể bị đau vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, đặc biệt là khi bụng trống rỗng.
Tuy nhiên, không phải ai cũng có triệu chứng cụ thể khi bị viêm loét dạ dày, ở mỗi người, biểu hiện của chứng bệnh lại một khác. Có người thường xuyên bị ợ nóng, ợ hơi, cảm giác đầy bụng đeo đẳng cả ngày. Nhiều khi, người bị viêm loét dạ dày không thể chịu được khi phải uống nhiều nước. Sau bữa ăn vài giờ, bụng lại cồn cào hay buồn nôn, nôn nhẹ vào buổi sáng là dấu hiệu của chứng viêm loét dạ dày. Bạn cũng có thể nhận biết căn bệnh khi thấy mình có hiện tượng mệt mỏi kéo dài, chán ăn, sụt cân đi kèm với các triệu chứng trên. Tuy nhiên, không phải ai cũng có biểu hiện, đôi khi khi dấu hiệu rõ rệt thì bệnh đã trở nên khá nghiêm trọng.
Nôn mửa, đặc biệt là nôn ra máu thể hiện chứng viêm loét dạ dày của bạn đã trở nên trầm trọng hơn. Ngoài ra, đi ngoài thấy phân đen, phân nhão hoặc có máu là dấu hiệu cho thấy bệnh đã trở nên đặc biệt nghiêm trọng, có khả năng bạn đã bị xuất huyết dạ dày và cần phải đi cấp cứu khẩn cấp.
Vậy nên đừng chần chừ, khi có bất kỳ dấu hiệu nào đáng nghi, hãy tới gặp bác sĩ để kiểm tra. Viêm loét dạ dày không quá nghiêm trọng khi được chữa trị kịp thời. Cần phải nhớ rằng, một số loại thuốc có thể giúp bạn giảm đau nhưng về lâu dài, nó không thể trị bệnh một cách dứt điểm.
Lời khuyên dành cho người bị viêm loét dạ dày
Đối tượng dễ bị viêm loét dạ dày nhất là những người bị nhiễm khuẩn H.pylori, những người thường xuyên sử dụng thuốc chống viêm không steroid ( NSAIDs) như ibuprofen, aspirin hoặc naproxen. Những người có tiền sử gia đình bị viêm loét, những người hay uống rượu. Những người mắc các chứng bệnh về gan, thận và phổi và những người trên 50 tuổi.
Dù phần lớn vết loét viêm dạ dày đều tự hồi phục, một số vết loét nghiêm trọng hơn đòi hỏi phải được chẩn đoán và điều trị nội soi. Một ống nội soi sẽ được luồn vào trong thực quản của bạn, chỉ có bác sĩ mới có thể thực hiện thao tác này. Trong khi chờ đợi, hãy nhớ một số điều sau đây, nó sẽ giúp cải thiện bệnh viêm loét dạ dày của bạn.
Sử dụng thuốc kháng axit để căn bằng dịch axit trong dạ dày, sử dụng theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Bởi, nguyên nhân gây viêm loét dạ dày là do sự mất cân bằng giữa dịch tiêu hóa trong dạ dàng và tá tràng.
Thay đổi lối sinh hoạt, dừng hút thuốc, uống rượu và sử dùng thuốc chống viêm NSAIDs. Thuốc và rượu có thể khiến dịch tiêu hóa của bạn mất cân bằng, còn thuốc NSAIDs sẽ phá hoại thế cân bằng của hệ vi sinh trong dạ dày của bạn khi sử dụng liều cao. Trong thời gian chờ bác sĩ chẩn đoán, bạn hãy dừng sử dụng cả ba thứ trên.
Không uống sữa vì tuy sữa có thể tạm thời làm giảm cơn đau do tạm thời, nó tạo thành một lớp màng bao bọc quanh dạ dày, nhưng thực tế nó lại kích thích dạ dày sản sinh nhiều axit hơn, khiến cho viêm loét càng cơ hội hoành hành.
Lưu ý
Những nhân tố như rượu, thuốc lá, aspirin và các loại thuốc chống viêm không steroid sẽ tăng nguy cơ viêm ruột của bạn. Mức độ làm việc căng thẳng cao và các liệu pháp xạ trị do chúng làm mỏng màng nhầy trong cơ thể, bao gồm cả niêm mạc dạ dày.
Nếu để mặc viêm loét, nó sẽ ăn dần lên thành dạ dày hoặc tá tràng, gây chảy máu trong, thủng hoặc tắc hệ tiêu hóa nên hãy xử lý sớm nhất có thể. Làm theo lời dặn bác sĩ, thay đổi chế độ dinh dưỡng, thói quen sẽ bảo vệ bạn khỏi nhiều căn bệnh nguy hiểm chứ không chỉ mình viêm loét dạ dày.
Dược sĩ Hưng
DALOVI – SỰ HỒI SINH CỦA DẠ DÀY
Xem chi tiết sản phẩm tại đây.
Bài viết liên quan
- Những vitamin và chất khoáng quan trọng nhất cho não
- Bệnh viêm phổi không điển hình ở trẻ
- Thiếu Oxy não là gì?
- Điều nên biết về U xơ tử cung
- Chăm sóc gan và một số điều cần lưu ý
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng thực phẩm
- Viêm khớp ngón tay cái
- Bệnh về gan gây cản trở khả năng đi lại
- Liệu ăn quá nhiều chất xơ có bị co thắt…
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng men vi sinh