Thức ăn chứa các chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe con người, nhưng chúng cũng có thể chứa đựng những chất hóa học có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tật khác. Những chất hóa học này có thể là thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, phân bón, chất bảo quản, các loại gia vị, chất tạo màu, và chất béo, chất ngọt công nghiệp. Tất nhiên không hẳn tất cả những chất hóa học này đều có trong tất cả các loại thực phẩm.
Thuốc trừ sâu
Các loại hoa quả và rau củ có chứa thuốc trừ sâu có thể mang lại những nguy hiểm cho sức khỏe của con người ở tất cả mọi lứa tuổi. Nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học khoa Sức khỏe Cộng đồng của trường Đại Học Harvard được cống bố vào tháng 6 năm 2010, đã phát hiện ra rằng, tiếp xúc với photpho có thể dẫn đến rối loạn tăng động thiếu tập trung ở trẻ em. Khi con người tiếp xúc quá nhiều với các chất thuốc trừ sâu và thuốc diệt có nguy cơ tăng bệnh Parkinson, đặc biệt là ở những người trẻ tuổi.
Chất bảo quản
Các nhà sản xuất sử dụng các loại chất bảo quản như nitrit và sulfite trong thực phẩm chế biến sẵn để hạn chế sự phát triển của các loại vi khuẩn và kéo dài hạn sự dụng của thực phẩm. Tuy nhiên, những chất bảo quản nàu lại làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng. Nitrit là chất bảo quản phổ biến được sử dụng trong các loại thịt và cá đã qua chế biến để ngăn chặn vi khuẩn phát triển. Cơ thể con người chuyển đổi nitrit thành các chất gây ung thư được gọi là nitrosamine. Một số nghiên cứu cho thấy tiêu thụ hàm lượng lớn chất nitrosamine này làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày. Sulfite dùng để vảo quản hoa quả sấy khô, các loại nước ép trái cây, rượu bia, chất này có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh hen suyễn.
Chất tạo màu
Chất tạo màu làm tăng tính hấp dẫn của thực phẩm nhưng cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm. Trung tâm Khoa học vì Lợi ích Cộng đồng cho biết, một nhóm người ủng hộ người tiêu dùng, cho biết rằng, loại màu sắc caramel được dùng trong nhiều loại nước ngọt phổ biến có chứa hai chất hóa học là 2-methylimidazole và 4-methylimadazole, có thể gây ung thư phổi, gan, tuyến giáp và bệnh bạch cầu. Chất tạo màu thực phẩm như Vàng số 5, 6, và 10 và Đỏ số 40 có thể gia tăng nguy cơ làm trầm trọng hơn hành vi hiếu động của trẻ em.
Chất béo và chất làm ngọt
Công nghiệp sản xuất chất béo và chất làm ngọt phổ biến trong thực phẩm chế biến có thể làm hại đến sức khỏe của người tiêu dùng. Các nhà sản xuất sử dụng chất béo chuyển đổi – làm tăng nguy cơ mắc bệnh động mạch vành – trong bánh mì, bánh quy, bơ thực vật và bỏng ngô. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học Bang Lousiana tại Baton Rouge công bố trên “The American Journal of Clinical Nutrition” vào tháng 4 năm 2004, cho biết đường fructose có trong siro ngô, một chất làm ngọt được sử dụng trong nước giải khát, dầu trộn salad và các món tráng miệng có thể làm tăng nguy cơ béo phì và bệnh tiểu đường.
Kết luận:
Không phải hầu hết trong các loại thực phẩm nào mà người tiêu dùng sử dụng cũng có những chất hóa học trên. Tuy nhiên, mọi người cần tiêu dùng một cách thông minh, lựa chọn những loại thực phẩm sạch, hay ít hàm lượng các chất hóa học nhất để đảm bảo sức khỏe của mình và gia đình.
Dược sĩ Hưng
Giải Độc Gan An Bình
Gan tốt – Sức khỏe tốt
Xem chi tiết tại đây.
Bài viết liên quan
- Những vitamin và chất khoáng quan trọng nhất cho não
- Bệnh viêm phổi không điển hình ở trẻ
- Thiếu Oxy não là gì?
- Điều nên biết về U xơ tử cung
- Chăm sóc gan và một số điều cần lưu ý
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng thực phẩm
- Viêm khớp ngón tay cái
- Bệnh về gan gây cản trở khả năng đi lại
- Liệu ăn quá nhiều chất xơ có bị co thắt…
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng men vi sinh