Giữ sức khỏe dạ dày, đường ruột tốt sẽ bảo vệ bạn khỏi các bệnh đường tiêu hóa như táo bón. Táo bón là một vấn đề lớn đối với hàng triệu người. Táo bón mãn tính có thể gây nhiều biến chứng như viêm ruột, thủng ruột, thậm chí cả ung thư. Đó là nguyên nhân tại sao chúng ta cần phải cố gắng để duy trì hệ đường ruột khỏe mạnh.
Táo bón là gì?
Táo bón được định nghĩa là đi cầu ít hơn 3 lần một tuần bởi ruột già, ruột kết hoạt động quá chậm. Có nhiều lý do dẫn đến chứng táo bón như uống ít nước, chế độ ăn uống thiếu chất xơ, suy giảm tuyến giáp, đái tháo đường, bệnh thần kinh, rối loạn hormone, trầm cảm và lối sống không chịu vận động.
Táo bón là căn bệnh thường gặp ở nhiều độ tuổi, đối tượng
Phụ nữ có thai cũng thuộc đối tượng dễ bị táo bón vì hormone thay đổi và người có tuổi do yếu tố tuổi tác và giảm lượng vi khuẩn trong dạ dày, cũng như thời gian tiêu hóa thức ăn trong ruột chậm hẳn.
Vi khuẩn có lợi giúp ích cho bệnh nhân táo bón
Trong cơ thể mỗi con người có tới 100 nghìn tỷ vi khuẩn. Dạ dày, đường ruột khỏe mạnh được bảo vệ bởi lớp niêm mạc hỗ trợ vi khuẩn có ích và ngăn cản vi khuẩn có hại. Số lượng vi khuẩn nào nhiều hơn còn tùy thuộc vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày của chúng ta.
Hệ vi khuẩn khỏe mạnh, có lợi tập trung trong ruột giúp cơ thể không bị táo bón, viêm loét
Bác sĩ Bhavani Raju, chuyên gia dạ dày, ruột và gan tại Bệnh Viện Y Tế cho biết vi khuẩn có lợi được tìm thấy trong nấm sữa, sữa chua, súp miso, trà kombucha, phô mai dê và những thực phẩm lên men khác. Bánh mì đen chứa nhiều khoáng chất tốt. Sữa chua chứa các men sinh vật sống hỗ trợ, bổ sung hệ vi khuẩn phong phú trong cơ thể. Một hệ vi khuẩn khỏe mạnh sẽ giảm trừ nguy cơ táo bón, cân bằng hệ miễn dịch, lên men các chất carbohydrate, duy trì các chức năng chuyển hóa, ngăn dị ứng và các chứng viêm đường ruột.
Thực phẩm có chứa probiotics giúp giảm thiểu tác dụng phụ như đánh rắm, ợ hơi nhưng đừng ăn kèm với thức ăn nóng.
Bên cạnh đó, những vi khuẩn có lợi sẽ hỗ trợ quá trình tổng hợp vitamin B7, B12 và vitamin K. Thiếu hụt những vitamin này gây ra các chứng bệnh như tiểu đường, béo phì, rụng tóc, tóc bạc, bệnh eczema ( chàm tổ đỉa), thiếu máu, viêm loét, ung thư, bệnh tự miễn dịch và nhiều rối loạn chức năng khác như chứng Parkinson và Alzheimer.
Thay đổi chế độ ăn uống giải quyết chứng táo bón
Một chế độ ăn uống rất quan trọng đối với bệnh nhân bị táo bón. Việc đầu tiên cần làm là bổ sung chất xơ trong chế độ ăn uống với nhiều rau quả, lúa mì và ít ngũ cốc đã qua chế biến. Uống nhiều nước ấm giúp làm mềm phân, dễ đi ngoài hơn. Các bài thể dục như đi bộ buổi sáng cũng kích thích phần ruột hoạt động.
Có nhiều liệu pháp điều trị cho bạn lựa chọn như ăn không thức ăn, liệu pháp, chế độ ăn uống giàu trái cây, làm sạch ruột hay tẩy rửa đại tràng, tắm bồn, các động tác yoga và kriyas. Tuy nhiên, biện pháp làm sạch ruột chỉ nên sử dụng trong cấp trường hợp cấp tính, như trong thời gian không ăn và bị táo bón.
Thuốc nhuận tràng có thể khiến tình huống xấu đi
Táo bón có thể nặng hơn khi bệnh nhân lạm dụng thuốc nhuận tràng
Một trong những nguyên nhân bất ngờ gây ra táo bón nặng là việc lạm dụng thuốc nhuận tràng. Sử dụng liên tục thuốc kích thích nhuận tràng sẽ hủy hoại hệ thần kinh và các cơ trong ruột, khiến chứng táo bón nặng hơn.
Hiện vẫn chưa xác định táo bón gây tổn thương thế nào và liệu có phải tổn thương có trước khi bị táo bón hay không. Nhưng có một điều chắc chắn, thuốc kích thích nhuận tràng là liệu pháp cuối cùng, khi tất cả những cách kích thích khác đều đã thất bại.
Một lý do khác dẫn đến táo bón mãn tính là thuốc dùng giảm đau, chống co giật, viên bổ sung chất sắt, canxi, thuốc kháng acid, thuốc chứa nhôm cacbonat và các loại liên quan. Táo bón ảnh hưởng đến dây thần kinh và cơ bắp trong ruột, nó làm tắc khiến phân đi qua rất chậm. Ung thư đại tràng trực tràng chủ yếu là do ruột già co lên, và nguyên nhân chính là do táo bón.
Kết luận:
Táo bón là căn bệnh phổ biến, hầu như ai cũng mắc. Tuy không quá phức tạp nhưng mọi người nên chú ý đến cơ chế của nó, nghiên cứu cách xử lý để không gặp các biến chứng nghiêm trọng không đáng có.
Dược sĩ Hưng
SANTAFE – XUA TAN NỖI LO TÁO BÓN
Xem chi tiết tại đây.
Bài viết liên quan
- Điều trị thoái hóa khớp với liệu pháp hay
- U xơ cổ tử cung và một số thông tin…
- Những điều cần biết về chứng nóng gan
- Phòng ngừa táo bón cho trẻ trong độ tuổi đi…
- Điều cần biết về bệnh Viêm loét dạ dày
- Nguyên nhân nào khiến trẻ bị thiếu cân?
- MỘT SỐ LOẠI THỰC PHẨM HỖ TRỢ CẢI THIỆN THỊ…
- Những vitamin và chất khoáng quan trọng nhất cho não
- Nguyên nhân khiến phụ nữ bị rụng tóc và ngứa…
- Cứng khớp do thiếu canxi